Trẻ sa vào tay kẻ bắt cóc?

Thời gian gần đây rộ lên thông tin về nạn bắt cóc trẻ con, nhất là lứa tuổi mẫu giáo khiến gia đình tôi hoang mang lo lắng cho hai con trai 5 tuổi và 7 tuổi. Biết rằng đâu thể cả ngày không rời mắt khỏi con, nên vợ chồng tôi thường chơi trò “sắm vai” với con về các tình huống: đi lạc, bị dụ lên xe với người lạ, ở nhà một mình có người hỏi thăm, gặp chó dữ, cháy nhà... Nhà tôi đã huấn luyện cho con đối phó với chuyện bị bắt cóc, dạy các con những nguyên tắc sống còn để phòng tránh nhưng cảm thấy vẫn chưa đủ. Xin hãy nói cụ thể về những việc trẻ phải làm khi đã sa vào tay bọn chúng.

(Một phụ huynh ở Trường Việt Anh Bình Dương)

Vài game show truyền hình thường cho người chơi 3 quyền trợ giúp khi không tìm được câu trả lời. Cũng như vậy, khi rơi vào tình huống nguy cấp, trẻ phải nhanh trí sử dụng ngay những “quyền” này để thoát hiểm và bảo toàn tính mạng.

Hỏi ý kiến khán giả

Khi bị đối tượng nắm chặt tay kéo đi, nếu bé sợ hãi đứng yên hoặc giằng co khóc lóc thì kẻ đó có thể che mắt đám đông bằng cách la mắng: “Đồ mất nết, mày trốn học đi chơi điện tử là sao, về nhà chết với ba mày”, “Mày dám ăn cắp tiền của bà nội đi chơi hả?”, “Khóc khóc cái gì, tao hết nói nổi mày!”... khiến người xung quanh tưởng là chuyện gia đình, cha mẹ đang dạy con nên không can thiệp. Con hãy tri hô to và rõ những câu gây chú ý: “Cháy! Cháy!” để chính kẻ bắt cóc cũng giật mình phân tán tư tưởng và người xung quanh đổ dồn ánh mắt vào con. Con hét to: “Cứu! Con bị người lạ bắt cóc”, “Đây không phải người nhà con!”, “Hãy chụp ảnh, quay phim giúp con”...

Đó là giây phút con có thể vùng chạy thoát, đến nơi đông người như quán ăn, nhà hàng, cửa hiệu, shop thời trang, văn phòng công ty... thường có gắn camera ghi hình. Vừa chạy vừa kêu cứu thật to. Đừng hét “á á á” mọi người tưởng con đang đùa nghịch và bỏ qua.

Nếu bị lôi đi, hãy ôm chặt vào vật gì vớ được trên đường như cánh cửa, cột điện, gốc cây, chân dù lớn, xe đẩy, bàn... Hành động ôm vào các nơi bám trụ dễ giúp “khán giả” phát hiện ra dấu hiệu khác thường và biết đâu họ có thể chặn đứng hành vi của kẻ bắt cóc.

Gọi điện cho người thân

Nhớ số điện thoại của người thân (cha, mẹ, người nhà) rồi tri hô thật lớn cho xung quanh: “Cô bác hãy gọi giúp con số... vì con đang bị bắt cóc!”.

Nếu chạy được vào nhà dân hoặc cửa hiệu, gọi điện thoại khẩn cấp cho gia đình.

Con có thể gọi tới số máy 1800 1567 để báo án, từ điện thoại của 63 tỉnh thành trên cả nước, con có thể gọi đến số này mà không cần bấm mã vùng và không phải trả tiền.

50/50

Nghĩa là có thể thắng có thể thua.

Nơi đông người, con bị chặn đường bắt cóc, hãy chạy về phía đám đông, ngược lại với chiều xe của hắn và tri hô thật lớn. Trường hợp bị người lạ ôm, hãy chống trả bằng cách dùng tay thọc vào mắt chúng, cắn vào cổ, vào tay, đạp mạnh vào mu chân chúng. Nếu bị ôm từ phía sau, bất ngờ dùng cùi chỏ thúc ngược vào ức, cằm, hạ bộ của đối phương...

Nếu đã bị đe dọa bằng vũ khí nơi vắng người, hãy tỏ ra ngoan ngoãn nghe lời, bí mật để lại dấu vết (chiếc giày dép, quần áo, dây buộc tóc, sách, vở,... trên đường, chỗ rẽ). Nói với kẻ bắt cóc những lời động lòng: “Tha cho con, con còn nhỏ mà. Cô chú đâu muốn làm điều ác. Ông cũng có cháu nhỏ mà...”. Dù khả năng được thả là rất thấp những vẫn nên thử để con có thêm thời gian bình tĩnh, chờ cơ hội sơ hở tìm cách thoát.

Nếu có người xuất hiện hoặc có nguy cơ bị xâm hại (ôm, đè, lột đồ, banh chân...) hãy tỏ ra sợ hãi cực độ và cố nôn oẹ, tiểu ra thậm chí “ị” ra quần càng tốt (dân gian vẫn nói “sợ vãi đái” mà lại). Đừng ngại bẩn thỉu, chúng thấy gớm sẽ chưa dám giở trò ngay và con có cơ may được dẫn vào nhà vệ sinh. Đó lại là cơ hội gặp người khác và gọi điện.

Người Trung Quốc có câu “Nói cho tôi biết thì tôi sẽ nhớ được một giờ, chỉ cho tôi thấy thì tôi sẽ nhớ được một ngày nhưng cho tôi tự tay làm thì tôi sẽ nhớ suốt đời”. Người lớn thỉnh thoảng nên đưa trẻ vào tình huống “nguy hiểm giả định” để bé được “văn ôn võ luyện”.

THẠC SĨ- BÁC SĨ LAN HẢI

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Để lòng tha thứ được nhân lên
Để lòng tha thứ được nhân lên
Thiên Chúa hằng dạy con người cần mở lòng tha thứ. Các tôn giáo cũng gặp nhau ở điều khuyên này: không chấp giữ nuôi dưỡng hận thù mà độ lượng, lấy nhân nghĩa hóa giải. Biết vậy, nhưng để thứ tha đâu có dễ…
Thật thì mới bền
Thật thì mới bền
Khi chọn bạn đời, cần tìm hiểu về những giá trị thực. Những thứ hào nhoáng, lấp lánh, ảo ảnh ban đầu rồi cũng biến mất khi “mặt nạ tình yêu rơi xuống”.
“Thượng đế” cũng khen… người bán hàng!
“Thượng đế” cũng khen… người bán hàng!
Thường thường, theo nếp “khách hàng là thượng đế”, người ta quen thấy cảnh đôi co trả giá, chê bai của khách và sự nhũn nhặn, mềm mỏng ân cần của chủ hàng. Nhưng không ít người hẳn cũng chứng kiến hiệu ứng đẹp khi khách khen sau lúc mua...
Để lòng tha thứ được nhân lên
Để lòng tha thứ được nhân lên
Thiên Chúa hằng dạy con người cần mở lòng tha thứ. Các tôn giáo cũng gặp nhau ở điều khuyên này: không chấp giữ nuôi dưỡng hận thù mà độ lượng, lấy nhân nghĩa hóa giải. Biết vậy, nhưng để thứ tha đâu có dễ…
Thật thì mới bền
Thật thì mới bền
Khi chọn bạn đời, cần tìm hiểu về những giá trị thực. Những thứ hào nhoáng, lấp lánh, ảo ảnh ban đầu rồi cũng biến mất khi “mặt nạ tình yêu rơi xuống”.
“Thượng đế” cũng khen… người bán hàng!
“Thượng đế” cũng khen… người bán hàng!
Thường thường, theo nếp “khách hàng là thượng đế”, người ta quen thấy cảnh đôi co trả giá, chê bai của khách và sự nhũn nhặn, mềm mỏng ân cần của chủ hàng. Nhưng không ít người hẳn cũng chứng kiến hiệu ứng đẹp khi khách khen sau lúc mua...
Vật giá “leo thang”, gia đình kiểm soát thế nào?
Vật giá “leo thang”, gia đình kiểm soát thế nào?
Không lạ khi chuyện tăng lương của người lao động cùng lạm phát đều đặn, đã kéo theo sự tăng giá của dịch vụ, hàng hóa. Không ít người vẫn mong giá cả bình ổn sao cho đồng lương tăng thực sự có giá trị.
Trìu mến những dòng thơ cha viết cho con
Trìu mến những dòng thơ cha viết cho con
Một tập thơ thiếu nhi xinh xắn của nhà thơ Lê Minh Quốc với tựa “Viết trên lá mới” vừa ra mắt, gợi nhiều xúc cảm cho độc giả yêu thơ, nhất là những người cha có con nhỏ.
Rào cản truyền giáo dưới góc nhìn của các tu sĩ
Rào cản truyền giáo dưới góc nhìn của các tu sĩ
Dù vậy, cuộc sống hiện nay đặt ra những rào cản khiến các tu sĩ nam nữ chưa thực hiện được việc truyền giáo đủ hiệu quả như mong muốn. Dưới đây là chia sẻ rất thật của một số vị về vấn đề này.
Nghĩ từ bộ phim “Hai Muối”
Nghĩ từ bộ phim “Hai Muối”
Khởi chiếu từ 30.8, hiện phim “Hai Muối” đang là tâm điểm ở các rạp trên toàn quốc. Phim không có những chi tiết giật gân, cũng không đẩy mâu thuẫn lên cao trào, nhưng vẫn thu hút đông đảo khán giả.
Đề xuất cách ly gấp 85 trẻ khỏi mái ấm Hoa Hồng
Đề xuất cách ly gấp 85 trẻ khỏi mái ấm Hoa Hồng
Chiều 4/9, Sở Lao động- Thương binh và Xã hội TP.HCM đã thông tin nhanh về vụ một số trẻ em tại Mái ấm Hoa Hồng bị bảo mẫu bạo hành, gây rúng động xã hội.
Thơm ngon thịt cá lóc đồng
Thơm ngon thịt cá lóc đồng
Ở những vùng quê, mùa mưa hay mùa nước nổi là thời gian thích hợp cho việc câu, bắt cá đồng. Trong “nhóm” cá đồng, cá lóc được nhiều người xếp vào hạng có thịt thơm ngon nhất.