Cập nhật quy chế tổng quát sách lễ Rôma 2002 (P4)

9] QCSL [2000] đã bỏ đi số 309 của QCSL [1975]: “Trong những ngày lễ trọng, có thể dùng những phẩm phục trọng thể hơn, mặc dầu không mang mầu sắc của ngày đó”, nhưng QCSL [2002] đã lấy lại nguyên vẹn nội dung của số này và đặt bổ sung vào số 346 ở triệt “g” [trong khi số 346 của QCSL [2000] chỉ tới triệt “f” mà thôi]. Bởi vậy, QCSL [2002] 346 như sau:

Về màu sắc của phẩm phục thánh, nên giữ thói quen truyền thống sau đây:

a.Màu trắng được dùng trong Thần vụ và Thánh lễ mùa Phục Sinh và mùa Giáng Sinh, trong các lễ kính Chúa, ngoại trừ cuộc Thương Khó của Người, các lễ kính Ðức Trinh Nữ Maria, các Thiên Thần, các Thánh không tử đạo, lễ trọng kính Các Thánh (1 tháng 11), kính Gioan Tẩy Giả (24/6), các lễ kính thánh Gioan Thánh sử (27/12), Ngai Toà Phêrô (22/2), thánh Phaolô trở lại (25/1).

b.Màu đỏ được dùng trong Chúa Nhật Thương Khó và thứ Sáu Tuần Thánh, Chúa Nhật Hiện Xuống, các cử hành cuộc Thương Khó của Chúa, lễ các Tông Ðồ và Thánh Sử, và lễ các Thánh Tử Ðạo.

c.Màu xanh dùng trong Thần vụ và Thánh lễ mùa “Quanh Năm”.

d.Màu tím dùng trong mùa Vọng và mùa Chay. Có thể dùng trong các Nghi thức phụng vụ và Thánh lễ cầu cho người qua đời.

e.Màu đen có thể dùng trong lễ cầu cho người qua đời, ở đâu có thói quen này.

f.Màu hồng có thể dùng trong Chúa nhật Gaudéte (III Mùa Vọng) và Laetare (IV Mùa Chay), ở đâu có thói quen này.

g. Trong những ngày lễ trọng, có thể dùng những phẩm phục trọng thể hơn, mặc dầu không mang mầu sắc của ngày đó (Diebus sollemnioribus adhiberi possunt sacrae vestes festivae seu nobiliores, etsi non sunt coloris diei).

Tuy nhiên, Hội đồng Giám mục có thể quy định và đệ trình cho Toà Thánh các thích nghi về màu sắc phụng vụ đáp ứng với nhu cầu và não trạng của dân chúng.

10) Vào cuối những năm 1960, Giáo hội để cho “chỉ một mình vị chủ tế đọc hay hát Vinh tụng ca kết thúc Kinh nguyện Thánh Thể”, còn các vị đồng tế không đọc hay hát phần này. Tuy nhiên, QCSL [2000] đã thay đổi hoàn toàn tại số 236: Vị chủ tế và các vị đồng tế cùng đọc Vinh tụng ca cuối Kinh nguyện Thánh Thể, nhưng giáo dân không được tham gia đọc”. QCSL [2002] 236 đã chỉ thay đổi một chút so với QCSL [2000] 236: “Nếu muốn (si placuerit), các vị đồng tế có thể hát hay đọc Vinh tụng ca cuối Kinh nguyện Thánh Thể cùng với vị chủ tế, nhưng giáo dân không đọc”. Điều này có nghĩa là, các vị đồng tế có thể chọn lựa đọc (hát) hay không đọc (hát) Vinh tụng ca này. Việc xác định các vị đồng tế có quyền tùy chọn hát hay không Vinh tụng ca làm cho các ngài cảm thấy thoải mái hơn rất nhiều khi phải đồng tế ở một nơi mà thực sự ngài không biết hát câu “Chính nhờ Người...” ở đó. Sự thay đổi chỉ đơn giản là nhằm nhấn mạnh vai trò chủ tọa của vị chủ tế: một mình ngài là người khai mở Kinh nguyện Thánh Thể và ngài có thể kết thúc Kinh nguyện này.1

THAY LỜI KẾT

Để cộng đoàn có một buổi cử hành phụng vụ tốt nhất, người ta đã đưa ra số tiêu chuẩn như: linh thánh, đúng, đẹp, tác động mạnh vào gíac quan...Đáp ứng những tiêu chuẩn đó, chắc chắn QCSL có một chức năng rất lớn và cần phải được tham khảo cũng như tuân giữ khi cử hành Thánh lễ bởi vì QCSL không những là văn bản hướng dẫn chính thức của Hội Thánh với những luật lệ mà còn là tài liệu giúp chúng ta - cả thừa tác viên phụng vụ lẫn toàn thể cộng đoàn tham dự - hiểu rõ Thánh lễ và mô tả cho chúng ta biết phải cử hành Thánh lễ như thế nào qua những giải thích mang tính thần học và giáo luật. Hậu nhiên, nếu nắm vững QCSL, chúng ta có thể tham dự Thánh lễ một cách “trọn vẹn, tích cực và ý thức hơn” như đòi hỏi của Hiến chế Phụng vụ số 14.2Đây chính là mục tiêu cải cách phụng vụ nói chung và cải cách Thánh lễ nói riêng của Công đồng Vatican II.

Không những chúng ta cần tham khảo và tuân giữ QCSL mà còn phải cập nhật nữa bởi vì theo năm tháng, Hội Thánh đã có những thay đổi trong các tài liệu về phụng vụ. QCSL [2000+2002] có nhiều điểm mới và khác biệt so với QCSL [1975] vì phải cập nhật theo những văn kiện mới của Giáo Hội ra đời từ sau năm 1975, chẳng hạn như: Nghi thức Cung hiến Nhà thờ và Bàn thờ (1977); sách hát Graduale Romanum(1979 - gồm chứa tài liệu Ordo Cantus Missaeđược tu chỉnh); ấn bản thứ II sách Bài đọc (1981); Bộ Giáo luật (1983) và sách Lễ nghi Giám mục (1984). Trong bài viết này, chúng tôi tiên thiên rằng tại các nhà thờ và nhà nguyện, chúng ta đã và đang thực hành theo QCSL [2000] với những khác biệt và mới mẻ so với QCSL [1975] như đã được trình bày sơ qua. Từ QCSL [2000] đến QCSL [2002], lại có thêm một số thay đổi khác nữa mà chúng ta cần cập nhập. Tiếc rằng, trong thực tế tại việt Nam, nhiều nhà thờ và nhà nguyện của chúng ta chỉ có cuốn Sách lễ ấn bản thứ II (1975) với QCSL [1975] trong đó. Người Việt Nam có câu: “Nói có sách mách có chứng”. Như đã xảy ra nơi này nơi khác, việc không tham khảo và tuân giữ những gì Hội Thánh nêu ra trong QCSL [2000] và QCSL [2002] đã dẫn đến những thực hành hoặc lạc hậu theo bản văn cũ, hoặc không theo “sách” hay theo “văn bản” nào cả mà chỉ theo thói quen hoặc bắt chước, hoặc chỉ phát xuất từ những suy nghĩ hết sức chủ quan có khi hoàn toàn đi ngược với những tiêu chuẩn và nguyên tắc của phụng vụ.

(hết)

Lm. Giuse Phạm Đình Ái Dòng Thánh Thể

__________________________________

1 Gilbert Ostdiek - Andrew Ciferni, “Concelebrated Mass” trong Edward Foley, A Commentary on the General Instruction of the Roman Missal, 301.

2 “Mẹ Giáo Hội tha thiết ước mong toàn thể các tín hữu được hướng dẫn tham dự các việc cử hành phụng vụ cách trọn vẹn ý thức và linh động.”

tin liên quan

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Ðức Mẹ Banneux, Mẹ của người nghèo
Ðức Mẹ Banneux, Mẹ của người nghèo
Giữa không gian yên bình bên dòng sông Sài Gòn ở phường Hiệp Bình Chánh, thành phố Thủ Đức, trong không gian dòng Đức Mẹ Người Nghèo, tượng “Đức Mẹ Của Người Nghèo” (còn gọi là Đức Mẹ Banneux) đã trở thành một điểm thu hút đông đảo giáo dân.
Gió thổi chữ, gieo tình
Gió thổi chữ, gieo tình
Họ là những người trẻ, những tâm hồn khao khát sẻ chia, không ngại cản trở địa lý, đã mang con chữ đến với những đứa trẻ vùng cao…
Người lật lại lịch sử và đối thoại với kính màu nhà thờ
Người lật lại lịch sử và đối thoại với kính màu nhà thờ
Từ những công trình mới đồ sộ đến các dự án phục chế tranh kính trăm năm tuổi, Hồ Vương đã góp phần thổi hồn vào không gian linh thiêng tại nhiều giáo xứ trong và ngoài nước.
Ðức Mẹ Banneux, Mẹ của người nghèo
Ðức Mẹ Banneux, Mẹ của người nghèo
Giữa không gian yên bình bên dòng sông Sài Gòn ở phường Hiệp Bình Chánh, thành phố Thủ Đức, trong không gian dòng Đức Mẹ Người Nghèo, tượng “Đức Mẹ Của Người Nghèo” (còn gọi là Đức Mẹ Banneux) đã trở thành một điểm thu hút đông đảo giáo dân.
Gió thổi chữ, gieo tình
Gió thổi chữ, gieo tình
Họ là những người trẻ, những tâm hồn khao khát sẻ chia, không ngại cản trở địa lý, đã mang con chữ đến với những đứa trẻ vùng cao…
Người lật lại lịch sử và đối thoại với kính màu nhà thờ
Người lật lại lịch sử và đối thoại với kính màu nhà thờ
Từ những công trình mới đồ sộ đến các dự án phục chế tranh kính trăm năm tuổi, Hồ Vương đã góp phần thổi hồn vào không gian linh thiêng tại nhiều giáo xứ trong và ngoài nước.
Kỷ niệm ngày thành lập giáo xứ, nên làm gì?
Kỷ niệm ngày thành lập giáo xứ, nên làm gì?
Năm 2025, Giáo hội Công giáo Việt Nam sống trong niềm vui đặc biệt, mừng Năm Thánh thường lệ thứ 27 của Giáo hội hoàn vũ và không ít giáo xứ kỷ niệm 50, 60, hay 70 năm thành lập.
Ngôi thánh đường lưu dấu niềm tin và ký ức
Ngôi thánh đường lưu dấu niềm tin và ký ức
Thánh đường giáo xứ Ðức Bà Hòa Bình (Quận 1, TPHCM) là một trong những ngôi nhà thờ đặc biệt của cộng đồng người Hoa tại Sài Gòn.
Mất mát lớn của nền thánh nhạc Việt Nam
Mất mát lớn của nền thánh nhạc Việt Nam
12 giờ trưa ngày 17.6.2025, linh mục Phêrô Nguyễn Kim Long, được người Công giáo Việt Nam quen gọi là linh mục nhạc sĩ Kim Long, đã được Chúa gọi về, khép lại hành trình 84 năm trên trần thế, trong đó có 57 năm sống đời linh mục.
Lễ kỷ niệm 50 năm linh mục của cha Inhaxiô Hồ Văn Xuân
Lễ kỷ niệm 50 năm linh mục của cha Inhaxiô Hồ Văn Xuân
Sáng ngày 18.6.2025, tại nhà nguyện Đại Chủng viện Thánh Giuse Sài Gòn, thánh lễ mừng kỷ niệm 50 năm linh mục của cha Inhaxiô Hồ Văn Xuân, Tổng Đại diện TGP TPHCM
Linh mục nhạc sĩ Kim Long về với Chúa
Linh mục nhạc sĩ Kim Long về với Chúa
Linh mục Phêrô Nguyễn Kim Long (nhạc sĩ Kim Long), đại thụ của nền thánh nhạc Việt Nam đã được Chúa gọi về vào 12 giờ trưa ngày 17.6.2025, hưởng thọ 84 tuổi với 57 năm linh mục.
Sứ điệp của Đức Giáo Hoàng Lêô XIV nhân ngày Thế giới Người nghèo năm 2025
Sứ điệp của Đức Giáo Hoàng Lêô XIV nhân ngày Thế giới Người nghèo năm 2025
Nghèo đói có những nguyên nhân mang tính cơ cấu cần được giải quyết và xóa bỏ. Trong khi chờ điều đó xảy ra, tất cả chúng ta được mời gọi kiến tạo những dấu chỉ mới của niềm hy vọng, những dấu chỉ làm chứng cho tình bác ái...