Kỷ niệm 50 năm bế mạc Công đồng Vaticanô II

Những cột mốc thời gian

Tháng 1.1959, Đức Gioan XXIII thông báo cho vài vị hồng y biết ý định triệu tập một “Công đồng chung” 92 năm sau Công đồng Vatican I. Việc triệu tập chính thức diễn ra gần hai năm sau, ngày 25.12.1961. Công đồng kéo dài ba năm, phân ra làm bốn kỳ họp từ 3 đến 4 tháng cho mỗi kỳ. Kỳ 1 khai mạc ngày 11.10.1962, với sự hiện diện của 2.400 giám mục đến từ 136 quốc gia.

Đức Gioan XXIII qua đời vài tháng trước khi khai mạc kỳ họp thứ 2 (6.1963). Đức Phaolô VI kế vị ngài. Công đồng thứ 21 trong lịch sử Giáo hội kết thúc ngày 8.12.1965. Công đồng đã công bố 16 văn kiện, gồm 4 hiến chế, 9 sắc lệnh và 3 tuyên ngôn.

Các văn kiện

Hiến chế đầu tiên Sacrosanctum concilium được thông qua từ năm 1963, bàn về phụng vụ. Văn bản thần học này đề cập việc canh tân và đơn giản hóa các nghi thức, tạo điều kiện cho các tín hữu được tham gia tích cực vào phụng vụ, đặc biệt là việc cử hành các nghi thức bằng tiếng bản xứ và hầu như loại bỏ hẳn tiếng La-tinh.

Hiến chế thứ hai, Lumen Gentium (Ánh sáng muôn dân), là một văn kiện tín lý, nhấn mạnh đến sự bình đẳng giữa các thành phần dân Chúa. Qua đó, mỗi người được “mời gọi nên thánh”, cũng như về vai trò các giám mục và giáo dân. Giáo hội cũng nhìn nhận qua bản văn trọng tâm này rằng, trong các Giáo hội Kitô khác cũng có các “nhân tố chân lý”.

Ở kỳ họp cuối cùng công bố các văn bản quan trọng nhất của Công đồng: các tuyên ngôn Nostra Aetate, bàn về các mối liên hệ với các tôn giáo ngoài đạo Kitô, và Dignitatis humanae đề cập đến tự do tôn giáo; các hiến chế Dei verbum (Mặc khải) và Gaudium et spes (Giáo hội trong thế giới ngày nay).

Trong Nostra Aetate, Giáo hội đề xuất xem lại lời giảng dạy của mình về người Do Thái, và suy kỹ lại mối tương quan thần học của Giáo hội với Do Thái giáo. Như sử gia Philippe Chenaux giải thích, “chúng ta chuyển từ nền thần học về sự thay thế (Israel đã bị Thiên Chúa ruồng bỏ và được thay thế bởi Giáo hội) sang quan điểm thần học về “dòng dõi”, nguồn gốc”. Vậy từ khởi đầu, văn kiện đề cập các mối tương quan giữa Giáo hội và đạo Do Thái, về sau mở rộng tầm nhìn sang Hồi giáo.

Bản văn về tự do tôn giáo cũng đánh dấu việc hủy bỏ thái độ “độc tôn” trong lịch sử Giáo hội. Cách tiếp cận mới mẻ này cho rằng không ai bị ngăn cản hay bó buộc phải theo một đạo nào đó. Ngày nay Hội Thánh đề cao khái niệm này qua các tương quan của mình với Hồi giáo để mời gọi tín hữu đạo ấy cũng áp dụng tương tự nguyên tắc đó.

Hiến chế Dei verbum bàn đến mạc khải của Thiên Chúa, cách thức tín hữu phải thấu hiểu Kinh Thánh và phương pháp giải thích của các nhà chú giải và thần học khi quan tâm đến lối tiếp cận phê bình lịch sử. Đồng thời, văn kiện này thừa nhận tính chất lịch sử của các bản văn Tin Mừng.

Gaudium et spes, đề cập đến “Giáo hội trong thế giới ngày nay”, và mở rộng tầm suy tư của Hội Thánh trước các vấn đề nảy sinh từ tính hiện đại, chủ trương đa nguyên văn hóa, các vấn đề luân lý, chiến tranh và phẩm giá con người. Sau nhiều cuộc tranh luận, đa số văn kiện được nhất trí thông qua.

Viết Hiệp

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Mercedes-Benz “điện hóa” Papamobile
Mercedes-Benz “điện hóa” Papamobile
Ola Källenius, Tổng giám đốc điều hành hãng xe Mercedes-Benz, và các thành viên khác trong nhóm đã tặng Đức Thánh Cha một chiếc “papamobile” điện hoàn toàn mới, ngày 4.12.2024.
Đức Hồng y Tagle nhận Giải thưởng Nhà lãnh đạo tôn giáo
Đức Hồng y Tagle nhận Giải thưởng Nhà lãnh đạo tôn giáo
Ngày 26.11.2024, Mạng lưới Đức tin Công giáo trao Đức Hồng y Luis Antonio Tagle Giải thưởng Nhà lãnh đạo tôn giáo.
Tín hữu trẻ người Congo trở thành chân phước
Tín hữu trẻ người Congo trở thành chân phước
Anh Floribert Bwana Chui Bin Kositi, một tín hữu Công giáo người Congo đã được Giáo hội nhìn nhận là chứng nhân đức tin.
Mercedes-Benz “điện hóa” Papamobile
Mercedes-Benz “điện hóa” Papamobile
Ola Källenius, Tổng giám đốc điều hành hãng xe Mercedes-Benz, và các thành viên khác trong nhóm đã tặng Đức Thánh Cha một chiếc “papamobile” điện hoàn toàn mới, ngày 4.12.2024.
Đức Hồng y Tagle nhận Giải thưởng Nhà lãnh đạo tôn giáo
Đức Hồng y Tagle nhận Giải thưởng Nhà lãnh đạo tôn giáo
Ngày 26.11.2024, Mạng lưới Đức tin Công giáo trao Đức Hồng y Luis Antonio Tagle Giải thưởng Nhà lãnh đạo tôn giáo.
Tín hữu trẻ người Congo trở thành chân phước
Tín hữu trẻ người Congo trở thành chân phước
Anh Floribert Bwana Chui Bin Kositi, một tín hữu Công giáo người Congo đã được Giáo hội nhìn nhận là chứng nhân đức tin.
Đức Mẹ và các chứng nhân đức tin là nguồn cảm hứng
Đức Mẹ và các chứng nhân đức tin là nguồn cảm hứng
Giáo hội Công giáo Campuchia đang chuẩn bị cho Năm Thánh 2025 với chủ đề tôn vinh Đức Mẹ Maria và tưởng nhớ các vị chứng nhân đức tin.
Nhà thờ Ðức Bà Paris, cửa lại mở: Ðồng hành  với các chuyên gia
Nhà thờ Ðức Bà Paris, cửa lại mở: Ðồng hành với các chuyên gia
Ðạo diễn người Pháp gốc Việt Florence Trần đã có hai năm tiếp xúc và quan sát các chuyên gia về khảo cổ, pháp y… để thực hiện phim tài liệu “Ðiều tra về những báu vật chôn dưới nhà thờ Ðức Bà Paris”, vừa được phát trên Ðài Truyền...
Nhà thờ Ðức Bà Paris, cửa lại mở: Hơn 850 năm lịch sử
Nhà thờ Ðức Bà Paris, cửa lại mở: Hơn 850 năm lịch sử
Khoảng 1.000 công nhân đã lao động cật lực để xây dựng tòa Vương Cung Thánh Đường trên hòn đảo nhỏ bên dòng sông Seine từ năm 1163 đến 1345, để thay thế nhà thờ cũ tại đây, theo như giải thích của Tạp chí TIME vào năm 1955:
Nhà thờ Ðức Bà Paris, cửa lại mở: Ngược dòng  thời gian cùng nhà thờ Ðức Bà Paris
Nhà thờ Ðức Bà Paris, cửa lại mở: Ngược dòng thời gian cùng nhà thờ Ðức Bà Paris
“Notre Dame” như một cuốn cổ thư sống động của nước Pháp. Trong dịp khánh thành công trình phục dựng, Công giáo và Dân tộc đã trò chuyện với Giáo sư Claude Gauvard, sử gia hàng đầu của Pháp về thời Trung Cổ, để hiểu rõ hơn về nhà thờ...
Nhà thờ Ðức Bà Paris, cửa lại mở: Những người thợ lành nghề
Nhà thờ Ðức Bà Paris, cửa lại mở: Những người thợ lành nghề
Các nghệ nhân, thợ thủ công, chuyên viên, kỹ thuật viên… đã góp công sức để nhà thờ Ðức Bà Paris mở cửa trở lại, nhưng chính Notre Dame cũng mở toang cánh cửa để công chúng được biết về họ và những ngành nghề tưởng chừng đã thất truyền.
Nhà thờ Ðức Bà Paris, cửa lại mở: 600m3 nước sẵn sàng
Nhà thờ Ðức Bà Paris, cửa lại mở: 600m3 nước sẵn sàng
Để tránh mọi nguy cơ xảy ra hỏa hoạn lần nữa, hơn 1km đường ống dẫn nước đường kính 300mm, tức rộng gấp đôi, thậm chí gấp 3 so với đường ống cũ, đã được lắp đặt để đưa nước từ hồ chứa Montsouris đến nhà thờ Đức Bà Paris.