Cân nhắc, lượng sức thế nào?

Khi đi rao giảng Tin Mừng, có rất nhiều người theo, nhưng Chúa Giêsu chỉ chọn 72 người để làm môn đệ và 12 người được đặt làm Tông đồ. Đây là những cộng tác viên gần gũi và đặc biệt hơn cho công cuộc rao giảng Tin Mừng. Bên cạnh niềm vinh dự to lớn là những đòi hỏi như điều kiện tất yếu đi theo. Chúa Giêsu đã công khai nói rõ hai điều kiện đó là sự từ bỏ đến cùng và can đảm vác lấy thập giá mình.

Từ ngữ “từ bỏ” theo lối nói thời bấy giờ không phải là vứt đi hay bỏ đi, nhưng là một kiểu so sánh trong sự chọn lựa điều tốt hơn. Gia đình vẫn còn, nhà cửa vẫn còn, lưới thuyền vẫn còn, nhưng chính thánh Phêrô đã minh nhiên nói rằng: “Này chúng con đã bỏ mọi sự mà theo Thầy” (Mc 10,28). Từ bỏ là biết sống tự do với những thiện hảo của mình để ưu tiên cho Chúa và Tin Mừng. Khi Chúa cần thì trao thuyền cho Chúa sử dụng. Khi Chúa gọi lên đường đi rao giảng thì sẵn sàng xa cách gia đình một thời gian…

81.jpg (797 KB)

Từ bỏ là tiền đề để đáp ứng điều kiện thứ hai - vác thập giá. Sống tự do với nhiều điều tốt đẹp để rồi gặt hái thành quả tốt đẹp hơn là điều ai cũng mong. Trong sản xuất kinh doanh, điều này được gọi là “đầu tư” (invest). Tự nguyện theo Thầy Giêsu, các môn đệ, cách riêng các tông đồ đều ấp ủ mộng bá vương. Gặp được vị Thầy có quyền năng trong lời nói và hành động, các tông đồ tin rằng Thầy sẽ khôi phục lại vương quốc Israel, thoát khỏi ách nô lệ của đế quốc Rôma. Ngay cả khi Thầy từ cõi chết phục sinh thì cái mộng vương bá ấy vẫn còn trong tâm trí các ông (x. Cv 1,6). Thế mà Thầy lại đưa ra một điều kiện như là viên đá gây cớ vấp phạm, đó là “vác thập giá”. Vác thập giá là chấp nhận thất bại tủi nhục ư? Thập giá với dân ngoại là sự điên rồ, với người Do Thái thì đó là sự ô nhục (x. 1Cr 1,23). Lúc bấy giờ, làm sao các tông đồ hiểu được rằng có qua thập giá rồi mới đến vinh quang? (x. Lc 24,26).

Dù chưa hiểu và có thể là không hiểu, nhưng tập thể tông đồ vẫn đi với Thầy mà không thoái chí, rút lui. Chắc chắn phải có cái gì đó để các ngài vẫn tiếp tục sát cánh với Thầy mình. Theo thiển ý, đó là vì họ đã từng chứng kiến quyền năng của Thầy không chỉ trên bệnh tật, các thần ô uế, trên gió trời, sóng biển…, mà còn thấy Thầy có khả năng tránh né, vượt qua các âm mưu hãm hại của người ta. Dân thành Nagiarét tìm cách xô Người xuống vực mà không được (x. Lc 4,16-30). Dân chúng lấy đá ném Người mà chẳng thể chạm vào Người một viên (x. Ga 8,59). Thế nhưng khi Thầy đưa tay chịu trói tại Vườn Cây Dầu thì các vị thất vọng ngã lòng, bỏ Thầy, chạy thoát thân.

Thử hỏi, nhóm môn đệ thân tín mà Chúa Giêsu chọn gọi có khôn ngoan và lượng sức mình khi đi theo Người mà làm môn đệ không? Chắc chắn là không. Như thế phải khẳng định rằng, chẳng một ai tự sức riêng mình có thể có đủ khả năng làm môn đệ Chúa Giêsu, nghĩa là chẳng một ai có thể đáp ứng được hai điều kiện mà Người đặt ra. Thế nhưng, chính Người lại chọn các tập thể nhóm Mười Hai, tập thể nhóm Bảy Mươi Hai và rất nhiều người trong chúng ta nữa làm môn đệ của Người. “Không phải anh em đã chọn Thầy nhưng chính Thầy đã chọn anh em” (Ga 15,16). Vì Chúa Giêsu chọn môn đệ nên Người có trách nhiệm với sự chọn gọi của mình. Dĩ nhiên, về phía người được chọn cần phải có điều gì đó để đáp trả. Đó là sự thành tâm thiện ý và thiện chí bền lòng.

Dù rằng phải biết tự lượng sức mình, nhưng nếu đắn đo quá, cân nhắc quá, khôn ngoan theo kiểu loài người quá, thì chẳng một ai có thể đủ can đảm làm môn đệ Chúa Kitô. Kitô hữu đều được Chúa Giêsu mời gọi loan báo Tin Mừng theo hoàn cảnh, khả năng và bậc sống của mình. Để đáp trả lời mời gọi của Chúa thì không gì hơn hãy biết gìn giữ, hun đúc lòng thành và ý thiện của mình. Bên cạnh đó, đừng quên tập tành thêm sự bền chí. Trên đường theo Thầy chí thánh có lúc vững vàng tiến bước, cũng có khi dừng chân ngã quỵ. Không sao cả, “ơn Chúa luôn đủ cho chúng ta” (x. 2Cr 12,9). Và xin đừng quên chúng ta không bao giờ là người “độc hành” vì Chúa Kitô đã hứa, Người mãi cùng đi với chúng ta mọi ngày cho đến tận thế (x. Mt 28,20).

Linh mục Giuse Nguyễn Văn Nghĩa, GP. Ban Mê Thuột

Từ khoá:
Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Giúp nhau đừng sợ
Giúp nhau đừng sợ
Một trong những lời khuyên bảo của Chúa Kitô dành cho các môn đệ là “anh em đừng sợ!”. Hẳn không là vô cớ khi Chúa Kitô thường lặp đi lặp lại sứ điệp: “Đừng sợ!”.
Cầu nguyện của Mẹ  và với Mẹ Mân Côi
Cầu nguyện của Mẹ và với Mẹ Mân Côi
Hằng năm, Giáo hội Việt Nam kính trọng thể Đức Maria dưới tước hiệu Đức Mẹ Mân Côi. Lễ này bắt nguồn từ việc Đức Giáo Hoàng Piô V kêu gọi các tín hữu lần chuỗi Mân Côi để xin Đức Mẹ chuyển cầu cho thế giới được bình an.
Tránh xa óc cục bộ, bè phái
Tránh xa óc cục bộ, bè phái
Cần nghĩ về một khuynh hướng mà người Kitô hữu phải tránh, đó là óc cục bộ, bè phái hẹp hòi, vì nó làm đóng kín với ơn Chúa, làm nghèo chính mình và gây thiệt hại cho cộng đồng xã hội.
Giúp nhau đừng sợ
Giúp nhau đừng sợ
Một trong những lời khuyên bảo của Chúa Kitô dành cho các môn đệ là “anh em đừng sợ!”. Hẳn không là vô cớ khi Chúa Kitô thường lặp đi lặp lại sứ điệp: “Đừng sợ!”.
Cầu nguyện của Mẹ  và với Mẹ Mân Côi
Cầu nguyện của Mẹ và với Mẹ Mân Côi
Hằng năm, Giáo hội Việt Nam kính trọng thể Đức Maria dưới tước hiệu Đức Mẹ Mân Côi. Lễ này bắt nguồn từ việc Đức Giáo Hoàng Piô V kêu gọi các tín hữu lần chuỗi Mân Côi để xin Đức Mẹ chuyển cầu cho thế giới được bình an.
Tránh xa óc cục bộ, bè phái
Tránh xa óc cục bộ, bè phái
Cần nghĩ về một khuynh hướng mà người Kitô hữu phải tránh, đó là óc cục bộ, bè phái hẹp hòi, vì nó làm đóng kín với ơn Chúa, làm nghèo chính mình và gây thiệt hại cho cộng đồng xã hội.
Vài kinh nghiệm truyền giáo
Vài kinh nghiệm truyền giáo
Tôi coi việc vào đạo chỉ là bước đầu, còn việc Phúc Âm hóa, thay đổi con người nên tạo vật mới, đó mới là mục đích chính yếu của việc truyền giáo.
Truyền giáo trong quyền nằng của Thánh Thần
Truyền giáo trong quyền nằng của Thánh Thần
Công đồng Vatican II, qua Hiến chế “Đến với môn dân” đã khẳng định: “Bản chất Giáo hội là truyền giáo” (AG,2). Giáo hội được thành lập để truyền giáo.
Ðời sống hài hòa
Ðời sống hài hòa
Người ta dễ có khuynh hướng giữ luật theo hình thức bên ngoài và quên mất tinh thần của luật lệ. Việc làm thế nào có được một đời sống hài hòa giữa hình thức và nội dung của lề luật là điều đáng nghĩ suy.
Cuộc chuyển hóa vật chất thành tinh thần
Cuộc chuyển hóa vật chất thành tinh thần
Đức Giêsu là tấm bánh làm cho ta sống mãi, trẻ đẹp và hạnh phúc vô cùng. Muốn đạt được điều đó, tấm bánh vật chất cần phải chuyển hóa thành thịt máu của con người thì mới làm cho sống.
Người mẹ Thánh
Người mẹ Thánh
Nhìn những bức họa vẽ Đức Mẹ Maria lên trời và các thánh, ta đều gặp thấy những khuôn mặt tươi trẻ, đẹp đẽ, trong vầng hào quang rực rỡ để diễn tả hạnh phúc thiên đàng.
Củng cố đời sống bằng các nhân đức
Củng cố đời sống bằng các nhân đức
Khi Chúa Giêsu Kitô Con Thiên Chúa đến trần gian để thực hiện công cuộc cứu rỗi nhân loại và quy hướng nhân loại về cùng Thiên Chúa, thì nhân loại đang tiếp tục sống với những sắc thái và những phương thế khác nhau.