Chúa Thánh Thần, một ân huệ

“Người thổi hơi vào các ông và bảo: anh em hãy nhận lấy Thánh Thần” (Ga 20,22).

Trong Cựu Ước việc tặng ban Thánh Thần được giới hạn cho các cá nhân để họ thực hiện những trách vụ cá biệt. Vào ngày lễ Ngũ Tuần và các dịp sau, Thánh Thần được ban cho mọi tín hữu.

Ơn ban Thánh Thần trong Cựu Ước: Thánh Thần được ban cho những cá nhân để họ hoàn thành một trách vụ đặc biệt, như ông Saulê được “Thần Khí Đức Chúa nhập vào ông” (1Sm 10,6) để làm vua, ông Bơxaen “được dồi dào thần khí của Thiên Chúa” (Xh 31,2-5) để thành người khéo tay lành nghề mà làm việc trang trí nơi thánh. Ơn Thánh Thần có thể bị rút lại, như trường hợp của vua Saulê (1Sm 16,14; x.Tv 51,13) hay của Samson (Tl 16,20) của Xitkigiahu (1V 22,24.

Ơn ban Thánh Thần đã được báo trước, bởi Gioan Tẩy Giả (Mt 3,11; Mc 1,8; Lc 3,16; Ga 1,33) Chính Chúa Giêsu cũng đã hứa ban (Lc 24,49; Ga 7,37-39 14,16-26 15,26 16,7; Cv 1,4-5.8 11,16).

Ơn ban Thánh Thần đã được thực hiện trước ngày lễ Ngũ Tuần. Gioan Tẩy Giả “ngay khi còn trong lòng mẹ, em đã đầy Thánh Thần” (Lc 1,15), “bà Elisabeth được đầy tràn Thánh Thần” (Lc 1,41) Ông Dacaria “được đầy Thánh Thần, liền nói tiên tri” (Lc 1,67). Ông Simêon “được Thánh Thần ngự trên ông ...” (Lc 2,25-27). Chúa Giêsu nhận ơn Thánh Thần khi chịu phép Rửa xong (Mt 3,16 Mc 1,10 Lc 3,22 Ga 1,32). Người mời gọi các môn đệ “anh em hãy nhận lấy Thánh Thần” (Ga 20,22).

Ơn ban Thánh Thần vào ngày lễ Ngũ Tuần và sau này: Vào ngày lễ Ngũ Tuần “mọi người đang tụ tập một nơi... thấy xuất hiện những hình lưỡi giống như lưỡi lửa đậu xuống từng người một. Và ai nấy đều được tràn đầy ơn Thánh Thần (Cv 2,2-4 .23). Sau này, ơn ban Thánh Thần được ban trong nhiều dịp, như khi những người đang nghe ông Phêrô (Cv 10,44) khi ông Phêrô và ông Gioan đến Samaria (Cv 8,15-17), cho ông Saulê tại Damas (Cv 9,17), khi ông Phaolô đặt tay cho chừng mười hai người ở Êphêsô (Cv 19,6-7; x.Gl 3,5; Dt 2,4). Thánh Thần được ban cho mọi tín hữu (Cv 2,38-39 2,17 5,32 10,45 11,17 19,6; Rm 8,9; Gl 3,14; 1Tx 4,8; Dt 2,4). Thiên Chúa vui lòng ban Thánh Thần (Lc 11,13; Ga 3,34).

Những mục tiêu Thiên Chúa nhắm tới và đòi buộc khi ban Thánh Thần: để “chứng tỏ Người chấp nhận họ” (Cv 15,8 x.10,47 11,7; 1Ga 3,24 4,13), để “chứng minh rằng thế gian sai lầm về tội lỗi...” (Ga 16,8; Cv 2,37), để cung ứng những ân huệ thiêng liêng (Cv 2,4 10,45-46 19,6; 1Cr 12,4-11), để làm những phép lạ, dấu chỉ và những việc kỳ diệu (Rm 15,18-19; Gl 3,5 Dt 2,4), để được can đảm mà rao giảng và làm chứng (Cv 1,8 4,31 5,32), để vun bồi hoa quả của Thánh Thần (Rm 14,17 5,5 15,13; Gl 5,16), để thánh hóa người tín hữu (2Tx 2,13; 1Pr 1,2).

LM. Phạm Quốc Túy - Giáo phận Phú Cường

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Đáp ca - Chúa nhật III Mùa Chay - năm C
Đáp ca - Chúa nhật III Mùa Chay - năm C
Chúa là Đấng từ bi nhân hậu, Người chậm giận và giàu tình thương, như trời xanh trổi cao hơn mặt đất, tình Chúa thương kẻ thờ Người cũng trổi cao
Con người (danh từ chung)
Con người (danh từ chung)
Từ con người có tiếng gốc Hipri là Adam, phát sinh bởi gốc từ adamah - bụi đất, có nghĩa là con người hay loài người (x. St 1,26-28; 2,7).
Sự cứng lòng (không sám hối)  và hậu quả
Sự cứng lòng (không sám hối) và hậu quả
Cứng lòng là một sự từ khước có tính toán và cố chấp, không chịu hối cải hoặc không chịu vâng phục ý Chúa. Thánh Kinh thường nhấn mạnh tính chất nghiêm trọng của việc từ khước này và cung cấp nhiều câu chuyện về sự cứng lòng với những...
Đáp ca - Chúa nhật III Mùa Chay - năm C
Đáp ca - Chúa nhật III Mùa Chay - năm C
Chúa là Đấng từ bi nhân hậu, Người chậm giận và giàu tình thương, như trời xanh trổi cao hơn mặt đất, tình Chúa thương kẻ thờ Người cũng trổi cao
Con người (danh từ chung)
Con người (danh từ chung)
Từ con người có tiếng gốc Hipri là Adam, phát sinh bởi gốc từ adamah - bụi đất, có nghĩa là con người hay loài người (x. St 1,26-28; 2,7).
Sự cứng lòng (không sám hối)  và hậu quả
Sự cứng lòng (không sám hối) và hậu quả
Cứng lòng là một sự từ khước có tính toán và cố chấp, không chịu hối cải hoặc không chịu vâng phục ý Chúa. Thánh Kinh thường nhấn mạnh tính chất nghiêm trọng của việc từ khước này và cung cấp nhiều câu chuyện về sự cứng lòng với những...
Thương xót như Chúa Cha
Thương xót như Chúa Cha
Cuộc gặp gỡ giữa Thiên Chúa và ông Môisen qua bụi gai cháy bừng, là sự kiện quan trọng đánh dấu bước tiến triển của mạc khải. Quả vậy, đây là lần đầu tiên trong lịch sử, Thiên Chúa tự giới thiệu danh của Ngài cho con người.
Đáp ca - Chúa nhật II Mùa Chay - năm C
Đáp ca - Chúa nhật II Mùa Chay - năm C
Chúa là nguồn ánh sáng và ơn cứu độ của tôi, tôi còn sợ người nào?
Canh tân bản thân
Canh tân bản thân
Một trong những sứ điệp quan trọng của Mùa Chay là canh tân bản thân, thay đổi đời sống. Lời kêu gọi này được Giáo hội gởi đến chúng ta qua phụng vụ, ngay từ lúc khởi đầu Mùa Chay thánh.
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật II Mùa Chay – năm C
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật II Mùa Chay – năm C
Trong tuần 1 mùa Chay, Giáo hội luôn cho chúng ta đọc bài Tin Mừng về Chúa chịu cám dỗ và đã chiến thắng. Tuần 2 mùa Chay luôn là bài về Chúa Hiển dung. Mầu nhiệm Chúa Hiển dung nâng đỡ đức tin chúng ta.
Đáp ca - Chúa nhật I Mùa Chay - năm C
Đáp ca - Chúa nhật I Mùa Chay - năm C
Người ta sống, không chỉ nhờ cơm bánh, nhưng còn nhờ mọi lời miệng Thiên Chúa phán ra.