Dạy bảo

“ ... dạy bảo họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho anh em” (Mt 18,20).

Giáo huấn của các tông đồ làm thành nền tảng cho việc chỉ bảo các Kitô hữu tiên khởi. Tân Ước phân biệt việc rao truyền và việc dạy bảo. Rao truyền nhằm cải hóa cá nhân và việc dạy bảo nhằm dạy bảo những người đã cải đạo.

Tầm quan trọng của việc dạy bảo: “Thánh hiền có những lời lẽ khác nào mũi nhọn, tác giả những tập ngạn ngữ ví như những cột mốc ...” (Gv 12,11-12; x. Cn 1,8-9; 3,1-2; 4,1-4; 6,20.23; Mt 5,19; 1Cr 14,6; 2Tm 4,2-3).

Dạy bảo từ cha mẹ: “Hãy dạy bảo con trẻ con đường nó phải đi để đến tuổi già nó vẫn không lìa bỏ” (Cn 22,6; x. Đnl 6,6-9; 11,18-19; Ep 6,1-4).

Dạy bảo của các tông đồ: “Các tín hữu chuyên cần nghe các Tông đồ dạy bảo” (Cv 2,42; x. Tt 1,9; Mt 28,19-20; Rm 6,17; 1Tx 4,8; 2Tx 2,15; 1Tm 1,10-11; 4,6; 6,3; 2Tm 1,13-14; 4,3; Tt 2,1).

Ơn dạy bảo trong Hội Thánh: “... Ai dạy bảo thì cứ dạy bảo ...” (Rm 12,7; x. 1Tm 4,13-14).

Các cách dạy bảo tín hữu:

- Bằng gương sáng: “... Anh em đã bắt chước chúng tôi và noi gương Chúa, khi đón nhận lời Chúa” (1Tx 1,5-6; x. 1Cr 4,17; 11,1; Pl 4,9; 1Tx 2,14; 2Tm 3,10; Tt 2,3.9)

- Qua đối thoại: “Ông Phaolô thảo luận với các anh em ... ông đã kéo dài cuộc nói chuyện đến mãi nửa đêm” (Cv 20,7; 19,8-9).

- Qua sự giải thích các nghi lễ, như lễ Vượt Qua (Kh 12,26-27; 13,14-16)

- Bằng các châm ngôn (Cn 1,1-6.20.28).

- Qua lề luật: “Những lời này, tôi truyền cho anh em hôm nay, anh em phải ghi tạc vào lòng...” (Đnl 6,6-9; 11,18-19; 27,1.26; Tv 78,5-8).

- Nhờ chỉ bảo cho nhau: “ ... Anh em hãy dạy dỗ khuyên bảo nhau với tất cả sự khôn ngoan” (Cl 3,16; x. Rm 15,14; 1Tx 5,11; Dt 5,12).

- Qua sự chỉ dạy của các nhóm khác nhau trong Hội Thánh (Ep 5,22-6,9; Cl 3,18-4,1; Tt 2,1-10; 1Pr 2,18-3,7; 5,1-5).

Phân biệt giữa dạy bảo và rao giảng: “... cùng với nhiều người khác, hai ông (Phaolô và Barnaba) giảng dạy và loan báo Tin Mừng Lời Chúa” (Cv 15,35; x. Mt 4,23; 9,35; 11,1; Lc 20,1; Cv 4,2; 5,42; 18,21).

Điển hình về các chủ đề lớn được dạy dỗ trong Hội Thánh thời Tân Ước.

- Sự công chính của Thiên Chúa nhờ tin vào Đức Giêsu Kitô (Rm 3,21-22; x. Gl 2,20-21).

- Sự tự do trong Đức Kitô, khỏi những đòi buộc của luật (Gl 5,1-3).

- Sự hạ mình của Chúa Giêsu Kitô (Pl 2, 5-8; Dt 13,12-13).

- Uy quyền tối cao của Chúa Giêsu Kitô (Cl 1,18).

- Sự ưu việt của Chúa Giêsu Kitô (Dt 3,3)

- Hành xử đạo đức (Ep 4,22-24; x. Rm 12,1-2; 1Tm 6,1-2).

LM. PHẠM QUỐC TÚY - GIÁO PHẬN PHÚ CƯỜNG

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Đáp ca - Chúa nhật III Mùa Chay - năm C
Đáp ca - Chúa nhật III Mùa Chay - năm C
Chúa là Đấng từ bi nhân hậu, Người chậm giận và giàu tình thương, như trời xanh trổi cao hơn mặt đất, tình Chúa thương kẻ thờ Người cũng trổi cao
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật III Mùa Chay – năm C
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật III Mùa Chay – năm C
Thử nhớ lại những hy vọng Chúa đặt nơi bạn. Bạn nghĩ gì về trái của cây vả đời mình, có nhiều không, có ngon không?
Con người (danh từ chung)
Con người (danh từ chung)
Từ con người có tiếng gốc Hipri là Adam, phát sinh bởi gốc từ adamah - bụi đất, có nghĩa là con người hay loài người (x. St 1,26-28; 2,7).
Đáp ca - Chúa nhật III Mùa Chay - năm C
Đáp ca - Chúa nhật III Mùa Chay - năm C
Chúa là Đấng từ bi nhân hậu, Người chậm giận và giàu tình thương, như trời xanh trổi cao hơn mặt đất, tình Chúa thương kẻ thờ Người cũng trổi cao
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật III Mùa Chay – năm C
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật III Mùa Chay – năm C
Thử nhớ lại những hy vọng Chúa đặt nơi bạn. Bạn nghĩ gì về trái của cây vả đời mình, có nhiều không, có ngon không?
Con người (danh từ chung)
Con người (danh từ chung)
Từ con người có tiếng gốc Hipri là Adam, phát sinh bởi gốc từ adamah - bụi đất, có nghĩa là con người hay loài người (x. St 1,26-28; 2,7).
Sự cứng lòng (không sám hối)  và hậu quả
Sự cứng lòng (không sám hối) và hậu quả
Cứng lòng là một sự từ khước có tính toán và cố chấp, không chịu hối cải hoặc không chịu vâng phục ý Chúa. Thánh Kinh thường nhấn mạnh tính chất nghiêm trọng của việc từ khước này và cung cấp nhiều câu chuyện về sự cứng lòng với những...
Thương xót như Chúa Cha
Thương xót như Chúa Cha
Cuộc gặp gỡ giữa Thiên Chúa và ông Môisen qua bụi gai cháy bừng, là sự kiện quan trọng đánh dấu bước tiến triển của mạc khải. Quả vậy, đây là lần đầu tiên trong lịch sử, Thiên Chúa tự giới thiệu danh của Ngài cho con người.
Đáp ca - Chúa nhật II Mùa Chay - năm C
Đáp ca - Chúa nhật II Mùa Chay - năm C
Chúa là nguồn ánh sáng và ơn cứu độ của tôi, tôi còn sợ người nào?
Canh tân bản thân
Canh tân bản thân
Một trong những sứ điệp quan trọng của Mùa Chay là canh tân bản thân, thay đổi đời sống. Lời kêu gọi này được Giáo hội gởi đến chúng ta qua phụng vụ, ngay từ lúc khởi đầu Mùa Chay thánh.
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật II Mùa Chay – năm C
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật II Mùa Chay – năm C
Trong tuần 1 mùa Chay, Giáo hội luôn cho chúng ta đọc bài Tin Mừng về Chúa chịu cám dỗ và đã chiến thắng. Tuần 2 mùa Chay luôn là bài về Chúa Hiển dung. Mầu nhiệm Chúa Hiển dung nâng đỡ đức tin chúng ta.