Bất khả tri, thuyết

BẤT KHẢ TRI, THUYẾT

Agnosticismus, Agnosticism, Agnosticisme

Bất: không; khả: có thể; tri: biết. Bất khả tri: không thể biết; thuyết: lập luận. Thuyết bất khả tri: chủ trương có những điều con người không thể biết được.

Thuyết bất khả tri là triết thuyết cho rằng trí khôn của con người không thể biết hoặc không thể biết cách chắc chắn những thực tại siêu hình - như bản chất hay bản thể của sự vật và thế giới, nguồn gốc vũ trụ, linh hồn bất tử, cứu cánh của lịch sử… Họ chủ trương không có siêu hình học (x. Chú thích của MV 57).

Những người theo thuyết bất khả tri dễ ngả theo vô thần, nhưng thông thường họ chủ trương không nói gì về Thiên Chúa - Ngài hiện hữu hay không, lý trí con người không thể khẳng định được.

Giáo hội luôn dạy rằng, với lý trí, con người có thể biết có Thiên Chúa và biết ít nhiều về bản tính của Ngài. Công đồng Vatican II nhắc lại: “Trí khôn con người không hẳn chỉ giới hạn trong những hiện tượng mà thôi, nhưng còn có thể thấu hiểu thực tại siêu hình một cách thực sự chắc chắn, cho dù trí tuệ phần nào đã bị mờ tối và suy yếu do hậu quả của tội lỗi” (MV 15). Tuy con người có thể thấu hiểu những thực tại vô hình, nhưng Thiên Chúa vẫn là Đấng ẩn mình nên những gì họ biết về Ngài không bao giờ đầy đủ. Các nhà thần bí học luôn quả quyết Thiên Chúa là Đấng khôn dò, khôn tả.

Tiểu ban Từ vựng - UBGLĐT/HĐGMVN

 

Từ khoá:
Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Con người (danh từ chung)
Con người (danh từ chung)
Từ con người có tiếng gốc Hipri là Adam, phát sinh bởi gốc từ adamah - bụi đất, có nghĩa là con người hay loài người (x. St 1,26-28; 2,7).
Đau khổ
Đau khổ
Đau khổ là tình trạng đau đớn, khó chịu mà con người cảm thấy khi sự dữ xuất hiện hay khi thiếu sự lành.
Chứng từ
Chứng từ
Chứng từ là lời và cuộc sống của Kitô hữu có giá trị như bằng cớ về chân lý đức tin: “… sứ điệp cứu độ phải được chứng thực bằng chứng từ của đời sống các Kitô hữu” (GLHTCG 2044).
Con người (danh từ chung)
Con người (danh từ chung)
Từ con người có tiếng gốc Hipri là Adam, phát sinh bởi gốc từ adamah - bụi đất, có nghĩa là con người hay loài người (x. St 1,26-28; 2,7).
Đau khổ
Đau khổ
Đau khổ là tình trạng đau đớn, khó chịu mà con người cảm thấy khi sự dữ xuất hiện hay khi thiếu sự lành.
Chứng từ
Chứng từ
Chứng từ là lời và cuộc sống của Kitô hữu có giá trị như bằng cớ về chân lý đức tin: “… sứ điệp cứu độ phải được chứng thực bằng chứng từ của đời sống các Kitô hữu” (GLHTCG 2044).
Gia đình
Gia đình
Gia đình là một nhóm người có liên hệ với nhau do hôn nhân hay máu mủ, cách chung có cha, mẹ và con cái. Vợ chồng làm nên gia đình căn bản. Ông bà, con cháu, họ hàng là gia đình mở rộng.
Abel
Abel
Abel, có gốc tiếng Hipri là havel, là người con trai thứ hai của Adam và Eva. Theo sách Sáng Thế, ông làm nghề chăn chiên (x. St 4,1-16).
Mại thánh, sự
Mại thánh, sự
Mại thánh là việc mua bán những thực tại thiêng liêng bằng những sự vật trần tục.
Hãm mình
Hãm mình
Hãm mình là việc con người từ bỏ điều vui thích hay chấp nhận sự khó nhọc, thiếu thốn, để ý chí dễ dàng tuân theo thánh ý Thiên Chúa hơn và dự phần vào Cái Chết của Chúa Kitô.
Chủ sự, vị -
Chủ sự, vị -
Chủ: người đứng đầu; sự: việc tôn giáo. Vị chủ sự: người đứng đầu một buổi lễ tôn giáo.
Đam mê
Đam mê
Đam mê là những tình cảm hay cảm xúc mãnh liệt, có khả năng chi phối toàn bộ đời sống con người, khiến con người hành động hoặc không hành động (x. GLHTCG 1771).