Assisi: Máng cỏ giữa lòng thuyền

1. Thánh đường Phanxicô ở Assisi, một thị trấn trong miền Umbria giữa lòng nước Ý, là nơi Thánh Phanxicô chào đời (1181 hay 1182) và cũng là nơi Thánh trở về với Chúa (1226).

Khởi công xây dựng năm 1228, thánh đường Phanxicô ở Assisi là một trong những điểm hành hương quan trọng nhất đối với người Công giáo khi đặt chân đến nước Ý. Ngôi thánh đường lịch sử này vào năm 2000 đã được UNESCO xếp hạng là Di sản Thế giới. Vào chiều Chúa nhật 6 tháng 12 năm 2015, nơi đây đã có một sự kiện mang nhiều ý nghĩa.

2. Chiều hôm ấy, qua màn ảnh truyền hình cực lớn, mọi người thấy rõ trong lúc đang ngồi tại Vatican, Đức Phanxicô đã tự tay thắp một ngọn đèn dầu dùng làm nến (oil candle). Ngay đúng lúc đó, cây thông Giáng Sinh đặt tại quảng trường trước ngôi thánh đường Phanxicô ở Assisi cũng được thắp sáng. Nghi thức này có tính cách biểu tượng, hàm ý mang đến hy vọng cho những thuyền nhân di dân và tỵ nạn.

Để chuyển tải ý nghĩa biểu tượng đó, dưới gốc cây thông xanh ngắt ở Assisi không bày biện những hộp quà Giáng Sinh màu sắc rực rỡ như hình ảnh truyền thống ai ai cũng quen mắt; thay vào đó là một thuyền gỗ của ngư dân Bắc Phi. Con thuyền dài bảy mét, chính là con thuyền mà một nhóm chín người tỵ nạn hồi năm 2014 đã dùng, để từ bờ biển nước Tunisia (cực Bắc châu Phi), họ mạo hiểm tính mạng vượt qua Địa Trung Hải, tìm tới hòn đảo Lampedusa thuộc nước Ý. Trên boong thuyền là một khoang vuông vắn, trong đó đặt máng cỏ với Chúa Hài đồng…

Từ Vatican ĐGH Phanxicô thắp sáng cây thông Giáng Sinh ở Assisi

3. Tại Assisi, được mời tham dự thánh lễ thắp sáng cây thông Giáng Sinh nói trên là ba mươi mốt người tỵ nạn đã rời khỏi bốn nước Afghanistan, Cameroon, Nigeria, và Syria. Những người này đang được cơ quan Caritas ở Assisi giúp đỡ. Nhân dịp này, Công quản đường sắt của Ý và Hải quân nước này đã phân phát đồ chơi cho các gia đình có nhu cầu.

Hôm ấy, sau phần nghi thức, Đức Giáo hoàng Phanxicô đã nói chuyện với những người tham dự. Đáng lưu ý, theo văn bản tiếng Anh do Đài phát thanh Vatican chánh thức phổ biến,([1]) Đức Phanxicô đã gọi những người rời bỏ quê hương vượt qua Địa Trung Hải tìm đến châu Âu là “người tỵ nạn” (refugees), chứ không dùng hai chữ “di dân” (migrants) như một uyển ngữ. Đức Phanxicô đã nói như sau:

“Khi nhìn chiếc thuyền đó… [chúng ta thấy] Đức Giêsu luôn luôn ở cùng chúng ta, ngay cả trong những giờ phút khó khăn. Biết bao anh chị em đã chết đuối ngoài biển khơi! Giờ đây họ đang ở với Chúa. Nhưng Chúa đến để cho chúng ta hy vọng, và chúng ta phải nắm lấy hy vọng này. Chúa đến để nói với chúng ta rằng, Chúa mạnh mẽ hơn sự chết, mạnh hơn bất kỳ tội ác nào; Chúa giàu lòng thương xót, đầy đức từ bi; và mùa Giáng Sinh này Cha mời gọi các con hãy mở tấm lòng các con ra để xót thương và tha thứ. Tuy nhiên, tha thứ những vụ tàn sát, giết chóc thì chẳng dễ dàng đâu. Chẳng dễ chi đâu!

Cha muốn cảm ơn [các thành viên đội] Tuần duyên: những người nam, người nữ thiện hảo. Cha cảm ơn các con, vì các con đã là khí cụ của niềm hy vọng để đưa chúng ta tới bên Đức Giêsu. Các con, ở giữa chúng ta, các con đã là những người gieo trồng các hạt giống hy vọng, hy vọng Đức Giêsu. Cảm ơn con, Antonio, con và tất cả những đồng đội của con và tất cả những gì mà nước Ý này đã nhận được rất dồi dào: Miền Nam nước Ý là một tấm gương đoàn kết cho toàn thế giới! Đối với mọi người nhìn vào máng cỏ, họ đều có thể thưa với Đức Giêsu như sau: ‘Con cũng đã phụ giúp một tay bởi vì Chúa là một dấu chỉ của lòng hy vọng’.

Còn đối với tất cả những người tỵ nạn, Cha nói một lời thôi, lời của đấng tiên tri: Hãy ngẩng đầu lên, Chúa đến gần rồi. Và [đến cùng] với Chúa là sức mạnh, cứu độ, và hy vọng. Có thể con tim thì buồn đau, nhưng hãy ngẩng cao đầu lên trong niềm hy vọng Chúa”.

Máng cỏ giữa lòng thuyền

4. Cho tới năm 2015 đã có hơn chín trăm ngàn người tỵ nạn và di dân vượt qua Địa Trung Hải để tìm tới châu Âu, đất hứa của họ. Trong số đó có nhiều người đã phải ra đi để thoát khỏi cuộc chiến tranh và cơn bách hại đang diễn ra tại Trung Đông. Trước thực trạng mang tính vấn nạn thách thức cả thế giới loài người thời nay, Đức Giáo hoàng Phanxicô luôn nhắc đi nhắc lại lời kêu gọi mọi người hãy mở lòng nhân ái trước làn sóng nhập cư và ứng xử với người tỵ nạn cũng như người nhập cư bằng đức ái Kitô, như Phúc âm đã chép: “Hãy chia sẻ với những người trong dân thánh đang lâm cảnh thiếu thốn, và ân cần tiếp đãi khách đến nhà” (Rôma 12:13); “Hãy tiếp đón nhau mà không lẩm bẩm kêu ca”. (1 Phêrô 4:9).

Liên hệ tới vấn đề người di dân và tỵ nạn, Đức Phanxicô có lần hàm ý nhắc tới lời Đức Giêsu (Matthêu 25) khi kết luận một thông điệp của ngài phổ biến tại Vatican ngày 12-9-2015 như sau: “Ở trung tâm điểm của Phúc Âm tình thương, sự gặp gỡ và chấp nhận người khác quyện lẫn với sự gặp gỡ và chấp nhận chính Thiên Chúa. Chào đón những người khác có nghĩa là chào đón Thiên Chúa trong xác thể con người!” ([2])

5. Sự kiện ở Assisi hôm đầu tháng này, khi mùa Giáng Sinh đang đến gần, có thể nói là một thông điệp tình thương mang tính đặc thù của một thời đại mà thân phận con người mỏng dòn đang phải đối mặt từng ngày từng giờ từng phút từng giây với cái ác và những bạo lực hung tàn đua nhau bùng phát trên bình diện rộng lớn.

Con người thời nay nghĩ gì, thấm thía được lý lẽ gì, một khi máng cỏ của Chúa Hài đồng không còn là máng ăn rơm rạ của gia súc hiền lành nơi hang đá như hình ảnh truyền thống bền bỉ suốt hai thiên kỷ đã qua?

Vâng, vì sao mà ở đầu thiên niên kỷ thứ ba này, thay vì một một máng cỏ, “cái nôi” của hài đồng Kitô ở Assisi lại phải đặt giữa lòng con thuyền mỏng manh trên đại dương bão táp?

6. Khủng hoảng tài chánh, khủng hoảng môi sinh, khủng hoảng lương thực, và khủng hoảng chi chi đi nữa... Tất cả đều nguy hiểm và đe dọa, nhưng tất cả những thứ khủng hoảng ấy đều chưa đáng sợ bằng khủng hoảng tình người, khủng hoảng con tim!

Tháng Mười Hai rồi sẽ hết sau lễ Giáng Sinh để thế giới cùng đón chào năm mới 2016. Ngày 17 tháng Một năm 2016 ở phần lớn các nước cũng là Ngày Thế giới Di dân và Người tỵ nạn (the World Day for Migrants and Refugees).([3]) Thế thì, trong bối cảnh ấy, con-thuyền-máng-cỏ ở Assisi quả thật có thể được xem là một thông điệp vô ngôn, một thông điệp bằng vật thể hữu hình nhưng lại truyền đi một ý nghĩa biểu tượng rất sâu sắc và rất lớn lao cho lương tâm thời đại.

Huệ Khải

______________________________________________________________

1http://en.radiovaticana.va/news/2015/12/06/pope_francis_remotely_lights_nativity_scene_in_assisi/1192288

2w2.vatican.va/content/francesco/en/messages/migration/documents/papa-francesco_20150912_world-migrants-day-2016.html.

3Riêng ở Hoa Kỳ, người ta tổ chức Tuần lễ Di dân Quốc gia (National Migration Week) từ ngày 4 tới 9 tháng Một dương lịch.

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Sợi dây liên kết các thành viên gia đình
Sợi dây liên kết các thành viên gia đình
Lúc nhỏ, các con quây quần bên cha mẹ. Lớn lên, mỗi người ra đời làm việc, lập gia đình, ra riêng cho mái ấm nhỏ của mình. Làm sao để giữ mối dây tình thân đó dù có xa cách, thậm chí đến nửa vòng trái đất?
Khoảng cách phố - quê  ngày càng gần hơn...
Khoảng cách phố - quê ngày càng gần hơn...
Khái niệm thành thị và thôn quê ngày nay có khi khó phân biệt khi cơ sở hạ tầng phát triển từng ngày, cùng với đó là sức lan tỏa mạnh mẽ của hàng hóa, dịch vụ…
Nhường tới mức độ nào?
Nhường tới mức độ nào?
Nhiều người cho rằng thiên nhiên rất tàn khốc, tuân theo quy luật “cá lớn nuốt cá bé”, “mạnh được, yếu thua”. Thật ra đó chỉ là một khía cạnh của thế giới tự nhiên, khi nhiều động thực vật phải ăn loài khác để sinh tồn.
Sợi dây liên kết các thành viên gia đình
Sợi dây liên kết các thành viên gia đình
Lúc nhỏ, các con quây quần bên cha mẹ. Lớn lên, mỗi người ra đời làm việc, lập gia đình, ra riêng cho mái ấm nhỏ của mình. Làm sao để giữ mối dây tình thân đó dù có xa cách, thậm chí đến nửa vòng trái đất?
Khoảng cách phố - quê  ngày càng gần hơn...
Khoảng cách phố - quê ngày càng gần hơn...
Khái niệm thành thị và thôn quê ngày nay có khi khó phân biệt khi cơ sở hạ tầng phát triển từng ngày, cùng với đó là sức lan tỏa mạnh mẽ của hàng hóa, dịch vụ…
Nhường tới mức độ nào?
Nhường tới mức độ nào?
Nhiều người cho rằng thiên nhiên rất tàn khốc, tuân theo quy luật “cá lớn nuốt cá bé”, “mạnh được, yếu thua”. Thật ra đó chỉ là một khía cạnh của thế giới tự nhiên, khi nhiều động thực vật phải ăn loài khác để sinh tồn.
Khi quá khứ “kết tủa” thành vốn tinh thần
Khi quá khứ “kết tủa” thành vốn tinh thần
Sống tốt đẹp, biết trân trọng tình cảm cùng các giá trị cao quý trong cuộc đời, đến khi nhìn lại quá khứ, ta sẽ hạnh phúc khi nhận ra sự “kết tủa” từng kỷ niệm, trải nghiệm để thành một nguồn vốn tinh thần quý giá.
Cứu khát
Cứu khát
Người ta thường nói “cứu đói” chứ ít ai nói “cứu khát”. Và từ “chết khát” thường được nghe như câu than đùa: “Chờ bạn lấy nước, tui chết khát từ lâu rồi!”…
Nước mát thảo mộc kiểu Hội An
Nước mát thảo mộc kiểu Hội An
Thanh mát lại không hề đắt đỏ hay khó nấu, món nước mát thảo mộc theo công thức của nhiều hàng nước nổi tiếng ở đất Hội An thực sự là công thức hay nên lưu lại.
Chất lượng sống và bài toán giữ gìn nếp xưa
Chất lượng sống và bài toán giữ gìn nếp xưa
Làm sao để nâng cao chất lượng sống, điều đó đòi hỏi phải có nỗ lực của mỗi cá nhân, gia đình, cộng đồng và xã hội.
Cái nhìn “ngoái lại”…
Cái nhìn “ngoái lại”…
Gia đình truyền thống với những liên hệ mật thiết, gắn kết trong mái ấm tình thân là chỗ dựa của con người trên đường đời. Qua những hình ảnh sinh động trong đời thường, càng thấy rõ vai trò tình thân như thế nào trong sâu thẳm những con...
Thịt heo nấu chuối đậu
Thịt heo nấu chuối đậu
Một món dễ chế biến, được nhiều gia đình ở thôn quê ưa thích. Chị em nội trợ có thể làm để đổi món cho bữa cơm nhà thêm phần ngon miệng…