Bánh

(Chúa nhật XIX TN - năm B - Ga 6,41-51)

“Chúa Giêsu nói: Tôi là bánh từ trời xuống” (Ga 6,41)

Thành phần căn bản của bữa ăn thời Kinh Thánh là bánh. Bánh thánh được thường xuyên thay thế tại nơi thánh, tại Nhà Tạm hay Đền Thờ. Chúa Giêsu tự nhận mình là “Bánh trường sinh” (Ga 6,35) “Bánh từ trời xuống” (6,41).

thanhthe.jpg (29 KB)

Bánh là thành phần căn bản của bữa ăn, nên chúng ta cầu nguyện: “Xin Cha cho chúng con lương thực hằng ngày” (panem nostrum quotidianum), (Lc 11,3; x. St 14,18). Abraham mang bánh tiếp ba vị khách (St 18,5). Esau bán quyền trưởng nam cho Giacob cũng chỉ vì cần bánh ăn (St 25,34; x. 27,17). Giuse gởi bánh cho cha là Giacob dùng trên đường sang Ai Cập (St 45,23). Dân Chúa được hứa sẽ có bánh ăn không hạn chế nơi miền đất họ ở (Đnl 8,7-9; 23,5). Gêđêon xin bánh cho đội ngũ của ông (Tl 8,5; Tl 19,19; 1Sm 2,36; 12,17; 21,2-3). Nabal chối không cung cấp bánh cho các người của Đavít (1Sm 25,7-11). Bà góa tại Sarepta nuôi Êlia và được thưởng công (1V 17,7-16)... Khẩu phần cho Giêrêmia khi bị giam tù mỗi ngày được một ổ bánh (Gr 37,21). Bánh ăn trở thành cớ cho quỷ cám dỗ Chúa Giêsu (Lc 4,3-4).

Bữa ăn chỉ có bánh là dấu chỉ của sự túng thiếu (1V 22,27; 2Sb 18,26; Cn 6,26; Ac 1,11; 2,12 4,4).

Có nhiều loại bánh như bánh không men (Xh 22,39; 12,8.14-20; 13,3-7) hoặc Manna (Xh 14,31; 16,4-8; 11-12; 14-19; Nkm 9,15; Tv 78,23-25; 105,40).

Những quà tặng bằng bánh: Giuse gửi biếu cha là Giacob (St 45,23); tiên tri Samuel báo sẽ có người dâng bánh cho Saulê (1Sm 10,3-4); Giessê sai Đavít đem bánh dâng vua Saulê (1Sm 16,20); bà Abigail dâng bánh cho vua Đavít (1Sm 25,18); vua Đavít phát cho mỗi người một cái bánh ngọt (2Sm 6,19) khi rước Hòm Bia về Giêrusalem; Siba tặng bánh cho Đavít khi vua trốn chạy Absalon tạo phản (2V 16,1-2); vợ của Giêrêboam dâng bánh cho tiên tri Ahias để hỏi về số phận của hoàng tử Abia (1V 16,3); một người tặng cho Êlisêô “20 chiếc bánh lúa mạch” (2V 4,42) và cả trăm người ăn no.

Bánh được dâng làm lễ vật (Lv 7,11-14; Xh 29,32-34; Lv 2,11; 8,31-32;  23,20; Ds 6,17.20; Tl 6,19-21).

Bánh được đặt lên bàn trước nhan Thiên Chúa (Lc 24,5-8) gọi là bánh tiến (Xh 25,23-30; 35,10-13; 39,36; 40,22-23; Ds 4,7). Bánh tiến lúc được thay ra, chỉ các tư tế được dùng, nhưng vua Đavít và các thuộc hạ cũng đã dùng (1Sm 21,1-6). Chúa Giêsu đã lấy sự kiện này biện minh cho các tông đồ bứt mấy bông lúa ăn cho đỡ đói lúc đi đường vào ngày sabbat (Mt 12,1-8; Mc 2,23-28; Lc 6,1-5).

Chúa Giêsu cho biết Người chính là bánh trường sinh (Ga 6,15-35. 41-59). Người đã làm phép lạ hóa bánh ra nhiều (Mt 14,13-21; Mc 6,32-44; Lc 9, 10-17; Ga 6,1-13; Mt 15,32-38; Mc 8,1-10).

Việc bẻ bánh là biểu tượng cho cái chết của Chúa Giêsu Kitô (Mt 26,28-29; Mc 14,22-25; Lc 22,17-20; 1Cr 11,24-25; Lc 24,28-35; Cv 2,42.46; 20,6-7.11; 27,35; 1Cr 10,16-17).

Linh Mục PHAOLÔ PHẠM QUỐC TÚY - GP PHÚ CƯỜNG

 

Từ khoá:
Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Một Thiên Chúa duy nhất
Một Thiên Chúa duy nhất
Chỉ có Một Thiên Chúa duy nhất. Đây là đạo lý trọng yếu. Bởi đó, chỉ có Ngài là Đấng phải được tôn thờ. Các thần minh khác chẳng là gì. Thánh Kinh cũng cho thấy các mối quan hệ nội tại trong thần tính mà giáo lý dùng từ...
Mù (tự nhiên)
Mù (tự nhiên)
Mù là tình trạng không thể nhìn thấy. Việc chữa lành bệnh mù lòa thể lý một trong nhiều những phép lạ Chúa Giêsu Kitô đã thực hiện.
Chúa Giêsu Kitô và những hồi đáp
Chúa Giêsu Kitô và những hồi đáp
Tân Ước kể lại một số hồi đáp Chúa Giêsu Kitô, từ phía những ai đã tiếp xúc với Người, những hồi đáp tích cực lẫn tiêu cực.
Một Thiên Chúa duy nhất
Một Thiên Chúa duy nhất
Chỉ có Một Thiên Chúa duy nhất. Đây là đạo lý trọng yếu. Bởi đó, chỉ có Ngài là Đấng phải được tôn thờ. Các thần minh khác chẳng là gì. Thánh Kinh cũng cho thấy các mối quan hệ nội tại trong thần tính mà giáo lý dùng từ...
Mù (tự nhiên)
Mù (tự nhiên)
Mù là tình trạng không thể nhìn thấy. Việc chữa lành bệnh mù lòa thể lý một trong nhiều những phép lạ Chúa Giêsu Kitô đã thực hiện.
Chúa Giêsu Kitô và những hồi đáp
Chúa Giêsu Kitô và những hồi đáp
Tân Ước kể lại một số hồi đáp Chúa Giêsu Kitô, từ phía những ai đã tiếp xúc với Người, những hồi đáp tích cực lẫn tiêu cực.
Hôn nhân một vợ một chồng
Hôn nhân một vợ một chồng
Đơn hôn là chế độ hôn nhân một vợ một chồng, nghĩa là chỉ có bạn phối ngẫu và giữ lòng chung thủy với bạn suốt đời.
Bao dung
Bao dung
Sách Dân Số ghi lại sự kiện hai ông Enđát và Mêđát, dù được ghi trong sách các kỳ mục nhưng không đến lều mà vẫn phát ngôn ở trong trại.
Đau khổ của Chúa Giêsu Kitô
Đau khổ của Chúa Giêsu Kitô
Chúa Giêsu Kitô đã chịu khổ vì dân mình. Cuộc khổ nạn của Người cho thấy thực chất của nhân tính nơi Người lẫn tình yêu của Người đối với nhân loại.
Điếc
Điếc
Điếc là tình trạng của một người hoàn toàn hoặc một phần nào không nghe được. Từ điếc có thể dùng để diễn tả những giới hạn về thể lý hay thiêng liêng, nó thường được dùng để mô tả sự nổi loạn thiêng liêng.
Thanh tẩy
Thanh tẩy
“Họ thấy vài môn đệ của Người dùng bữa mà tay còn ô uế, nghĩa là chưa rửa” (Mc 7,2).
Tin, nhận chúa Giêsu
Tin, nhận chúa Giêsu
Vừa định cư tại Đất Hứa, dân Chúa đã bị cám dỗ chạy theo các thần ngoại lai, khiến Giosuê phải mời gọi họ lặp lại giao ước với Thiên Chúa. Dân đã đáp lời (Gs 24).