Dọn dẹp "nhà cửa" đón Chúa

1. Năm mới - cuộc sống mới

Hôm nay Hội Thánh bắt đầu năm phụng vụ mới với Chúa nhật I Mùa Vọng, đặc biệt với Hội Thánh Việt Nam là khởi đầu năm Mục vụ Gia đình với chủ đề “Chuẩn bị cho người trẻ bước vào đời sống hôn nhân”. Mùa Vọng chuẩn bị chúng ta mừng biến cố Con Thiên Chúa Giáng sinh làm người trong gia đình Nadarét, đồng thời hướng lòng trông đợi Chúa Kitô lại đến trong ngày tận thế. Tin Mừng hôm nay mời gọi mỗi người, mỗi gia đình dọn dẹp nhà cửa tâm hồn để sẵn sàng đón Chúa đến. Chúa đến bất ngờ nên chúng ta phải canh thức, sắp sẵn, lo sao cho cuộc sống tươm tất, đàng hoàng để tiếp rước Chúa. Mùa Vọng giúp chúng ta dọn dẹp tâm hồn, hoán cải đời sống. Hoán cải là cải tạo bản thân, là thức dậy trước Chúa. Chúng ta trở cuộc sống, cách sống như người nông dân trở rơm dưới nắng để đón tiếp Chúa Giêsu. Mùa Vọng không thể không quấy rầy giấc ngủ mê của chúng ta, không thể không tố cáo các thứ xơ cứng, trì trệ trong cách sống đức tin của chúng ta. Do đó, xin Chúa cho “người người, nhà nhà” biết quyết tâm gặp được Chúa, gặp được nhau cả đời này và đời sau.

2. Thức dậy - Sẵn sàng - Bước đi trong ánh sáng

Thời gian phụng vụ mùa Vọng đặt ra trong tư thế trông đợi Chúa Kitô lại đến vào ngày tận thế, hay đúng hơn, vào ngày kết thúc thế giới hiện tại của chúng ta. Cho nên đức tin của mỗi người, mỗi gia đình phải đổi mới theo viễn tượng đó. Nhưng theo một nghĩa khác, Nước Thiên Chúa cũng gần gũi đâu đây bởi vì công việc rao giảng của Đức Giêsu đã thiết lập Nước Thiên Chúa ở dưới đất, như chính Đức Giêsu bảo: “Nước Thiên Chúa ở giữa anh em”. Cho nên việc Đức Giêsu đến được thực hiện mỗi ngày. Nếu chúng ta thấy quyền năng của Người không biểu lộ ra cách ngoạn mục thì không phải là quyền năng đó không tác động thầm kín trong lòng người. Mỗi ngày, do khoảng trống nơi lòng chúng ta mà chúng ta dành ra để tiếp nhận Chúa Giêsu, Đấng mà mỗi người sẽ bị xét xử trong lương tâm của mình.

Phụng vụ Lời Chúa đầu mùa Vọng hôm nay kêu gọi chúng ta hãy bước đi trong ánh sáng (bài đọc 1), đã đến lúc phải thức dậy (bài đọc 2), phải canh thức, phải sẵn sàng (bài Tin Mừng) để tạo điều kiện cho Chúa đến trong đời sống và trong cuộc đời này, trong thế giới này và trong thế giới bên kia. Những gì Thiên Chúa làm và muốn thực hiện, Ngài đều chờ đợi sự đóng góp của chúng ta. Ngài đòi hỏi mỗi người cộng tác vào. Trách nhiệm nặng nề, vì chúng ta có thể hợp tác hoặc chống đối, làm cho nhanh hoặc chậm lại sự tiến triển của Nước Chúa. Để hỗ trợ sự tiến triển này, chúng ta phải là những Kitô hữu “tỉnh thức”, luôn luôn chờ đợi, luôn luôn đẩy lui sự dữ và làm nẩy sinh sự thiện. Đây là giáo huấn của Chúa Giêsu đem lại tâm tình sẵn sàng hân hoan chờ đợi Chúa đến. Chúng ta phải nói với mọi người, như Chúa Giêsu đã làm, rằng mọi cuộc tái sinh đều có thể, và bóng tối có thể biến thành ánh sáng. Sứ vụ của Kitô hữu chúng ta hôm nay, là nhìn thế giới và những con người sống trong đó với chính cái nhìn của Thiên Chúa: tức là suy nghĩ, hành động bằng những công việc phản ánh những công việc của Chúa Kitô.

Lạy Chúa, xin hãy mở mắt chúng con khỏi giấc ngủ mê, nặng nề, đặt chúng con đối diện với điều thiết yếu: đó là Nước Chúa trị đến mỗi ngày giữa chúng con, đó là sự hiện diện của Ngài luôn luôn đổi mới cuộc sống chúng con. Vì Chúa là niềm hy vọng của chúng con, của mọi gia đình.

Maranatha - Lạy Chúa Giêsu, xin hãy đến!

LM Micae Hy Lê Ngọc Bửu, ISPCJ, Huế

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Các tội nhân
Các tội nhân
Các tội nhân, từ ngữ đặc biệt được dùng để chỉ những người bị coi là sống ngoài giao ước ân sủng của Thiên Chúa, vì vậy tội lỗi của họ không được tha.
Đáp ca - Chúa nhật III Mùa Chay - năm C
Đáp ca - Chúa nhật III Mùa Chay - năm C
Chúa là Đấng từ bi nhân hậu, Người chậm giận và giàu tình thương, như trời xanh trổi cao hơn mặt đất, tình Chúa thương kẻ thờ Người cũng trổi cao
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật III Mùa Chay – năm C
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật III Mùa Chay – năm C
Thử nhớ lại những hy vọng Chúa đặt nơi bạn. Bạn nghĩ gì về trái của cây vả đời mình, có nhiều không, có ngon không?
Các tội nhân
Các tội nhân
Các tội nhân, từ ngữ đặc biệt được dùng để chỉ những người bị coi là sống ngoài giao ước ân sủng của Thiên Chúa, vì vậy tội lỗi của họ không được tha.
Đáp ca - Chúa nhật III Mùa Chay - năm C
Đáp ca - Chúa nhật III Mùa Chay - năm C
Chúa là Đấng từ bi nhân hậu, Người chậm giận và giàu tình thương, như trời xanh trổi cao hơn mặt đất, tình Chúa thương kẻ thờ Người cũng trổi cao
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật III Mùa Chay – năm C
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật III Mùa Chay – năm C
Thử nhớ lại những hy vọng Chúa đặt nơi bạn. Bạn nghĩ gì về trái của cây vả đời mình, có nhiều không, có ngon không?
Con người (danh từ chung)
Con người (danh từ chung)
Từ con người có tiếng gốc Hipri là Adam, phát sinh bởi gốc từ adamah - bụi đất, có nghĩa là con người hay loài người (x. St 1,26-28; 2,7).
Sự cứng lòng (không sám hối)  và hậu quả
Sự cứng lòng (không sám hối) và hậu quả
Cứng lòng là một sự từ khước có tính toán và cố chấp, không chịu hối cải hoặc không chịu vâng phục ý Chúa. Thánh Kinh thường nhấn mạnh tính chất nghiêm trọng của việc từ khước này và cung cấp nhiều câu chuyện về sự cứng lòng với những...
Thương xót như Chúa Cha
Thương xót như Chúa Cha
Cuộc gặp gỡ giữa Thiên Chúa và ông Môisen qua bụi gai cháy bừng, là sự kiện quan trọng đánh dấu bước tiến triển của mạc khải. Quả vậy, đây là lần đầu tiên trong lịch sử, Thiên Chúa tự giới thiệu danh của Ngài cho con người.
Đáp ca - Chúa nhật II Mùa Chay - năm C
Đáp ca - Chúa nhật II Mùa Chay - năm C
Chúa là nguồn ánh sáng và ơn cứu độ của tôi, tôi còn sợ người nào?
Canh tân bản thân
Canh tân bản thân
Một trong những sứ điệp quan trọng của Mùa Chay là canh tân bản thân, thay đổi đời sống. Lời kêu gọi này được Giáo hội gởi đến chúng ta qua phụng vụ, ngay từ lúc khởi đầu Mùa Chay thánh.