Ánh sáng đức tin trong cảnh tăm tối ở Puerto Rico

Bằng cách nào một nhà thờ ở vùng núi rừng Puerto Rico vẫn tồn tại bất chấp mưa bão, mang lại ánh sáng hiếm hoi cho những con người chịu nhiều khổ sở ?

Nhà thờ Ðức Bà Monte Carmelo vẫn dâng thánh lễ ngay sau khi bão Maria đi qua, nhưng một vụ sạt lở đã thổi bay bức tường phía đông và tràn bùn dầy đặc vào thánh đường. Ngôi làng nhỏ bé ven hồ Caonillas nằm trên rặng núi của Puerto Rico (thuộc Mỹ) dường như bị đẩy trở về thời sơ khai. Những cơn gió giật cuốn đi nhiều mái nhà, bùn bao phủ mọi thứ và những sườn đồi bị cày nát… Dân làng Caonillas từng hứng nhiều đợt bão trước đây, nhưng chưa từng xảy ra tình trạng như với bão Maria. Tờ The Washington Post dẫn lời bà Midge Battistini, một giáo viên đã mất nhà sau cơn bão buồn bã kể: “Giống như cảnh tượng dưới địa ngục”. Tồn tại một cách đơn độc trên lưng chừng núi, ngôi làng đã bị cô lập với phần còn lại của thế giới. Không điện nước, khí đốt, hệ thống liên lạc viễn thông hoàn toàn ngưng trệ.

4 người dự lễ

Carmen Ortiz và gia đình ở gần nhà thờ nhất. Họ đã làm việc quần quật không nghỉ trong suốt 1 tuần để đưa lượng bùn khổng lồ ra khỏi nhà thờ. Trong thánh lễ đầu tiên kể từ khi bão Maria quét qua ngôi làng vào ngày 20.9.2017, bốn người trong gia đình Ortiz là nhóm duy nhất có thể tham dự. Bà Ortiz tìm kiếm sự an ủi từ cha Rafael Rodriguez, chia sẻ lo âu, nỗi sợ hãi và những gì mà gia đình phải trải qua khi bị mắc kẹt trong nhà giữa cơn cuồng nộ của bão tố. Nhà thờ “là ánh sáng duy nhất mà tôi nhìn thấy giữa muôn trùng tối tăm”, bà cho biết.

Dự thánh lễ vô cùng ý nghĩa này, họ cầu nguyện rằng sẽ có thêm nhiều người có thể tề tựu về Nhà Chúa. Hơn 2 tuần kể từ khi bão Maria xé toạc Puerto Rico, các cộng đồng như làng Caonillas vẫn tiếp tục bị cô lập và chật vật sinh tồn. Họ nổi giận vì thiếu sự quan tâm của chính quyền sở tại lẫn liên bang. Tại Caonillas, nỗ lực phục hồi thánh đường đã mang đến một niềm tin đặc biệt đối với những người địa phương, giống như theo đuổi một sứ mệnh đầy ý nghĩa, trong khi thế giới xung quanh vẫn đầy bất ổn.

"Nhà thờ là ánh sáng duy nhất mà tôi nhìn thấy giữa muôn trùng tối tăm", bà Ortiz chia sẻ

Ước tính gần như toàn bộ đường sá ở Coanillas và khu đô thị Utuado gần đó đều không thể sử dụng được hoặc bị bão phá hủy. Chẳng ngôi nhà nào còn nguyên vẹn. Ðại diện Hội đồng giáo xứ Idhem Heredia mô tả lại cảnh tượng khiến bà bàng hoàng: “Tôi không thể nào nhận ra những con đường mình đã đi qua, và các ngôi nhà mà tôi từng quen thuộc đã không còn ở vị trí cũ”. Ðơn giản là vùng đất này không hề được chuẩn bị trước một thiên tai đáng sợ như bão Maria. Sau thời gian chờ đợi trong vô vọng, người dân quyết định tìm lối thoát. Ông Hector Quiles bận rộn điều khiển xe ủi đất dọn bùn và xác cây chất đống trên đường, trong khi phải đối mặt với sự thật đau lòng là toàn bộ đồn điền cà phê đã bị mất trắng. Một nông dân khác tên Angel Gonzalez, Phó Chủ tịch hãng Cafe Don Alonso, thừa nhận: “Chẳng còn sót lại hạt cà phê nào”.

Khi cơn sốc biến thành nỗi thất vọng, giáo dân tập trung vào nhà thờ Ðức Bà Monte Carmelo. Họ dọn đường đến nhà thờ, mở lối cho các tín hữu đến đây. Những người thân khác của bà Ortiz tham dự thánh lễ giữa tuần, nâng số người có mặt từ 4 lên 8. Và họ vững tin rằng sẽ có thêm các tín hữu khác về đây để hiệp ý cầu nguyện vào cuối tuần.

"Ngôi nhà nhỏ bé ven hồ Coanilas dường như bị đầy về thời sơ khai

Tìm sự ủi an

Vào Chúa nhật 1.10.2017, tức 11 ngày kể từ khi bão Maria đổ bộ, thánh lễ được cử hành như đã định. Những chiếc ghế nhựa được đặt phía sau nhà thờ thay vì hai hàng ghế như thường lệ để tránh bùn. Âm thanh phát từ trống lục lạc và đàn guitar vang lên từ nơi thường dành cho ca đoàn, trong khung cảnh vẫn còn dấu vết của sự tàn phá. Bức họa La Virgen de la Divina Providencia (Ðức Mẹ - Chúa Quan Phòng), bổn mạng của Puerto Rico, vẫn ở chỗ cũ. Không lâu sau, mọi người lục tục đến.

Cụ Jose Maldonado Jimenez, 71 tuổi, ngồi bên ngoài chờ đến giờ lễ với hơn 10 người khác. Trẻ con chơi trò cút bắt trên sân, trong khi người lớn trao nhau những cái ôm hôn trong sự mừng rỡ vì đã thoát nạn, trước khi trò chuyện về tình hình hiện tại. Trong tình cảnh “bị thế giới bỏ rơi”, như cụ Maldonado Jimenez mô tả về cuộc sống sau cơn bão, những người sống sót dìu dắt nhau đến nhà thờ tìm sự an ủi từ Chúa. Cha Rodriguez lên tiếng: “Chúng ta đều bị ảnh hưởng, đều phải chịu đựng nỗi thống khổ. Vậy chúng ta phải làm gì? Chúng ta tìm về với đức tin, với cây thánh giá của Chúa Giêsu và nhìn xung quanh để giúp đỡ người chịu khổ hơn mình. Thời khắc của nỗi đau có thể trở thành giây phút để nhận ơn lành”, cha nói.

Trong lúc vị linh mục giảng, bà Ines Lopez Serrano, 37 tuổi, bước vội vào nhà thờ với ba đứa con, gắng sức nở nụ cười. Nhà của bà đã bị chôn vùi khi núi lở, và cả gia đình đang phải sống nhờ nhà người thân. Họ sẽ phải bắt tay vào xây dựng lại từ đầu, cùng nhiều dân làng khác. Sau khi người cuối cùng nhận thánh thể, cha Rodriguez đề nghị mọi người cùng cầu nguyện.

Trong khung cảnh hoang tàn của Caonillas, nhà thờ Ðức Bà Monte Carmelo vẫn lặng lẽ ở đó, bất chấp sự tàn phá của thiên nhiên. Ðột nhiên, con gái bà Lopez Serrano, Nahir Ortiz (14 tuổi), bắt đầu òa khóc, và thế là những tiếng nức nở, nghẹn ngào vang lên. Cô bé lao vào vòng tay của những người xung quanh, trong vài phút, tiếng khóc bặt đi. Nụ cười lại xuất hiện. Họ có thể mất hết tài sản nhưng vẫn còn tình yêu của Thiên Chúa, là còn tất cả.

ÐỊNH NGUYỄN

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Phòng sàng lọc ung thư ở Vatican
Phòng sàng lọc ung thư ở Vatican
Bộ Bác ái Vatican kết hợp với Hiệp hội Komen Ý đã điều hành một phòng khám nhằm sàng lọc miễn phí ung thư vú cho phụ nữ vô gia cư.
Ðáp lại tiếng kêu của người nghèo
Ðáp lại tiếng kêu của người nghèo
Các vị giám mục ở Québec, Canada mời gọi các cộng đoàn Kitô đáp lại “tiếng kêu của những người đang đói”, để bảo đảm mọi người có đủ thức ăn.
Rome chào đón 50 triệu người trong Năm Thánh 2025
Rome chào đón 50 triệu người trong Năm Thánh 2025
Ông Mariano Angelucci, phụ trách về du lịch của Rome khẳng định, các dự án lớn cho Năm Thánh 2025 sẽ hoàn thành đúng tiến độ. Thủ đô của Ý sẽ sẵn sàng đón khoảng 50 triệu người, gồm các tín hữu hành hương và khách du lịch.
Phòng sàng lọc ung thư ở Vatican
Phòng sàng lọc ung thư ở Vatican
Bộ Bác ái Vatican kết hợp với Hiệp hội Komen Ý đã điều hành một phòng khám nhằm sàng lọc miễn phí ung thư vú cho phụ nữ vô gia cư.
Ðáp lại tiếng kêu của người nghèo
Ðáp lại tiếng kêu của người nghèo
Các vị giám mục ở Québec, Canada mời gọi các cộng đoàn Kitô đáp lại “tiếng kêu của những người đang đói”, để bảo đảm mọi người có đủ thức ăn.
Rome chào đón 50 triệu người trong Năm Thánh 2025
Rome chào đón 50 triệu người trong Năm Thánh 2025
Ông Mariano Angelucci, phụ trách về du lịch của Rome khẳng định, các dự án lớn cho Năm Thánh 2025 sẽ hoàn thành đúng tiến độ. Thủ đô của Ý sẽ sẵn sàng đón khoảng 50 triệu người, gồm các tín hữu hành hương và khách du lịch.
Tôn giáo là một công cụ của hòa bình
Tôn giáo là một công cụ của hòa bình
Cuộc hội thảo “Kitô giáo trong đối thoại với Hồi giáo và các tôn giáo truyền thống châu Phi: những thách thức và cơ hội” được tổ chức tại Nairobi, Kenya từ ngày 9 đến 10.4.2024
Thủ bản Kinh Thánh bán đấu giá 3,8 triệu đô la Mỹ
Thủ bản Kinh Thánh bán đấu giá 3,8 triệu đô la Mỹ
Một trong những thủ bản Kinh Thánh cổ nhất thế giới sẽ được bán đấu giá, khởi điểm 3,8 triệu USD, vào ngày 11.6.2024 tại Luân Đôn.
Ðức Hồng y đầu tiên của Lào tròn 80 tuổi
Ðức Hồng y đầu tiên của Lào tròn 80 tuổi
Ðức Hồng y đầu tiên của Giáo hội Công giáo tại Lào, Louis-Marie Ling Mangkhanekhoun, đã tròn 80 tuổi ngày 8.4.2024.
Lạc quyên Mùa Chay ở Trung Quốc
Lạc quyên Mùa Chay ở Trung Quốc
Các tín hữu Trung Quốc đã quảng đại đóng góp cho cuộc lạc quyên năm 2024 do Jinde Charities (tổ chức từ thiện Công giáo tại Trung Quốc) khởi xướng vào Mùa Chay 2024
Ơn toàn xá cho tín hữu tham dự Ðại hội Thánh Thể ở Mỹ
Ơn toàn xá cho tín hữu tham dự Ðại hội Thánh Thể ở Mỹ
Tòa Ân giải Tối cao sẽ ban ơn toàn xá, theo các điều kiện thông thường, cho các tín hữu tham dự Cuộc hành hương Thánh Thể Quốc gia và Đại hội Thánh Thể Quốc gia diễn ra ở Indianapolis
Nỗi ám ảnh mang tên hóa chất vĩnh cửu
Nỗi ám ảnh mang tên hóa chất vĩnh cửu
Nếu một thế kỷ trước, các hóa chất vĩnh cửu như PFAS hoàn toàn không tồn tại trong thiên nhiên, thì ngày nay chúng xâm nhập môi trường, từ những túi nước ngầm đến băng tuyết Nam Cực.