Nostra Aetate vẫn là “Thời sự”

Tuyên ngôn Nostra Aetate về đối thoại giữa Công giáo và các tôn giáo ngoài Kitô giáo, vẫn giữ nguyên vẹn giá trị sau 50 năm được ban bố.

Tuyên ngôn Nostra Aetate là một trong những tuyên ngôn của Công đồng Vatican II được các Nghị phụ biểu quyết thông qua ngày 15.10.1965 và được Ðức Giáo hoàng Phaolô VI ký ban hành ngày 28.10.1965. Đây là tài liệu ngắn nhất trong các văn kiện được công bố tại Công Ðồng Vaticanô II, nhưng có vai trò cực kỳ quan trọng. Ngày 18.11.1964, Ðức Hồng y Augustin Bea đã nhận định: “Ðây là lần đầu tiên trong lịch sử Giáo hội, một công đồng đã long trọng trình bày các nguyên tắc liên hệ đến tôn giáo ngoài Kitô giáo, cũng là vấn đề của hàng tỷ người chưa biết hay không nhìn nhận Chúa Kitô và công trình cứu rỗi của Người”.

ĐGH Benedicto XVI gặp gỡ các nhà lãnh đạo tôn giáo Lebanon tại Baadba Palace bên ngoài Beirut, Trung Đông

Giáo hội luôn coi trọng đối thoại liên tôn, đại kết và Thánh Phanxicô thành Assisi (Ý) được xem là biểu tượng của sự gặp gỡ, đối thoại giữa các tôn giáo. Năm 1986, Đức Thánh Giáo hoàng Gioan-Phaolô II đã tổ chức cuộc gặp với hơn 50 vị lãnh đạo tôn giáo trên thế giới tại thành này. Trong quá khứ, các tôn giáo thường bị cho là gây ra chia rẽ, nhưng tại Assisi, các nhà lãnh đạo tôn giáo đã truyền tải một hình ảnh hoàn toàn khác khi sát cánh bên nhau để cầu nguyện cho hòa bình. Sau cuộc gặp lịch sử ấy, Đức Gioan-Phaolô II thường xuyên gặp gỡ đại diện của nhiều tôn giáo và kêu gọi các tín hữu cũng mở rộng vòng tay kết nối. Điều này cho thấy “một ngọn lửa được thổi bùng ở Assisi đã lan ra khắp thế giới và là dấu chỉ cho hy vọng”.

Những nỗ lực tăng cường đối thoại giữa Công giáo và Do Thái giáo dưới thời của Ðức Gioan-Phaolô II được thực hiện ở Thánh bộ Giáo lý Ðức tin do ĐHY Joseph Ratzinger - tức Đức Bênêđictô XVI sau này - làm Tổng trưởng. Với tư cách là một nhà nghiên cứu Kinh Thánh và rất am tường về lịch sử Giáo hội Công giáo, ĐHY Ratzinger đã xây dựng quan hệ tốt đẹp với người Do Thái. Quan điểm thần học của ngài dựa trên niềm xác tín cho rằng Kinh Thánh chỉ có thể được hiểu một cách đích thực khi được xem là duy nhất. Do đó, “concordia testamentorum” (sự hòa hợp giữa các bản văn Kinh Thánh) là một một yếu tố thiết yếu để giải thích đúng đắn sứ điệp về cứu độ.

Đức Thánh Giáo hoàng Phaolô II bắt tay ông Elio Toaf, Rabbi trưởng cộng đoàn Do Thái tại Đại hội đường Do Thái ở Rome năm 1986

Khi Giáo hoàng Gioan-Phaolô II qua đời, nhiều vị lãnh đạo giáo hội Tin Lành, Chính Thống giáo Đông phương cũng như Do Thái giáo, Hồi giáo và Phật giáo đã tổ chức các buổi tưởng niệm và cầu nguyện theo nghi thức tôn giáo của họ để chia sẻ nỗi đau buồn của người Công giáo. Đó cũng là lần đầu tiên lãnh đạo Chính Thống giáo Đông phương và Anh giáo đến tham dự tang lễ của một vị Giáo hoàng kể từ khi họ cắt đứt liên hệ với Vatican.

Đến triều đại của Ðức Bênêđictô XVI, ngài nhấn mạnh rằng vẫn theo chân người tiền nhiệm và mong muốn tăng cường quan hệ với người Do Thái. Lá thư đầu tiên của ngài sau khi được bầu làm giáo hoàng là gởi đến vị Trưởng Hội đường Do Thái giáo ở Rome.

Đức Benedicto XVI gặp gỡ lãnh đạo tôn giáo bạn

Tại Công Đồng Vaticanô II, Hội Thánh đã khẳng định: “Giáo hội không hề bác bỏ những gì là chân lý và thánh thiện trong các tôn giáo khác. Công đồng công nhận những phương thức hành động, lối sống, các quy định và giáo lý của họ với lòng tôn kính chân thành” (Nostra Aetate). Chính từ tinh thần của tuyên ngôn này cùng với định hướng chung của Công Đồng Vaticanô II, Hội Thánh muốn mở cánh cửa để nhìn vào những giá trị cao đẹp của các tôn giáo khác và kết nối họ với Kitô giáo. Tuyên ngôn đã khai mở các nỗ lực đối thoại liên tôn.

ÐHY Kurt Koch, Chủ tịch Ủy ban Tòa Thánh phụ trách các quan hệ với người Do Thái cho biết, việc nhắc đến mối quan hệ giữa Kitô giáo với Do Thái giáo trong Nostra Aetate không chỉ là điểm khởi đầu, “mà còn là bản lề của toàn bộ Tuyên ngôn”. ÐHY tuyên bố: “Người Do Thái là anh em của chúng ta. Theo quan điểm của Ðức Thánh Cha Bênêđictô XVI về sự hiệp nhất giữa hai Giao ước, chúng ta có mối liên hệ không gì chia cắt được với các tín đồ Do Thái giáo. Ðây chính là quan điểm đặt mọi việc dưới ánh sáng Tuyên ngôn Nostra Aetate của Công đồng Vaticanô II. Trong Giáo hội Công giáo hiện nay, Tuyên ngôn này còn nguyên vẹn giá trị”.

ĐTC Phanxicô cúi đầu, hướng về thánh địa Mecca và nhắm mắt thinh lặng cầu nguyện cùng đại giáo sĩ Istanbul Rahmi Yaran

ĐHY Jean-Louis Tauran, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh về Đối thoại Liên tôn nhận định: “Một trong những thành tựu cơ bản của Nostra Aetate là Giáo hội nhìn nhận những gì chân thật và thánh thiện nơi các tôn giáo khác... Thật là thú vị khi đọc văn kiện này vào 50 năm sau và thấy rằng tuyên ngôn đã không hề mất đi giá trị. Chắc chắn Nostra Aetate đã truyền cảm hứng và là điểm tham chiếu vững chắc cho người Công giáo để thúc đẩy mối quan hệ tôn trọng và đối thoại với những anh chị em theo đạo khác”.

Công đồng Vaticanô II đã khai triển và đẩy mạnh cái nhìn tích cực về giá trị của các tôn giáo.Trong số các tài liệu của Công đồng Vaticanô II, Nostra Aetate được xác nhận đã có đóng góp rất quan trọng khi đưa ra một định hướng nền tảng cho Giáo hội Công giáo. Giáo hội hiện vẫn xem đối thoại với các tôn giáo là yếu tố trọng tâm để cùng xây dựng một thế giới huynh đệ đại đồng và hòa bình.

Xuân Trường

tin liên quan

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Đại biểu Công giáo tại Quốc hội Hàn Quốc 
Đại biểu Công giáo tại Quốc hội Hàn Quốc 
Số đại biểu Công giáo tại Quốc hội khóa mới ở Hàn Quốc lên tới 80 người trên tổng số 300 đại biểu, theo kết quả cuộc bầu cử ngày 10.4.2024.
Chân phước Pauline Jaricot được đặt tên cho một nhà nguyện
Chân phước Pauline Jaricot được đặt tên cho một nhà nguyện
Nhà nguyện của Hội giáo hoàng Truyền giáo Romania được đặt theo tên chân phước Pauline Jaricot, người sáng lập Hội Truyền bá Đức tin. Lễ khánh thành ngày 20.4.2024 tại Bucharest do Đức cha Aurel Perca, Tổng Giám mục Bucharest chủ trì.
“Hành tinh và nhựa”
“Hành tinh và nhựa”
Nhân Ngày Trái đất 2024 (22.4.2024), Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhắc nhở mọi người về nghĩa vụ bảo vệ hành tinh và gìn giữ hòa bình. Chủ đề của Ngày Trái đất 2024 là “Hành tinh và nhựa”, kêu gọi các quốc gia giảm 60% sản lượng các loại...
Đại biểu Công giáo tại Quốc hội Hàn Quốc 
Đại biểu Công giáo tại Quốc hội Hàn Quốc 
Số đại biểu Công giáo tại Quốc hội khóa mới ở Hàn Quốc lên tới 80 người trên tổng số 300 đại biểu, theo kết quả cuộc bầu cử ngày 10.4.2024.
Chân phước Pauline Jaricot được đặt tên cho một nhà nguyện
Chân phước Pauline Jaricot được đặt tên cho một nhà nguyện
Nhà nguyện của Hội giáo hoàng Truyền giáo Romania được đặt theo tên chân phước Pauline Jaricot, người sáng lập Hội Truyền bá Đức tin. Lễ khánh thành ngày 20.4.2024 tại Bucharest do Đức cha Aurel Perca, Tổng Giám mục Bucharest chủ trì.
“Hành tinh và nhựa”
“Hành tinh và nhựa”
Nhân Ngày Trái đất 2024 (22.4.2024), Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhắc nhở mọi người về nghĩa vụ bảo vệ hành tinh và gìn giữ hòa bình. Chủ đề của Ngày Trái đất 2024 là “Hành tinh và nhựa”, kêu gọi các quốc gia giảm 60% sản lượng các loại...
Sẽ có 6,5 triệu người viếng thánh tích thánh Phanxicô Xaviê
Sẽ có 6,5 triệu người viếng thánh tích thánh Phanxicô Xaviê
Tại Tổng Giáo phận Goa ở Ấn Độ, việc trưng bày trọng thể thánh tích của thánh Phanxicô Xaviê 10 năm một lần, sẽ được tổ chức vào ngày 21.11.2024 và kết thúc vào Chúa nhật 5.1.2025.
Phòng sàng lọc ung thư ở Vatican
Phòng sàng lọc ung thư ở Vatican
Bộ Bác ái Vatican kết hợp với Hiệp hội Komen Ý đã điều hành một phòng khám nhằm sàng lọc miễn phí ung thư vú cho phụ nữ vô gia cư.
Ðáp lại tiếng kêu của người nghèo
Ðáp lại tiếng kêu của người nghèo
Các vị giám mục ở Québec, Canada mời gọi các cộng đoàn Kitô đáp lại “tiếng kêu của những người đang đói”, để bảo đảm mọi người có đủ thức ăn.
Nhà khoa học Công giáo tiên phong của thiên văn học hiện đại
Nhà khoa học Công giáo tiên phong của thiên văn học hiện đại
Khoa học gia người Ðức Johannes Müller von Königsberg (1436-1476) là nhà chiêm tinh và toán học, được mệnh danh là “cha đẻ ngành thiên văn học hiện đại”, và là một trong những nhà in ấn đầu tiên của thế giới.
Rome chào đón 50 triệu người trong Năm Thánh 2025
Rome chào đón 50 triệu người trong Năm Thánh 2025
Ông Mariano Angelucci, phụ trách về du lịch của Rome khẳng định, các dự án lớn cho Năm Thánh 2025 sẽ hoàn thành đúng tiến độ. Thủ đô của Ý sẽ sẵn sàng đón khoảng 50 triệu người, gồm các tín hữu hành hương và khách du lịch.
Tôn giáo là một công cụ của hòa bình
Tôn giáo là một công cụ của hòa bình
Cuộc hội thảo “Kitô giáo trong đối thoại với Hồi giáo và các tôn giáo truyền thống châu Phi: những thách thức và cơ hội” được tổ chức tại Nairobi, Kenya từ ngày 9 đến 10.4.2024