Cảnh báo về cuối năm

1.Lời Chúa cảnh báo

Nói thế không sai theo cái nhìn chủ quan tự nhiên. Nhưng Chúa thấu suốt mọi sự, Người cảnh giác chúng ta hai điều. Điều thứ nhất là đừng phô trương, điều thứ hai là hãy khiêm nhường. Hai điều đó đã được Chúa Giêsu nói rõ ràng trong bài Phúc Âm Lễ Tro, năm nay trùng vào ngày 30 Tết.

Về việc bố thí từ thiện, Chúa phán : “Khi các ngươi bố thí, thì đừng thổi loa trước như bọn giả hình làm ở nơi hội đường và phố xá, để cho người ta ca tụng họ.

“Quả thực Ta bảo các ngươi, họ đã được thưởng công rồi.

“Còn ngươi có bố thí, thì làm sao đừng để tay trái biết việc tay phải làm, để việc ngươi bố thí được giữ kín, và Cha các ngươi, Đấng thấu suốt mọi bí ẩn, sẽ trả công cho ngươi” (Mt 6,1-4).

Về việc cầu nguyện,Chúa phán : “Khi các ngươi cầu nguyện, thì cũng chớ làm như kẻ giả hình, họ ưa cầu nguyện giữa hội đường và các ngã đường, để thiên hạ trông thấy.

Quả thực Ta bảo các ngươi rằng : Họ đã được thưởng công rồi.

“Còn ngươi, khi cầu nguyện thì hãy vào phòng, đóng cửa lại mà cầu xin với Cha ngươi, Đấng ngự nơi bí ẩn sẽ trả công cho ngươi” (Mt 6,5-6).

Về việc ăn chay khổ chế, Chúa phán : “Khi các ngươi ăn chay, thì đừng làm như bọn giả hình thiểu não. Họ làm cho mặt mũi ủ dột, để có vẻ ăn chay trước mặt người ta.

Quả thực, Ta bảo các ngươi, họ đã được thưởng công rồi.

“Còn ngươi, khi ăn chay, hãy xức dầu thơm trên đầu và rửa mặt, để thiên hạ không biết việc ngươi ăn chay, nhưng chỉ tỏ ra cho Cha ngươi, Đấng ngự nơi bí ẩn, và Cha ngươi, Đấng thấu suốt mọi bí ẩn, sẽ trả công cho ngươi” (Mt 6,16-18).

2.Thực thi lời chúa cảnh báo

Trong những thế kỷ đầu của Hội Thánh, những lời Chúa phán dạy trên đây đã được hầu hết cá nhân và cộng đoàn đức tin thực hiện nghiêm túc. Không ai thêm, không ai bớt. Mọi người đều biết đạo mình chỉ phải dựa vào một Chúa mà tồn tại và phát triển.

Nhưng với tình hình lịch sử biến chuyển, lời Chúa trên đây đã được thực hiện với nhiều linh động. Vì nhu cầu vận động dư luận, nhu cầu chia sẻ, nhu cầu truyền đạo cần dựa phần nào vào kinh tế, văn hóa. Nên không thiếu nơi cảm thấy phải dùng đến nhiều hình thức cởi mở. Không nói là để phô trương, nhưng sẽ nói là để khích lệ trong nội bộ, và để làm chứng đạo mình trước thế gian.

Bây giờ, chẳng may với phong trào thế tục dâng cao, lời Chúa phán dạy trên bị một số người coi như từ chối. Thực tế cho thấy nhiều hình thức phô trương quá mức đã trở nên bình thường.

Cùng với việc phô trương mình, tệ hại là có việc khinh chê, kết án hạ giá người khác, chỉ để nâng mình lên.

Trong các thứ phô trương, thì phô trương quyền lực xem ra đang diễn tiến tinh vi và nguy hiểm.

Trong tình hình như thế, tôi vẫn tin vào lời Chúa. Nếu thực sự là phô trương, thì phải tránh. Nếu phải cởi mở, thì vẫn giữ tinh thần khó nghèo khiêm tốn. Nên, khi suy gẫm bài Phúc Âm Lễ Tro, ngày 30 Tết tới này, tôi vẫn coi đây là một cảnh báo quan trọng.

3.Nhu cầu hiện nay

Nếu đây là cảnh báo quan trọng, thì ta nên nhìn hiện tình đạo tại Việt Nam dưới ánh sáng Phúc Âm, nhất là tình hình cộng đoàn của ta. Nên nhìn sâu, nhìn xa.

Hiện nay, phần đông đồng bào Việt Nam nói chung và tín hữu Việt Nam nói riêng đều cảm thấy mình đang vác trên mình nhiều gánh nặng. Họ rất muốn tìm được một điểm tựa, để được nghỉ ngơi và được bồi dưỡng. Tìm ở đâu ? Thưa ở Chúa Giêsu hiền lành và khiêm nhường. Lời Chúa trên đây cho thấy ý Chúa. “Tất cả những ai đang vất vả và mang gánh nặng nề, hãy đến cùng Ta. Ta sẽ cho nghỉ ngơi và bồi dưỡng. Các con hãy mang lấy ách của Ta, và hãy học với Ta, vì Ta có lòng hiền lành và khiêm nhường. Tâm hồn anh em sẽ được nghỉ ngơi bồi dưỡng” (Mt 11,28-29).

Chính ở sự Chúa Giêsu hiền lành và khiêm nhường, mà Người trở nên điểm tựa, nơi nghỉ ngơi và nguồn bồi dưỡng cho chúng ta.

Nếu Chúa Giêsu ngự trong chúng ta, biến chúng ta cũng nên hiền lành và khiêm nhường, thì hy vọng chúng ta cũng sẽ được nên điểm tựa, nơi nghỉ ngơi và nguồn bồi dưỡng cho nhiều người xa gần.

Hiền lành và khiêm nhường cũng là những đức tính của văn hóa nhân bản và truyền thống dân tộc Việt Nam, mà ngày Tết hay đề cao. Con người ta được kể là cao thượng nhờ những đức tính ấy.

Với lòng tin, chúng ta đón nhận lời Chúa cảnh báo ngày cuối năm. Nhờ đón nhận lời Chúa cảnh báo đó, chúng ta cầu xin Chúa cho chúng ta biết tìm đến Chúa Giêsu hiền lành và khiêm nhường. Nên nhớ cầu xin ơn đó với tất cả lòng khiêm tốn. Vì “Chúa chống lại kẻ kiêu căng, nhưng ban ơn cho kẻ khiêm nhường” (1 Pr 5,5).

Sau cùng, nhân dịp cuối Năm Ta, tôi xin được phép tâm sự về riêng tôi.

Năm đang qua là năm Chúa ban cho tôi nhiều hạnh phúc.

Hạnh phúc, vì tôi được đón nhận nhiều yêu thương và phục vụ, mà các thành phần Nước Trời đã ưu ái dành cho tôi, mặc dầu tôi bất xứng.

Hạnh phúc, vì tôi được chia sẻ phần nào nhiều yêu thương và phục vụ, mà Hàng Giáo phẩm Việt Nam đã tận tâm dành cho Dân Chúa và Dân Tộc, mặc dầu tôi yếu đuối.

Hạnh phúc, vì tôi được tham dự vào mầu nhiệm thánh giá, mà Chúa Cứu thế thường không ngại dành cho các môn đệ Người thương, mặc dầu tôi chỉ là môn đệ hèn hạ.

Với lòng khiêm nhường sám hối, tôi xin tạ ơn Chúa muôn đời.

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Đạo lý lành mạnh
Đạo lý lành mạnh
Người rao giảng đạo lý lành mạnh cần phải chuyên cần học hỏi. Nơi Sách Thánh, nơi Lời Ðức Giêsu Kitô, nhờ đặc sủng, nhờ kết hợp với Ðức Giêsu Kitô và ánh sáng Chúa Thánh Thần.
Hình ảnh đẹp của Tin Mừng
Hình ảnh đẹp của Tin Mừng
Báo chí, truyền thanh và truyền hình đưa ra rất nhiều hình ảnh. Ðặc biệt là các hình ảnh của những người đã và đang góp phần xây dựng Ðất Nước. Hình ảnh nào còn ở lại trong lòng người dân. Có nghĩa là những người nào đã gây được...
Làm chứng cho Chúa
Làm chứng cho Chúa
Khi trao đổi với những nhà truyền giáo, tôi được các ngài cho biết: Làm chứng là một yếu tố hết sức quan trọng trong việc Phúc Âm hóa con người thời nay.
Đạo lý lành mạnh
Đạo lý lành mạnh
Người rao giảng đạo lý lành mạnh cần phải chuyên cần học hỏi. Nơi Sách Thánh, nơi Lời Ðức Giêsu Kitô, nhờ đặc sủng, nhờ kết hợp với Ðức Giêsu Kitô và ánh sáng Chúa Thánh Thần.
Hình ảnh đẹp của Tin Mừng
Hình ảnh đẹp của Tin Mừng
Báo chí, truyền thanh và truyền hình đưa ra rất nhiều hình ảnh. Ðặc biệt là các hình ảnh của những người đã và đang góp phần xây dựng Ðất Nước. Hình ảnh nào còn ở lại trong lòng người dân. Có nghĩa là những người nào đã gây được...
Làm chứng cho Chúa
Làm chứng cho Chúa
Khi trao đổi với những nhà truyền giáo, tôi được các ngài cho biết: Làm chứng là một yếu tố hết sức quan trọng trong việc Phúc Âm hóa con người thời nay.
Ðược phong chức thánh
Ðược phong chức thánh
Phúc Âm cho biết, sau khi ban quyền, nói theo ngôn ngữ thời nay là phong chức Thánh, Chúa Giêsu đã dẫn mười hai tân chức vào vườn Cây Dầu.
Tuyên xưng việc Chúa sống lại ngày hôm nay
Tuyên xưng việc Chúa sống lại ngày hôm nay
Trong thánh lễ bàn thờ, tôi tuyên xưng việc Chúa sống lại bằng lời tung hô. Còn trong thánh lễ cuộc đời, tôi tuyên xưng việc Chúa sống lại bằng các việc làm.
Ðây Ðấng xóa tội trần gian
Ðây Ðấng xóa tội trần gian
Ðã bao lần tôi giới thiệu Ðức Kitô với cộng đoàn: “Ðây Chiên Thiên Chúa, đây Ðấng xóa tội trần gian”. Khi nói lời ấy, tôi có cảm tưởng mọi tội trần gian được Ðức Kitô trong tôi xóa đi.
Lời Chúa trên núi
Lời Chúa trên núi
Có lần tôi tới đây và ở lại 3 tuần. Nơi đây rất vắng. Xung quanh toàn là núi đồi, dài từng trăm cây số, phủ màu xanh đen của rừng cây đồng cỏ.
Những "thay cho" mà Chúa muốn
Những "thay cho" mà Chúa muốn
Nhìn các tân chức, tôi thoáng nhận ra Chúa Giêsu với trái tim bốc lửa lặng lẽ xuất hiện. Chúa âm thầm nói với từng vị: “Con hãy bắt chước Cha,
Ðem tình yêu Thánh Tâm Chúa Giêsu đến cho những người đau khổ
Ðem tình yêu Thánh Tâm Chúa Giêsu đến cho những người đau khổ
Hiện nay, những người đau khổ chiếm một số đáng kể. Trên thế giới họ đang là một vấn đề lớn. Tại Việt Nam họ đang là một tiếng gọi khẩn thiết.