Tấm gương của nhiều thế hệ trẻ

Trong số nhiều người khuyết tật vượt qua nghịch cảnh với nghị lực phi thường, tôi đặc biệt ấn tượng với thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký, một người không xa lạ với nhiều thế hệ học trò và bạn đọc Việt Nam. Thầy là tác giả của 36 cuốn sách, trong đó cuốn tự truyện “Tôi đi học” đã gieo vào lòng người đọc, nhất là các bạn trẻ thông điệp “hãy biết nuôi dưỡng ước mơ và trường lớp cùng những lời dạy của thầy cô sẽ là nền tảng giúp ta vươn lên trong cuộc sống”...

Nhà thầy nằm trong một con ngõ trên đường Phan Huy Ích, phường 12, quận Gò Vấp, TPHCM. Mỗi lần đến thăm thầy, tôi đều được tặng sách, đó là những “đứa con tinh thần” của thầy. Khi thì là những sách câu đố về vạn vật, đem đến góc nhìn mới lạ với thế giới xung quanh, khiến người đọc không chỉ nhíu mày, nhăn trán mà còn “ôm bụng cười bò”; khi lại là những cuốn tâm lý giáo dục, monggiáo dục nước nhà ngày càng tiến bộ, các em học sinh phát triển tốt, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn đời sống... Thật ngưỡng mộ! Mỗi lần như vậy, thầy đều trân trọng ký tặng, còn tôi đều tỏ sự khâm phục nhìn thầy dùng chân để ký. Ðiều này cho thấy ý chí cùng nghị lực và cả sức lực rất lớn nơi thầy, người đã dành cả đời cho sự nghiệp giáo dục, từng vinh dự nhận danh hiệu Nhà giáo ưu tú.

Tấm gương và sự tận tâm của thầy cho thấy nghị lực của một người vượt qua hoàn cảnh nghiệt ngã để vươn lên và đóng góp lợi ích cho cộng đồng. Nói đến thầy, nhiều người đều bày tỏ sự cảm phục. Những người học theo gương thầy Nguyễn Ngọc Ký vẫn kể câu chuyện: “4 tuổi, một cơn bệnh khiến thầy Ký bị liệt cả hai tay. Thương con, năm cậu bé Ký lên 6 tuổi, bố mẹ đưa vào lớp 1 với mong muốn con mình không thua kém những đứa trẻ khác. Ký rất buồn khi chỉ nghe cô giáo giảng bài mà không viết được như các bạn. Niềm khao khát được viết chữ đã buộc cậu nghĩ ra nhiều cách để viết cho bằng được. Thoạt đầu, cậu viết bằng miệng nhưng không thành. Thất bại! Một lần tình cờ nhìn thấy đàn gà bươi đất bằng chân, một ý nghĩ lóe lên trong đầu: “Sao mình không dùng chân để viết?”. Thế là, ngày này sang ngày khác, cậu kiên trì dùng chân để tập viết. Trải qua ba tháng với nhiều phen bị chuột rút đau điếng, cậu đã tự viết được bài học trên chiếc manh chiếu nhỏ trải ở nền góc lớp. Kết quả, cậu không những viết thành thạo mà còn viết rất đẹp, trở thành học sinh giỏi trong nhiều năm liền”.

Từ năm 2010, thầy bị suy thận giai đoạn 5, mỗi tuần chạy thận 3 lần. Nhìn thầy dùng chân làm việc với máy vi tính, ai nhìn cũng không khỏi xúc động! Bằng nghị lực phi thường, ông tìm nguồn vui sống trên những trang viết và giao lưu cùng học sinh, bạn đọc...Ông dành tâm tình vào những trang tự truyện. Nếu “Tôi đi học” được viết vào năm 1970 thì đến tháng 7.2017, ông cho ra mắt tập sách “Tâm huyết trao đời”. Ðây là tập cuối của bộ hồi ký về cuộc đời ông và cùng với cuốn “Tôi học đại học” (xuất bản tháng 9.2013) thành một bức tranh hoàn chỉnh gởi đến người đọc cả nước. Tôi đi học kể về hành trình tập viết bằng chân của cậu bé Nguyễn Ngọc Ký từ lúc chưa học lớp một đến khi trưởng thành, cùng với sự nhắn nhủ: “Không đỉnh cao nào không kề cận bên ta, khi ta biết thắng mình mỗi phút giây qua. Và, không có gì ngày mai không đạt được nếu hôm nay ta biết học hết mình”.Còn Tôi học đại học lại là lời tri ân ngọt ngào gởi đến các thầy cô, bạn bè khoa Ngữ văn - Ðại học Tổng hợp Hà Nội, đến những miền đất sâu nặng nghĩa tình đã rộng vòng tay cưu mang ông trong suốt bốn năm học sơ tán với bao gian nan thử thách. Trong Tâm huyết trao đời, là những câu chuyện giản dị được kể một cách chân thật, sinh động,có sức hấp dẫn và lay động mạnh mẽ. Mỗi chương là một cánh cửa, mở ra không gian rộng lớn, bao la trong tình người, tình đời và biển rộng tri thức, khiến người đọc hiểu thêm về tâm hồn và triết lý sống của tác giả, một người cởi mở, khiêm nhường, giàu yêu thương, đầy khát vọng, nhiệt huyết, nhiều sáng kiến và quyết tâm, truyền cảm hứng cho các thế hệ hướng về tương lai tươi sáng.

Tôi nhớ mãi những câu thầy Ký chia sẻ: “Cuộc đời tôi bất hạnh khi liệt đôi tay nhưng tôi may mắn gặp được những người có tấm lòng cao thượng, những thầy cô, bạn bè văn chương, các học trò thân yêu và những người phụ nữ nhân hậu”. Trong hoàn cảnh khắc nghiệt, người thầy giáo này nhìn thấy cuộc đời vẫn đẹp, vẫn “may mắn” vì có sự yêu thương và thầy đã chuyển tải tình yêu thương ấy qua những trang viết…

VĨNH LỘC

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Cứu khát
Cứu khát
Người ta thường nói “cứu đói” chứ ít ai nói “cứu khát”. Và từ “chết khát” thường được nghe như câu than đùa: “Chờ bạn lấy nước, tui chết khát từ lâu rồi!”…
Hãy nghĩ đến một cục băng...
Hãy nghĩ đến một cục băng...
“Hãy nghĩ đến một cục băng và giữ cho cái đầu mình tỉnh lạnh”. Đây là một trong những nghệ thuật “làm người Sparta mẫu mực” trong cuốn sách lịch sử hài hước “Người Hy Lạp huyền thoại” của Terry Deary.
Cái nhìn “ngoái lại”…
Cái nhìn “ngoái lại”…
Gia đình truyền thống với những liên hệ mật thiết, gắn kết trong mái ấm tình thân là chỗ dựa của con người trên đường đời. Qua những hình ảnh sinh động trong đời thường, càng thấy rõ vai trò tình thân như thế nào trong sâu thẳm những con...
Cứu khát
Cứu khát
Người ta thường nói “cứu đói” chứ ít ai nói “cứu khát”. Và từ “chết khát” thường được nghe như câu than đùa: “Chờ bạn lấy nước, tui chết khát từ lâu rồi!”…
Hãy nghĩ đến một cục băng...
Hãy nghĩ đến một cục băng...
“Hãy nghĩ đến một cục băng và giữ cho cái đầu mình tỉnh lạnh”. Đây là một trong những nghệ thuật “làm người Sparta mẫu mực” trong cuốn sách lịch sử hài hước “Người Hy Lạp huyền thoại” của Terry Deary.
Cái nhìn “ngoái lại”…
Cái nhìn “ngoái lại”…
Gia đình truyền thống với những liên hệ mật thiết, gắn kết trong mái ấm tình thân là chỗ dựa của con người trên đường đời. Qua những hình ảnh sinh động trong đời thường, càng thấy rõ vai trò tình thân như thế nào trong sâu thẳm những con...
Bóng mát cuộc đời
Bóng mát cuộc đời
Ai trong đời cũng cần những bóng mát cuộc đời. Ðó có thể là một bờ vai, một vòng tay yêu thương, một điểm tựa, niềm an ủi tinh thần từ những người thân, hoặc đôi khi từ một người mới quen biết có mối tri âm…
Thịt heo nấu chuối đậu
Thịt heo nấu chuối đậu
Một món dễ chế biến, được nhiều gia đình ở thôn quê ưa thích. Chị em nội trợ có thể làm để đổi món cho bữa cơm nhà thêm phần ngon miệng…
Sợi dây gắn kết đại gia đình trong vận động xã hội
Sợi dây gắn kết đại gia đình trong vận động xã hội
Xã hội không ngừng phát triển, sợi dây gắn kết quan hệ các đại gia đình, dòng họ Việt cũng có những biến dịch theo thời gian…
Khi thành phố ở sa mạc bị ngập
Khi thành phố ở sa mạc bị ngập
Tuần qua, những hình ảnh về một đô thị xa hoa của vùng sa mạc trên bán đảo Ả Rập bị ngập lụt nghiêm trọng đã khiến cả thế giới sửng sốt, dẫn đến những đồn đoán về nguyên nhân đằng sau vụ việc.
Vẫn hiện hữu nỗi lo
Vẫn hiện hữu nỗi lo
Gần đây các vụ ngộ độc thực phẩm tập thể liên tiếp xảy ra tại nhiều địa phương đã gióng lên nỗi lo về an toàn thực phẩm. Tính đến quý I/2024, cả nước đã ghi nhận 16 vụ, làm 659 người bị ngộ độc, trong đó có ba người...
Lớp cầu nguyện tại các giáo xứ, tại sao không?
Lớp cầu nguyện tại các giáo xứ, tại sao không?
Chuẩn bị cho Năm Thánh 2025 của Giáo hội hoàn vũ, trong Năm Cầu nguyện 2024 này, Ðức Thánh Cha Phanxicô sẽ thiết lập Trường Cầu Nguyện.