Dọn đường

1. “Hãy dọn sẵn con đường cho Đức Chúa, sửa lối cho thẳng để Người đi” (Lc 3,3), bài Tin Mừng nhắc lại lời trong sách tiên tri Isaia như thế. Nhưng tiên tri Baruc trong bài đọc 1 lại loan báo: “Thiên Chúa đã ra lệnh phải bạt thấp núi cao và gò nổi có tự lâu đời, phải lấp đầy thung lũng cho mặt đất phẳng phiu, để Israel tiến bước an toàn dưới ánh vinh quang của Thiên Chúa?” (Br 5,7). Vậy thì ai dọn đường cho ai? Thiên Chúa dọn đường cho con người hay con người dọn đường cho Thiên Chúa? Chẳng lẽ Đấng tạo dựng cả đất trời từ hư vô mà lại phải có người dọn đường thì Ngài mới đi được? Đúng vậy, Thiên Chúa là Đấng toàn năng, thế nhưng có một con đường cần được dọn dẹp thì Ngài mới đi được, ấy là đường đi đến trái tim nhân loại nói chung và tâm hồn mỗi người nói riêng. Bởi lẽ, sự toàn năng của Thiên Chúa là toàn năng của tình yêu, và tình yêu ấy luôn tôn trọng, đợi chờ sự ưng thuận tự do của con người. Mùa Vọng đâu chỉ là mùa chúng ta đợi trông Chúa, mà chính Chúa đang trông đợi chúng ta!

24112021.jpg (283 KB)

2. Đâu là những chướng ngại trên đường cần dọn dẹp? Trước hết là núi cao của tính kiêu ngạo: “Mọi núi đồi phải bạt cho thấp” (Lc 3,4). Sâu xa nhất của sự kiêu ngạo là việc không chấp nhận thân phận thụ tạo của mình, muốn tự mình làm Chúa, tự mình xác định thiện ác. Sự kiêu ngạo ấy đã có nơi Adam và Eva như lời con rắn trong vườn địa đàng nói với hai ông bà: “Chẳng chết chóc gì đâu! Nhưng Thiên Chúa biết ngày nào ông bà ăn trái cây đó, mắt ông bà sẽ mở ra và ông bà sẽ nên như những vị thần biết điều thiện điều ác” (St 3,4). Sự kiêu ngạo ấy vẫn tiếp tục lan rộng trong thời đại ngày nay và Thánh Giáo Hoàng Phaolô VI diễn tả rất sâu sắc: “Tôn giáo của Đấng Thiên Chúa làm người đối diện với tôn giáo của con người muốn làm Thiên Chúa” (Diễn văn kết thúc Công đồng Vatican II).

Cùng với núi cao của tính kiêu ngạo là vực sâu của xác thịt: “Mọi thung lũng phải lấp cho đầy” (Lc 3,4). Nếu Kitô giáo từng bị kết án là duy linh và không quan tâm gì đến những nhu cầu của thân xác, thì ngày nay chúng ta đang chứng kiến sự thống trị của lối sống duy vật thực tiễn, thỏa mãn tối đa những đòi hỏi của xác thịt và tận diệt nhu cầu của linh hồn. Chưa bao giờ văn hóa tiêu thụ trở thành lẽ sống của nhiều người như ngày nay, chưa bao giờ kinh doanh phim ảnh khiêu dâm và ma túy trở thành nền công nghiệp hái ra tiền như ngày nay!

3. Dọn đường bằng cách nào? Bằng sự khiêm tốn theo nghĩa nhìn nhận sự thật về chính mình, về thân phận thụ tạo của mình. Chỉ có Thiên Chúa là Đấng tự hữu, còn hiện hữu của tất cả chúng ta là hiện hữu được trao ban và đón nhận: “Con người đã chẳng hiện hữu nếu một khi đã được Thiên Chúa vì tình yêu mà tạo dựng, lại không được Thiên Chúa vì tình yêu mà luôn luôn bảo tồn” (GS 19). Chính vì thế, niềm khao khát Thiên Chúa được ghi khắc trong trái tim con người, và con người được gọi là hữu thể có tính tôn giáo, nghĩa là “tính tôn giáo” gắn liền với bản tính con người. Ngày nay, người ta nói nhiều đến sự tàn phá thiên nhiên gây ra những hậu quả tàn khốc cho nhân loại như biến đổi khí hậu, lũ lụt, cháy rừng…, nhưng lại không ý thức rằng nếu phá hủy “bản tính nhân loại” thì hậu quả còn thảm khốc hơn rất nhiều.

Vì thế cần phải sám hối, trở về với sự thật căn bản; đó là điều mà Thánh Gioan Tẩy Giả đã làm khi dọn đường cho Chúa Cứu thế đến:“Ông Gioan đi khắp vùng ven sông Giođan, rao giảng kêu gọi người ta chịu phép rửa tỏ lòng sám hối để được ơn tha tội” (Lc 3,3). Khi ấy, “hết mọi người phàm sẽ thấy ơn cứu độ của Thiên Chúa” (Lc 3,6). Khi ấy niềm trông đợi của con người và sự đợi trông của Thiên Chúa sẽ gặp nhau, và những vần thơ của sách Diễm Ca sẽ thành hiện thực:

“Tiết đông giá lạnh đã qua, mùa mưa đã dứt đã xa lắm rồi.

Sơn hà nở rộ hoa tươi, và mùa ca hát vang trời về đây.

Vả kia đã kết trái non, vườn nho hoa nở hương thơm ngọt ngào.

Dậy đi em, bạn tình của anh, người đẹp của anh, hãy ra đây nào!

Bồ câu của anh, em ẩn trong hốc đá, trong vách núi cheo leo.

Nào cho anh thấy mặt, cho anh nghe tiếng,

vì tiếng em ngọt ngào và mặt em duyên dáng” (Dc 2,12-14).

Giám mục Phêrô NGUYỄN VĂN KHẢM

 

Từ khoá:
Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật II thường niên - năm C
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật II thường niên - năm C
Dấu lạ đầu tiên của Đức Giêsu đã đem lại niềm vui trọn vẹn cho đám cưới, tránh được sự xấu hổ vì hết rượu đãi khách. Khi các môn đệ nhận ra dấu lạ này, họ đã thấy vinh quang của vị Thầy Giêsu mà họ mới theo, và...
Chứng ngôn và chứng tá
Chứng ngôn và chứng tá
Chứng ngôn: lời nói làm bằng cớ. Chứng tá: người giúp đưa ra bằng cớ
Tiệc cưới
Tiệc cưới
Tiệc cưới là việc xác nhận và mừng chúc một cặp hôn nhân. Tiệc cưới theo sau việc đính hôn và đi trước liên hệ tính dục. Đây là biến cố ghi dấu bằng lễ hội, ca hát và hoan hỷ.
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật II thường niên - năm C
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật II thường niên - năm C
Dấu lạ đầu tiên của Đức Giêsu đã đem lại niềm vui trọn vẹn cho đám cưới, tránh được sự xấu hổ vì hết rượu đãi khách. Khi các môn đệ nhận ra dấu lạ này, họ đã thấy vinh quang của vị Thầy Giêsu mà họ mới theo, và...
Chứng ngôn và chứng tá
Chứng ngôn và chứng tá
Chứng ngôn: lời nói làm bằng cớ. Chứng tá: người giúp đưa ra bằng cớ
Tiệc cưới
Tiệc cưới
Tiệc cưới là việc xác nhận và mừng chúc một cặp hôn nhân. Tiệc cưới theo sau việc đính hôn và đi trước liên hệ tính dục. Đây là biến cố ghi dấu bằng lễ hội, ca hát và hoan hỷ.
Vững tin vào Chúa
Vững tin vào Chúa
Sau lễ Hiển Linh và lễ Chúa Giêsu chịu phép Rửa, hôm nay, phụng vụ lại giới thiệu một cuộc “thần hiện” thứ ba: đó là dấu lạ tại tiệc cưới Cana
Chúa Giêsu Kitô và những lời  tiên báo về người
Chúa Giêsu Kitô và những lời tiên báo về người
Cựu Ước đã cho thấy trước về con người và sứ vụ của Chúa Giêsu Kitô, các tác giả Tân Ước thường ghi nhận Đức Kitô hoàn thành lời tiên báo trong Cựu Ước. Điều đó cho thấy Thiên Chúa trung thành với lời hứa cứu độ và xác quyết...
Chứng từ
Chứng từ
Chứng từ là lời và cuộc sống của Kitô hữu có giá trị như bằng cớ về chân lý đức tin: “… sứ điệp cứu độ phải được chứng thực bằng chứng từ của đời sống các Kitô hữu” (GLHTCG 2044).
Cuộc lữ hành trong hy vọng của Người Con Thiên Chúa
Cuộc lữ hành trong hy vọng của Người Con Thiên Chúa
Cử hành lễ Chúa Giêsu chịu phép rửa sám hối của Gioan, chúng ta cùng chiêm ngắm Chúa Giêsu xuất hiện trong lịch sử nhân loại, được mô tả là Đấng Kitô, đấng được xức dầu trong tương quan Ba Ngôi Thiên Chúa.
Gia đình
Gia đình
Gia đình là một nhóm người có liên hệ với nhau do hôn nhân hay máu mủ, cách chung có cha, mẹ và con cái. Vợ chồng làm nên gia đình căn bản. Ông bà, con cháu, họ hàng là gia đình mở rộng.
Niềm vui Chúa Giêsu Kitô mang đến
Niềm vui Chúa Giêsu Kitô mang đến
Chúa Giêsu Kitô mang lại niềm vui cho dân Người. Họ mừng vui vì Chúa là Đấng Cứu Tinh đã đến cùng với muôn ân phúc Người đem đến cho họ. Các đạo sĩ từ phương đông được ngôi sao dẫn đường đến tận nơi Hài Nhi ở, “… họ...