Từ đời nọ đến đời kia

Ngày 20.11.2016, Cửa Năm Thánh Lòng Thương Xót (NTLTX) đã khép lại, kết thúc một Năm Thánh ngoại thường.

Mỗi Năm Thánh là dịp giúp các Kitô hữu hoán cải, hòa giải, hiệp thông hầu đón nhận ơn cứu độ của Thiên Chúa một cách đặc biệt. Riêng Năm Thánh 2016 là cơ hội suy niệm và cảm nghiệm sâu sắc về LTX Chúa được biểu lộ qua việc chữa lành các bệnh nhân được mang đến cho Ngài (Mt 14,14), cho đám đông được ăn no thỏa thuê chỉ với năm chiếc bánh và hai con cá (Mt 15,37), cứu sống người con trai duy nhất của bà góa thành Naim (Lc 7,15).

LTX Chúa cũng được biểu lộ qua các dụ ngôn về con chiên lạc (Mt 18, 12-14; Lc 15, 3-7), về đồng xu thất lạc (Lc 15, 8-10), về người cha và hai đứa con (Lc 15, 1-32), về tên đầy tớ gian ác (Mt 18, 32-33).

Như thế, LTX Chúa là những gì rất cụ thể như cho người đói ăn, người khát uống, người trần truồng có áo mặc, đón nhận người khách lạ, người hành hương, người đang thiếu thốn, người sa ngã, tha nợ nần, cứu chữa người bệnh, loan báo Tin Mừng cho người bị tù tội, chôn táng kẻ chết và được thể hiện nơi mọi “người khác” trong cuộc sống, không loại trừ một ai.

Bước chân vị chủ chăn Giáo hội trong NTLTX cũng đã thể hiện điều này trong hành trình thăm viếng nhà hưu dưỡng, cơ sở chăm sóc bệnh nhân sống đời thực vật, trung tâm cai nghiện, bệnh viện nhi, trung tâm trẻ sơ sinh, bệnh nhân giai đoạn cuối, linh mục hưu dưỡng, linh mục hồi tục, người tị nạn, làng SOS và các cơ sở tiếp nhận người tị nạn, bệnh nhân tâm thần, phụ nữ được giải cứu bởi nhiều hoàn cảnh áp bức.

Cùng với vị chủ chăn là 1071 Thừa sai LTX in dấu chân trên khắp mọi vùng miền được ủy quyền tha bất cứ hình phạt nào theo Giáo luật, từ tha vạ tuyệt thông chỉ dành riêng cho Tòa Thánh, cho tới các vạ tuyệt thông khác thường dành cho các giám mục bản quyền. Trong năm qua, hiển nhiên là với sự trợ giúp của các Thừa sai LTX, nhiều người đã có cơ hội hối cải trở về lãnh nhận các bí tích và hiệp thông với cộng đoàn.

Sứ giả LTX còn là các vị mục tử và các Kitô hữu ở khắp nơi trong đời sống thường nhật tại gia đình, trong họ đạo. Riêng với Giáo hội Việt Nam, đặc biệt trong NTLTX, cộng đoàn nào cũng có những hoạt động, những chương trình cụ thể đến với người nghèo, nâng đỡ người khó khăn, hướng về cộng đồng như bảo vệ môi trường, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm…

NTLTX giúp chúng ta cảm nghiệm sâu sắc về lòng thương xót của Chúa đối với nhân loại và từ cảm nghiệm này, mỗi người được thúc đẩy biến đổi để luôn trở nên khí cụ LTX trong suốt cuộc đời.

Cửa Năm Thánh ngoại thường đã khép lại, nhưng cửa tâm hồn và trái tim của mỗi Kitô hữu vẫn được mời gọi mở rộng để LTX tiếp tục lan tỏa như cảm nghiệm của Mẹ Maria trong lời kinh Magnificat : “Lượng từ ái trải qua từ đời nọ đến đời kia, hằng bao bọc những ai kính sợ Người”.

Trong tâm tình này, ngay khi Năm Thánh ngoại thường vừa kết thúc, ĐTC Phanxicô đã ban hành Tôngthư“Misericordiaet misera”(Lòng thương xót và nỗi khốn cùng) để Giáohội tiếp tục sống lòng thương xóttrong một thế giới hiện có quá nhiều tổn thương về vật chất cũng như tinh thần.

HOÀNG ANH

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Ðức Mẹ Banneux, Mẹ của người nghèo
Ðức Mẹ Banneux, Mẹ của người nghèo
Giữa không gian yên bình bên dòng sông Sài Gòn ở phường Hiệp Bình Chánh, thành phố Thủ Đức, trong không gian dòng Đức Mẹ Người Nghèo, tượng “Đức Mẹ Của Người Nghèo” (còn gọi là Đức Mẹ Banneux) đã trở thành một điểm thu hút đông đảo giáo dân.
Gió thổi chữ, gieo tình
Gió thổi chữ, gieo tình
Họ là những người trẻ, những tâm hồn khao khát sẻ chia, không ngại cản trở địa lý, đã mang con chữ đến với những đứa trẻ vùng cao…
Người lật lại lịch sử và đối thoại với kính màu nhà thờ
Người lật lại lịch sử và đối thoại với kính màu nhà thờ
Từ những công trình mới đồ sộ đến các dự án phục chế tranh kính trăm năm tuổi, Hồ Vương đã góp phần thổi hồn vào không gian linh thiêng tại nhiều giáo xứ trong và ngoài nước.
Ðức Mẹ Banneux, Mẹ của người nghèo
Ðức Mẹ Banneux, Mẹ của người nghèo
Giữa không gian yên bình bên dòng sông Sài Gòn ở phường Hiệp Bình Chánh, thành phố Thủ Đức, trong không gian dòng Đức Mẹ Người Nghèo, tượng “Đức Mẹ Của Người Nghèo” (còn gọi là Đức Mẹ Banneux) đã trở thành một điểm thu hút đông đảo giáo dân.
Gió thổi chữ, gieo tình
Gió thổi chữ, gieo tình
Họ là những người trẻ, những tâm hồn khao khát sẻ chia, không ngại cản trở địa lý, đã mang con chữ đến với những đứa trẻ vùng cao…
Người lật lại lịch sử và đối thoại với kính màu nhà thờ
Người lật lại lịch sử và đối thoại với kính màu nhà thờ
Từ những công trình mới đồ sộ đến các dự án phục chế tranh kính trăm năm tuổi, Hồ Vương đã góp phần thổi hồn vào không gian linh thiêng tại nhiều giáo xứ trong và ngoài nước.
Kỷ niệm ngày thành lập giáo xứ, nên làm gì?
Kỷ niệm ngày thành lập giáo xứ, nên làm gì?
Năm 2025, Giáo hội Công giáo Việt Nam sống trong niềm vui đặc biệt, mừng Năm Thánh thường lệ thứ 27 của Giáo hội hoàn vũ và không ít giáo xứ kỷ niệm 50, 60, hay 70 năm thành lập.
Ngôi thánh đường lưu dấu niềm tin và ký ức
Ngôi thánh đường lưu dấu niềm tin và ký ức
Thánh đường giáo xứ Ðức Bà Hòa Bình (Quận 1, TPHCM) là một trong những ngôi nhà thờ đặc biệt của cộng đồng người Hoa tại Sài Gòn.
Mất mát lớn của nền thánh nhạc Việt Nam
Mất mát lớn của nền thánh nhạc Việt Nam
12 giờ trưa ngày 17.6.2025, linh mục Phêrô Nguyễn Kim Long, được người Công giáo Việt Nam quen gọi là linh mục nhạc sĩ Kim Long, đã được Chúa gọi về, khép lại hành trình 84 năm trên trần thế, trong đó có 57 năm sống đời linh mục.
Lễ kỷ niệm 50 năm linh mục của cha Inhaxiô Hồ Văn Xuân
Lễ kỷ niệm 50 năm linh mục của cha Inhaxiô Hồ Văn Xuân
Sáng ngày 18.6.2025, tại nhà nguyện Đại Chủng viện Thánh Giuse Sài Gòn, thánh lễ mừng kỷ niệm 50 năm linh mục của cha Inhaxiô Hồ Văn Xuân, Tổng Đại diện TGP TPHCM
Linh mục nhạc sĩ Kim Long về với Chúa
Linh mục nhạc sĩ Kim Long về với Chúa
Linh mục Phêrô Nguyễn Kim Long (nhạc sĩ Kim Long), đại thụ của nền thánh nhạc Việt Nam đã được Chúa gọi về vào 12 giờ trưa ngày 17.6.2025, hưởng thọ 84 tuổi với 57 năm linh mục.
Sứ điệp của Đức Giáo Hoàng Lêô XIV nhân ngày Thế giới Người nghèo năm 2025
Sứ điệp của Đức Giáo Hoàng Lêô XIV nhân ngày Thế giới Người nghèo năm 2025
Nghèo đói có những nguyên nhân mang tính cơ cấu cần được giải quyết và xóa bỏ. Trong khi chờ điều đó xảy ra, tất cả chúng ta được mời gọi kiến tạo những dấu chỉ mới của niềm hy vọng, những dấu chỉ làm chứng cho tình bác ái...