Cầu nguyện cho việc truyền giáo

Có người nói với tôi: “Thưa cha, gia đình ông B sống trong giáo xứ bao nhiêu năm mà chẳng chịu theo đạo?” Tôi hỏi lại: “Bạn đã bao giờ cầu nguyện cho ông B đó theo đạo chưa? Nếu không làm gì mà họ theo đạo mình cũng khó phải không?” Cũng có người nói: “Anh C đó hay đi chơi với chúng con mà chẳng thấy theo đạo?”. Tôi nói: “Chúng con có ai  cầu nguyện cho anh C theo đạo chưa, đó mới là vấn đề?”.

Thực vậy, việc truyền giáo không dựa theo khả năng của chúng ta mà dựa vào sức mạnh của quyền năng Thiên Chúa. Chúa Giêsu khi sai 72 môn đệ ra đi, Ngài đã nhắc các ông việc làm đầu tiên là cầu nguyện: “Các con hãy cầu nguyện xin chủ ruộng sai thợ đến gặt”. Chúa muốn nhắc chúng ta việc truyền giáo không thể dựa vào sức mình mà phải dựa vào quyền năng của Chúa. Thế nên, phải cầu  nguyện để ơn Chúa tác động, lôi kéo, còn chúng ta chỉ là khí cụ nhỏ bé trong kế hoạch cứu độ của Thiên Chúa mà thôi.

CNTG.jpg (156 KB)

Vậy cầu nguyện là gì?

Cầu nguyện theo thánh Augstinô là thưa chuyện với Chúa, như một người con hiếu thảo thưa chuyện với cha mẹ, hoặc như hai người bạn chân tình tâm sự với nhau.

Và cầu nguyện như thế nào?

Thánh Phaolô trong thư gởi Timôthê (1 Tm 2,1-8) mời gọi chúng ta hãy cầu nguyện trong kiên trì và tín thác. Việc truyền giáo cũng phải khởi đi từ lời cầu nguyện của mọi thành phần dân Chúa. Cầu nguyện trong kiên trì để Chúa sẽ làm những điều tốt nhất cho Giáo hội của Chúa.

Mỗi năm Giáo hội đều tổ chức ngày Khánh nhật truyền giáo, nhưng thử hỏi con số theo đạo được bao nhiêu? Chúng ta tự hào có rất đông tông đồ giáo dân nhiệt thành thăm viếng anh chị em lương dân, nhưng thử hỏi được mấy người đã nhờ những cuộc thăm viếng của chúng ta mà họ theo đạo? Mọi người tự hào là đạo Công giáo là đạo yêu thương, nhưng thử lắng nghe lương dân họ nói gì về người có đạo? Người có đạo vẫn sống thiếu tình yêu, vẫn sống lỗi công bằng và bác ái? Nơi xứ đạo vẫn còn tụ điểm cờ bạc, cá độ thì làm sao có thể thu hút người ngoại theo đạo?

Thế nên, cần phải nhắc lại với nhau rằng việc truyền giáo không dựa trên con người mà là dựa vào quyền năng của Thiên Chúa. Các tông đồ năm xưa từng cầu nguyện và khi tràn đầy Chúa Thánh Thần họ mới ra đi loan báo Tin Mừng. Các ngài đã ra đi dưới bóng của Chúa Thánh Thần nên đã mang lại mùa xuân cứu độ trải rộng khắp mọi nơi trên địa cầu.

Thiết tưởng, việc truyền giáo phải khởi đi bằng một cuộc hiệu triệu cho toàn thể tín hữu về bổn phận cầu nguyện trong việc truyền giáo. Cầu nguyện không chỉ cho có nhiều nhà truyền giáo để đến với lương dân. Cầu nguyện một cách cụ thể cho ông A, anh B mà mình quen biết được ơn trở về với Chúa. Cầu nguyện kèm theo những dịp thăm viếng chia sẻ bác ái sẽ làm cho muôn dân cảm mến Thiên Chúa và khao khát tìm kiếm Ngài. Đó mới là cách mỗi người đang biến mình làm khí cụ của Chúa để mang Tin Mừng đến cho mọi nơi. Đừng nói “Tại sao anh A không theo đạo?”, mà phải nói: “Tại sao tôi không cầu nguyện cho anh A, người bạn thân của tôi được gặp Chúa?”. Đó mới là cách thức truyền giáo hữu hiệu nhất.

Xin Chúa giúp mỗi người luôn ý thức việc truyền giáo và sống tinh thần truyền giáo trong lời cầu nguyện và đời sống chứng nhân hằng ngày của mình.

Lm Giuse Tạ Duy Tuyền - GP Xuân Lộc  

Từ khoá:
Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật I Mùa Vọng- năm C
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật I Mùa Vọng- năm C
Chủ đề của bài Tin Mừng hôm nay là về ngày Quang Lâm của Chúa Giêsu (Lc 21,27). Đây là ngày Nước Thiên Chúa đến gần, đến một cách trọn vẹn và chung cục (Lc 21,31)
Chúa Giêsu Kitô lại đến
Chúa Giêsu Kitô lại đến
Chúa Giêsu Kitô sẽ lại đến hữu hình và vinh quang vào thời sau hết để phục sinh kẻ chết, xét xử thế gian, tiêu diệt sự dữ lẫn sự nghịch thù với Thiên Chúa và hoàn thành Nước Chúa. Các tín hữu được khích lệ sẵn sàng đón Người...
Ðứng vững trong đức tin
Ðứng vững trong đức tin
Bắt đầu Mùa Vọng, Giáo hội mời gọi các tín hữu hướng về Ngày Chúa đến. Ngôn sứ Giêrêmia đã khẳng định với dân Israel rằng Thiên Chúa sẽ sai Đấng Messia đến giải thoát họ, đó là việc Chúa đến lần thứ nhất (Gr 33,14-16).
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật I Mùa Vọng- năm C
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật I Mùa Vọng- năm C
Chủ đề của bài Tin Mừng hôm nay là về ngày Quang Lâm của Chúa Giêsu (Lc 21,27). Đây là ngày Nước Thiên Chúa đến gần, đến một cách trọn vẹn và chung cục (Lc 21,31)
Chúa Giêsu Kitô lại đến
Chúa Giêsu Kitô lại đến
Chúa Giêsu Kitô sẽ lại đến hữu hình và vinh quang vào thời sau hết để phục sinh kẻ chết, xét xử thế gian, tiêu diệt sự dữ lẫn sự nghịch thù với Thiên Chúa và hoàn thành Nước Chúa. Các tín hữu được khích lệ sẵn sàng đón Người...
Ðứng vững trong đức tin
Ðứng vững trong đức tin
Bắt đầu Mùa Vọng, Giáo hội mời gọi các tín hữu hướng về Ngày Chúa đến. Ngôn sứ Giêrêmia đã khẳng định với dân Israel rằng Thiên Chúa sẽ sai Đấng Messia đến giải thoát họ, đó là việc Chúa đến lần thứ nhất (Gr 33,14-16).
Vua
Vua
Ở Đông Phương thời cổ, thể chế quân chủ có liên hệ mật thiết với vương quyền thần linh: Vua trở thành vị trung gian bẩm sinh giữa các thần linh và nhân loại.
Những giá trị Nước Trời
Những giá trị Nước Trời
Câu chuyện Tin Mừng hôm nay mời gọi mọi người nhìn lại vụ án nổi tiếng nhất trong lịch sử nhân loại: vụ án Giêsu.
Hãm mình
Hãm mình
Hãm mình là việc con người từ bỏ điều vui thích hay chấp nhận sự khó nhọc, thiếu thốn, để ý chí dễ dàng tuân theo thánh ý Thiên Chúa hơn và dự phần vào Cái Chết của Chúa Kitô.
Hy sinh
Hy sinh
Hy sinh bỏ mình là chịu mất tiện nghi riêng vì người khác, như bà Ruth vì chồng (R 2,11), Giuđa vì em (St 44,33-34), tín hữu Do thái vì Chúa (Dt 10,34), Môsê vì dân Chúa (Dt 11,24-27).
Chứng nhân cho những giá trị văn hóa mới
Chứng nhân cho những giá trị văn hóa mới
Hôm nay Giáo hội Việt Nam mừng kính trọng thể các thánh chết vì đạo tại Việt Nam. Đây là những người làm chứng cho Chúa, cho những giá trị căn bản của nền văn hóa Công giáo trong ba thế kỷ XVII - XVIII - XIX.
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật XXXII TN - năm B
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật XXXII TN - năm B
Bà góa đã bỏ vào thùng tiền “tất cả những gì bà có, tất cả những gì để nuôi thân”. Đối với Đức Giêsu, bà góa dù bỏ số tiền rất nhỏ vào thùng nhưng lại là người bỏ nhiều hơn mọi người khác.