Dấn thân trên mọi ngả đường

Với 142 năm sát cánh cùng cư dân Nam bộ trên hành trình đức tin, hình ảnh nữ tu Chúa Quan Phòng đã đi vào lòng tín hữu bằng những chấm phá rất đời, rất thật.

Trụ sở Tỉnh dòng Chúa Quan Phòng Cù Lao Giêng

Tấm lòng với chốn thôn quê

Gấp quyển sổ tay khám bệnh khi trời nhá nhem tối, nữ tu Maria Phạm Thị Mầu trầm tư:“Hôm nay chỉ nhiêu thôi, gần 20 người, trung bình mỗi ngày cũng tầm này lượt lại châm cứu, hốt thuốc. Giáo dân gần đây cũng có, mà người ta ở xa cũng đến”.Đã hơn chục năm qua, phòng thuốc Đông y đặt ở cổng cuối cùng của tu viện Chúa Quan Phòng Cù Lao Giêng (Gp Long Xuyên) do sơ Mầu phụ trách như địa chỉ đầy tin cậy để dân nghèo đến chạy chữa. Mỗi lượt châm cứu chỉ 15.000 đồng. Cuối tuần, phòng khám còn phát thuốc miễn phí. Ở tuổi xế chiều nhưng lửa phục vụ của vị nữ tu vẫn cháy bừng. Vừa dọn phòng thuốc, dì vừa kể cho chúng tôi nghe về đời tu của mình, rồi tâm tư với nghề:“Muốn làm tốt thì phải có cái tâm, cái lòng yêu nghề !”.Lời dì nói khiến tôi mường tượng ở đâu đó trong khắp vùng đồng bằng, từ những bệnh viện, trường học đến xứ nghèo bốn bên đồng ruộng, dáng hình những nữ tu áo xanh, lúp trắng luôn ẩn hiện một cách thân thuộc. Người nữ tu Chúa Quan Phòng mặc cho mình tấm áo đơn sơ của tinh thần khó nghèo, cùng phương châm:“Phục vụ những người nghèo khổ nhất và bị bỏ rơi nhất”,các sơ là những chứng tá Tin Mừng nhiệt thành.

Chăm sóc y tế là một trong các mảng chị em CQP dấn thân (ảnh: nữ tu Maria Phạm Thị Mầu điều trị cho bệnh nhân tại phòng thuốc Đông y)

Bên cạnh lo việc phụng vụ, các dì cũng rất quan tâm đến đời sống giáo hữu, đặc biệt là về y tế, giáo dục. Xứ quê, con trẻ thường được gởi gắm cho các sơ dạy chữ, đa phần là miễn phí. Để đáp lại, đôi khi bà con gởi biếu vài trái cây đầu mùa hay ít thịt, rau. Ở những họ nghèo, tình cảm đôi bên càng dào dạt. Suốt mấy mươi năm dài, trường học của các sơ được phú cho danh xưng trìu mến là “trường bà phước” hay “trường nhà thờ”. Dường như đó cũng là mái trường đầu đời của những đứa con nhà đạo. Một số nữ tu Chúa Quan Phòng còn dấn thân vào các trường đại học, cao đẳng, vừa giảng dạy vừa chăm lo mục vụ cho sinh viên. Số khác trở thành những y tá, y sĩ, bác sĩ đông y, tây y phục vụ tại bệnh viện. Không ít sơ lại tình nguyện chăm sóc bệnh nhân nhiễm H, sống tại làng phong.

Ðến với những mảnh đời

Quay ngược thời gian về những ngày đầu, khi 6 nữ tu từ Portieux, phía đông nước Pháp đến Cù Lao Giêng vào cuối thế kỷ XIX, họ đã chú ý đặc biệt đến công tác xã hội. Các sơ bắt tay ngay vào việc nhận nuôi trẻ mồ côi. Tổng số của năm đầu là 42 em, năm sau là 78, rồi tăng dần. Năm 1925, Ấu Nhi viện Cù Lao Giêng có hơn 800 em.Đến Cù Lao Giêng chưa được bao lâu, nhận thấy nhu cầu chữa trị, khám bệnh cho dân nghèo ngày càng trở nên cấp thiết, các nữ tu cũng tìm cách giúp đỡ. Và một bệnh viện đã được xây lên năm 1887. Theo năm tháng, trong suốt quá trình phục vụ, hoạt động cộng đồng rất được nhà dòng coi trọng. Tại trụ sở dòng, nằm nép mình phía sau những phòng nguyện cổ kính, căn nhà nhỏ nơi những cô nhi ngày ấy sinh hoạt trông giản dị mà ấm cúng. Bà Lê Thị Phiến, 54 tuổi, cũng là thành viên trẻ nhất của Ấu Nhi viện thuở nào cho biết: “Tui ở đây cùng với 9 chị và 4 anh, trước đây thì nhiều mà lớn tuổi nên mất hết rồi. Ở thì chia làm 2 bên nam, nữ. Tụi này coi nhau như anh em. Các sơ là mẹ, là chị. Ban ngày làm vườn, làm cỏ, đọc kinh. Các sơ nếu có đi đâu thì tụi tui theo đó…”. Gọi là cô nhi, là “trẻ nhất” nhưng bây giờ tóc bà đã bạc. Tôi gặp bà khi đang đứng nhổ tóc sâu cho một cụ tầm tám mươi. Họ trò chuyện, niềm nở như chưa từng có nỗi bất hạnh nào gieo vào đời mình. Nữ tu Anna Hồ Thị Hạnh, Giám tỉnh, bảo chính nhờ đi sâu vào từng mặt của đời sống nên các sơ dễ dàng giới thiệu Chúa cho mọi người: “Khi dấn thân vào các lĩnh vực mới có thể bắt gặp những cơ hội, những mảnh đời. Và đó là cách hiểu nhiều hơn cuộc sống anh em xung quanh. Bởi chỉ khi đồng hành, chia sẻ niềm vui nỗi buồn thì mọi hành động mới chạm đến trái tim”. Từng có thời gian dài giảng dạy đại học và các khóa thần học giáo dân, sơ Hạnh nói sống gần gũi với sinh viên làm tinh thần hăng hái, qua đó tự rèn luyện để thăng tiến bản thân. Về định hướng phát triển cho nhà dòng, vị bề trên đương nhiệm cũng khẳng định tiếp tục đào tạo không chỉ mặt tu đức mà còn cả ở chuyên môn để các nữ tu có thể phát triển toàn diện nhất và sẵn sàng hòa nhập vào mọi cộng đồng.

Những cô nhi ngày ấy giờ đã là bậc cao niên sống đầm ấm dưới mái nhà các sơ

Tính đến đầu năm 2018, tỉnh dòng Chúa Quan Phòng Cù Lao Giêng có tất cả 231 nữ tu, chưa kể tập sinh, đệ tử, phục vụ 43 cộng đoàn trong 4 giáo phận. Trụ sở nhà chính đặt cạnh tu viện Phanxicô, cách nhà thờ Cù Lao Giêng độ 300m. Ở các xứ đạo, hội Huynh đệ Chúa Quan Phòng ra đời như một nơi để các bà mẹ Công giáo thêm gắn kết. Manh nha từ thập niên 1990, đến nay mở rộng thêm nhiều. Các thành viên của hội thay nhau đọc kinh từng nhà vào tháng Mân Côi. Ở xóm đạo, cứ hễ khi nhà ai gặp chuyện buồn, tang tóc…, họ tụ lại ủi an. Vùng nghèo khó lại là cơ hội để người nữ tu sống theo linh đạo, ra sức phục vụ. Chen chân vào giữa lòng đời mà tận hiến, cứ thế, các sơ làm đẹp thêm cho Giáo Hội, cho tha nhân.

Dòng Chúa Quan Phòng Portieux được Á Thánh Gioan Martinô Moye, một linh mục người Pháp thành lập ngày 14.01.1762. Năm 1876, theo lời yêu cầu của cha Cordier, Bề trên địa phận Nam Vang, sáu nữ tu Chúa Quan Phòng đã đến thành lập trụ sở Dòng tại vùng đất cạnh nhà thờ Ðầu Nước (nhà thờ Cù Lao Giêng). Các sơ bắt đầu lập viện mồ côi, nhà hưu dưỡng, hoạt động giáo dục và từ thiện. Sau chặng đường dài phát triển tại Việt Nam, ngày 15.11.2011, tỉnh dòng Chúa Quan Phòng Việt Nam tái cấu trúc thành 3 tỉnh dòng: Tây Nguyên, Cù Lao Giêng và Cần Thơ.

Nguyễn Hùng Luân - Ảnh: HL

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Thánh lễ tạ ơn trùng tu nhà nguyện cổ giáo xứ Hạnh Thông Tây
Thánh lễ tạ ơn trùng tu nhà nguyện cổ giáo xứ Hạnh Thông Tây
Sáng 11.1.2025, Đức Tổng Giám mục TGP TPHCM Giuse Nguyễn Năng đã đến thăm mục vụ và dâng thánh lễ tạ ơn trùng tu nhà nguyện cổ giáo xứ Hạnh Thông Tây.
Ngôi trường “bà sơ”
Ngôi trường “bà sơ”
Trên đời này, dù thế nào đi nữa, tất nhiên tùy hoàn cảnh và góc nhìn của mỗi người, nhưng tôi nghĩ rằng, Thượng đế vốn công bằng, không thiên vị một ai. Ai cũng có được niềm vui sống để rồi bình tâm, vững tin đi qua hành trình...
Giáo xứ Tân Việt, 70 năm một hành trình
Giáo xứ Tân Việt, 70 năm một hành trình
Thánh lễ tạ ơn 70 năm thành lập giáo xứ Tân Việt, giáo hạt Tân Sơn Nhì, TGP TPHCM, đã được cử hành vào Chúa nhật 12.1.2025, do Ðức cha Giuse Bùi Công Trác chủ tế. Sự kiện này góp phần ghi lại dấu ấn đặc biệt, đồng thời nhìn...
Thánh lễ tạ ơn trùng tu nhà nguyện cổ giáo xứ Hạnh Thông Tây
Thánh lễ tạ ơn trùng tu nhà nguyện cổ giáo xứ Hạnh Thông Tây
Sáng 11.1.2025, Đức Tổng Giám mục TGP TPHCM Giuse Nguyễn Năng đã đến thăm mục vụ và dâng thánh lễ tạ ơn trùng tu nhà nguyện cổ giáo xứ Hạnh Thông Tây.
Ngôi trường “bà sơ”
Ngôi trường “bà sơ”
Trên đời này, dù thế nào đi nữa, tất nhiên tùy hoàn cảnh và góc nhìn của mỗi người, nhưng tôi nghĩ rằng, Thượng đế vốn công bằng, không thiên vị một ai. Ai cũng có được niềm vui sống để rồi bình tâm, vững tin đi qua hành trình...
Giáo xứ Tân Việt, 70 năm một hành trình
Giáo xứ Tân Việt, 70 năm một hành trình
Thánh lễ tạ ơn 70 năm thành lập giáo xứ Tân Việt, giáo hạt Tân Sơn Nhì, TGP TPHCM, đã được cử hành vào Chúa nhật 12.1.2025, do Ðức cha Giuse Bùi Công Trác chủ tế. Sự kiện này góp phần ghi lại dấu ấn đặc biệt, đồng thời nhìn...
Sinh viên Công giáo mang Tết đến mái ấm tình thương
Sinh viên Công giáo mang Tết đến mái ấm tình thương
Chuẩn bị cho Tết Nguyên đán 2025, nhóm sinh viên Công giáo Thái Bình đã đến mái ấm Vinh Sơn - Phaolô để trao quà xuân cho các em vào trung tuần tháng 1.
Mùa Xuân trên miền truyền giáo
Mùa Xuân trên miền truyền giáo
Đức Tổng Giám mục TGP Hà Nội Giuse Vũ Văn Thiên, ngày 14.1.2025 đã về thăm giáo xứ Đồng Gianh, gởi trao quà Tết cho các gia đình có hoàn cảnh khó khăn trong khu vực.
Khắc phục hậu quả thiên tai trong năm 2024
Khắc phục hậu quả thiên tai trong năm 2024
Caritas Tổng giáo phận Huế những ngày đầu năm 2025 vẫn tiếp tục lên đường đến với các gia đình chịu ảnh hưởng nặng nề do thiên tại gây ra trong năm ngoái, đặc biệt là do mưa lũ hồi tháng 10, bởi bão Trà My.
Thánh lễ an táng Đức cha Giuse Trần Xuân Tiếu
Thánh lễ an táng Đức cha Giuse Trần Xuân Tiếu
Sáng ngày 10.1.2025, giáo phận Long Xuyên đã tổ chức thánh lễ an táng Đức cha Giuse Trần Xuân Tiếu.
Lễ khánh thành và cung hiến nhà thờ giáo xứ Kala
Lễ khánh thành và cung hiến nhà thờ giáo xứ Kala
Sáng ngày 2.1.2025, Đức cha Đaminh Nguyễn Văn Mạnh, Giám mục giáo phận Đà Lạt đã chủ sự thánh lễ khánh thành và cung hiến nhà thờ giáo xứ Kala, hạt Di Linh, giáo phận Đà Lạt.
Ban Mục vụ Gia đình TGP Hà Nội tổ chức hành hương Năm Thánh
Ban Mục vụ Gia đình TGP Hà Nội tổ chức hành hương Năm Thánh
Ngày 4.1.2025, Ban Mục vụ Gia đình TGP Hà Nội đã tổ chức hành hương Năm Thánh cấp giáo phận tại Trung tâm Hành hương toàn quốc kính các Thánh Tử đạo Việt Nam