Từ việc tăng, giảm nguồn nhân lực trong Giáo hội

Vatican vừa công bố thống kê về nhân lực trong Giáo hội. Số tín hữu gia tăng ở những vùng truyền giáo, nhưng lại giảm ở Âu châu. Số nữ tu và chủng sinh giảm. Châu Âu, từ lâu được coi là trung tâm của Giáo hội Công giáo, tiếp tục sụt giảm nghiêm trọng về số lượng linh mục, trong khi châu Phi và châu Á lại tăng trưởng đáng kể… Trước mức giảm tu sĩ và linh mục, chủng sinh nói chung thì số thừa sai giáo dân và giáo lý viên lại tăng… 

Sự tăng giảm nguồn nhân lực gợi lên điều gì nơi bạn?

VUI MỪNG VỚI NHỮNG TÍN HIỆU LẠC QUAN

Bà Vũ Thị Út.jpg (67 KB)

Bà Vũ Thị Út (Giáo xứ Hòa Nam, GP Đà Lạt): Có dịp xem qua bảng số liệu thống kê về số người Công giáo trên thế giới của Bộ Loan báo Tin Mừng, tôi vui mừng trước những con số gia tăng về tín hữu Công giáo, số giám mục giáo phận và giám mục dòng trên thế giới, phó tế vĩnh viễn, thừa sai giáo dân và giáo lý viên. Riêng số nam nữ tu sĩ có chiều hướng sụt giảm ở các nơi tuy số lượng nhiều ít khác nhau. Gia đình tôi có con gái là nữ tu và trong dòng họ cũng có linh mục, tu sĩ nam nữ. Người đi trước cố gắng nêu gương, khuyến khích con cháu tìm hiểu ơn gọi tu trì, nhưng trong chục năm qua vẫn chưa có thêm ơn gọi mới. Nơi dòng con tôi tu học, những đợt giới thiệu ơn gọi quy tụ trên dưới 500 bạn trẻ, nhưng chỉ có khoảng vài chục người đăng ký vào dòng tu tập. Tuy nhiên, thực tế vẫn có những gia đình có con trai độc nhất đi tu, con trai song sinh đều làm linh mục, hay gia đình có 3-5 người theo ơn gọi thánh hiến. Điều đó cho thấy một khi gia đình góp phần vun trồng ơn gọi hiến thân, thì vẫn tạo nên điều tích cực.

CHẤT LƯỢNG VÀ SỐ LƯỢNG

Truong Quynh giao.jpg (141 KB)

Chị Trương Quỳnh Giao (Giáo xứ Mẫu Tâm, TGP TPHCM): Giáo hội có gần 1.4 tỷ tín hữu Công giáo trên toàn cầu. Con số này đã khiến tôi suy ngẫm. Đằng sau con số thống kê ấy, ẩn chứa bao nhiêu tâm hồn thực sự tin yêu và phó thác vào Chúa? Cha xứ tôi, trong bài giảng đã đặt ra câu hỏi: “Có bao nhiêu người trong chúng ta thực sự sống trọn vẹn đức tin, hay đơn thuần chỉ là kế thừa đức tin từ thế hệ trước?”, đã thôi thúc tôi suy nghĩ về vai trò của mỗi người trong việc nuôi dưỡng và phát triển đức tin của mình. Con đường mà mỗi người chúng ta phải đi thì đa dạng, quan trọng là có sẵn lòng đáp lại lời mời gọi ấy và kiên trì bước đi trên con đường đó hay không.

ĐỒNG HÀNH CÙNG XÃ HỘI, NHẤT LÀ NGƯỜI YẾM THẾ

Lê Thị Phương CT'.jpg (85 KB)

Bà Lê Thị Phương (Giáo xứ Bình Thủy, GP Cần Thơ): Bảng thống kê của Giáo hội có đề cập Công giáo điều hành, phụ trách 74.322 trường mẫu giáo; 102.189 trường tiểu học; 50.851 trường trung học; 5.420 bệnh viện… Theo tôi, đây là bằng chứng sống động về một Hội Thánh đang hiệp hành với xã hội để cùng bước đi, cùng trách nhiệm trong các lĩnh vực giáo dục, y tế, xã hội. Điều này cũng có nghĩa là nhịp sống của những tín hữu đó đây có sự cởi mở, hòa nhập với mọi thành phần khác. Tại Việt Nam, có thể thấy rõ điều này qua việc dấn thân ở lĩnh vực giáo dục của các nữ tu phục vụ trường mẫu giáo; các trường nghề Công giáo hay trung tâm nuôi dạy trẻ khuyết tật, cơ sở đào tạo nghề… Trong lĩnh vực y tế, nhiều bác sĩ, y sĩ xuất thân là các tu sĩ. Các dòng tu cũng tham gia chăm sóc người bị HIV-AIDS, trẻ tự kỷ, nuôi dưỡng người già, neo đơn… Nhờ sự dấn thân vào xã hội, Giáo hội đã góp phần làm vơi bớt những lao nhọc, muộn phiền, đau đớn về thể xác lẫn tinh thần cho xã hội nói chung, cộng đồng phục vụ nói riêng.

CẦN Ý THỨC HƠN VỀ VAI TRÒ TÔNG ĐỒ GIÁO DÂN CỦA MÌNH

Tran Thanh sang .jpeg (97 KB)

Anh Trần Thanh Sang (Giáo xứ Thanh Sơn, GP Xuân Lộc): Số lượng Kitô hữu và tu sĩ ở Âu châu đang giảm đáng kể được giải thích là do sự thế tục hóa và suy giảm niềm tin tôn giáo, cũng như chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ các giá trị tự do, chủ nghĩa cá nhân và phát triển khoa học kỹ thuật, khiến người dân ngày càng xa rời đức tin. Đời sống tu sĩ, linh mục vốn đòi sự những ràng buộc nhất định, các chuẩn mực đời tu khắt khe; tuy vậy, trong bối cảnh một xã hội ưu tiên tự do cá nhân và hưởng thụ vật chất, đã trở nên kém hấp dẫn đối với nhiều người trẻ. Ở nhiều quốc gia tại Phi châu, Công giáo phát triển mạnh mẽ nhờ vào hoạt động truyền giáo từ thế kỷ trước và hiện nay tiếp tục thu hút người dân nhờ vào các giá trị cộng đồng và tinh thần. Tại Á châu, các quốc gia như Philippines, Hàn Quốc và Việt Nam, số lượng tu sĩ vẫn tăng nhờ vào sự ủng hộ của gia đình và xã hội. Việc suy giảm tu sĩ ở phương Tây là tín hiệu buồn nhưng bù lại ở những nơi khác Giáo hội lại phát triển mạnh mẽ. Nếu mỗi cá nhân người Công giáo đều ý thức vai trò truyền giáo của mình, thì Nước Chúa sẽ mở rộng với mọi người.

LAN TỎA ĐỨC TIN BẰNG ĐỜI SỐNG CỦA MÌNH

Chị Maria Dao Đặng.jpg (123 KB)

Chị Maria Dao Đặng (Giáo xứ Đức Mẹ La Vang, Tiểu bang Oregon, Mỹ): Số lượng người Công giáo ở châu Âu giảm 474.000 người. Ở các nước phương Tây, nhiều nhà thờ Công giáo cũng dần bị đóng cửa, là một thực tế đáng buồn. Giữa nhịp sống công nghiệp hối hả của xứ người, chúng tôi cố gắng giữ kết nối với cộng đồng giáo dân địa phương, với hội đồng hương, động viên nhau cùng đi tham dự thánh lễ hằng tuần. Chia sẻ các câu chuyện hội nhập, tặng nhau chút rau trái tự trồng được hoặc mấy món đặc sản quê nhà gởi sang… cũng là cách để mọi người xung quanh gần gũi nhau, dễ nhìn thấy và thiện cảm với một gia đình Công giáo hơn. Một đời sống đức tin đẹp, tích cực và tử tế với cộng đồng bằng các hoạt động cụ thể sẽ giúp lan tỏa hương hoa cho cuộc đời. Cũng vậy, sống tốt và nuôi dưỡng đức tin cho bản thân và con cái, họ hàng thân thích… chính là một hình thức để chúng tôi “tái truyền giáo” cho nhau, tuy đơn giản nhất nhưng thiết thực.

 

Từ khoá:
Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Bạn trẻ với  đại hội giới trẻ
Bạn trẻ với đại hội giới trẻ
Không ít bạn trẻ sau khi tham dự đại hội đã khám phá ra ơn gọi của mình, và đã thay đổi định hướng cuộc đời.
Người trẻ làm gì để truyền giáo?
Người trẻ làm gì để truyền giáo?
Trong Tông huấn Christus Vivit, Ðức Thánh Cha Phanxicô đã nhấn mạnh: “Người trẻ không chỉ là tương lai mà còn là hiện tại của Giáo hội. Người trẻ đang làm phong phú thế giới bằng những đóng góp của họ”.
Luce Biểu tượng của hy vọng từ trái tim
Luce Biểu tượng của hy vọng từ trái tim
Trước thềm Năm Thánh 2025, Tòa Thánh Vatican đã cho ra mắt một nhân vật biểu tượng hoạt hình với hình ảnh vui tươi, đại diện cho Năm Thánh sắp tới của Giáo hội Công giáo hoàn vũ.
Bạn trẻ với  đại hội giới trẻ
Bạn trẻ với đại hội giới trẻ
Không ít bạn trẻ sau khi tham dự đại hội đã khám phá ra ơn gọi của mình, và đã thay đổi định hướng cuộc đời.
Người trẻ làm gì để truyền giáo?
Người trẻ làm gì để truyền giáo?
Trong Tông huấn Christus Vivit, Ðức Thánh Cha Phanxicô đã nhấn mạnh: “Người trẻ không chỉ là tương lai mà còn là hiện tại của Giáo hội. Người trẻ đang làm phong phú thế giới bằng những đóng góp của họ”.
Luce Biểu tượng của hy vọng từ trái tim
Luce Biểu tượng của hy vọng từ trái tim
Trước thềm Năm Thánh 2025, Tòa Thánh Vatican đã cho ra mắt một nhân vật biểu tượng hoạt hình với hình ảnh vui tươi, đại diện cho Năm Thánh sắp tới của Giáo hội Công giáo hoàn vũ.
Nhà chờ Phục Sinh để người chết được “nhẹ nhàng” và người sống được thoải mái
Nhà chờ Phục Sinh để người chết được “nhẹ nhàng” và người sống được thoải mái
Tại Việt Nam, việc lưu giữ tro cốt của các tín hữu đã qua đời ở Nhà chờ Phục Sinh tại các xứ đạo, từ lâu là một truyền thống tốt đẹp, vừa theo đúng tinh thần của Hội Thánh, vừa mang nét văn hóa tâm linh đặc trưng của...
Từ việc tăng, giảm nguồn nhân lực trong Giáo hội
Từ việc tăng, giảm nguồn nhân lực trong Giáo hội
Vatican vừa công bố thống kê về nhân lực trong Giáo hội. Số tín hữu gia tăng ở những vùng truyền giáo, nhưng lại giảm ở Âu châu. Số nữ tu và chủng sinh giảm.
Bài giảng lễ cần súc tích và đừng kéo dài lê thê
Bài giảng lễ cần súc tích và đừng kéo dài lê thê
Mới đây, trong buổi tiếp kiến chung sáng thứ Tư ngày 12.6.2024, Ðức Thánh Cha  Phanxicô một lần nữa nhắc nhở các linh mục giảng thuyết: “Bài giảng phải ngắn gọn: một suy tư, cảm thức, một điểm nhấn để hành động và cách thực hiện.
Hiệp thông với 7 tội Giáo hội xin Chúa tha thứ
Hiệp thông với 7 tội Giáo hội xin Chúa tha thứ
Dõi theo tiến trình Thượng Hội đồng Giám mục Thế giới đang diễn ra tại Roma, nhiều người có những tâm tình hiệp thông trước việc Giáo hội nhìn nhận tội lỗi và xin Chúa tha thứ trong ngày khai mạc khóa họp.
Điều đọng lại ở các trung tâm hành hương kính Ðức Mẹ
Điều đọng lại ở các trung tâm hành hương kính Ðức Mẹ
Với mỗi tín hữu, viếng thăm các trung tâm hành hương kính Ðức Mẹ dường như không còn là chuyện xa lạ. Trong lòng từng người, ắt cũng sẽ có những ấn tượng khó phai với một vài nơi chốn thiêng liêng ấy…
Người Công giáo trả lời “câu hỏi khó” từ người ngoại đạo
Người Công giáo trả lời “câu hỏi khó” từ người ngoại đạo
Ðạo Công giáo có những vấn đề đặc thù mà có thể người ngoài Công giáo chưa thể hiểu ngay. Không chỉ giữ đạo thật tốt, mỗi giáo dân còn phải bồi đắp kiến thức để hiểu sâu sắc về đạo, cũng như có thể dễ dàng trả lời những...