Ðức Kitô là ai ?

Bước vào Chúa nhật XXI thường niên là chúng ta đã đi được 2/3 chặng đường của năm phụng vụ. Hai chữ “thường niên” dễ làm cho người ta có cảm giác sống trong cái đều đều thường nhật, dường như không có điểm nhấn rõ ràng, cũng chẳng có gì đặc biệt để mong chờ. Lời Chúa trong Tin Mừng thánh Matthêu hôm nay như một lời nhắc nhở chúng ta, dù sống trong bất cứ thời điểm nào (mùa Chay, mùa Vọng, mùa thường niên...) thì cũng luôn sống trong cùng một trọng tâm, một đích điểm duy nhất là nhận biết và yêu mến Thiên Chúa nơi Đức Giêsu Kitô.

SỐNG ĐỂ TUYÊN XƯNG

Khi đến miền Xêdarê Philipphê, Chúa Giêsu hỏi các môn đệ xem người ta nói Người là ai, và các ông đã kể ra, kẻ thì nói là Gioan Tẩy Giả, kẻ thì bảo là Êlia, người khác lại cho là Giêrêmia hay một trong các ngôn sứ (Mt 16,13-14). Để có thể trả lời cách rõ ràng như thế, chắc chắn trên hành trình đi theo Chúa Giêsu, các tông đồ cũng không ngừng nghe ngóng xem người ta nói về thầy mình thế nào, tích cực hay tiêu cực, tốt hay xấu, bởi điều đó cũng ít nhiều sẽ củng cố hay làm nhụt chí các ông, những người đã từ bỏ mọi sự để đi theo một Giêsu “không có nơi tựa đầu”. Và hẳn chúng ta có thể thấy các tông đồ đã rất hào hứng khi liệt kê những danh xưng mà người ta dành cho thầy mình, bởi đó là những nhân vật có “tên tuổi” và đã có những ảnh hưởng nhất định trong đời sống tôn giáo của người Do Thái. Nhưng dường như Chúa Giêsu chẳng mấy quan tâm đến những danh xưng mà thiên hạ dành cho Ngài, vốn chỉ được nhận biết qua những đánh giá bên ngoài (lời rao giảng hay những phép lạ). Điều Đức Giêsu quan tâm là “còn anh em, anh em nói Thầy là ai?”.

Cũng như các tông đồ, chúng ta có thể kể ra rất nhiều lời tuyên xưng của người khác về Thiên Chúa mà chúng ta đang tin thờ, nhưng một lần nữa, điều mà Chúa Giêsu chờ đợi là lời tuyên xưng của chúng ta: sau khi đã sống và kinh nghiệm về sự hiện diện của Ngài trong cuộc sống hằng ngày, thì Ngài là ai đối với tôi?

TUYÊN XƯNG ĐỂ SỐNG

Trước câu hỏi của Chúa Giêsu, Phêrô đã mau mắn trả lời “Thầy là Đấng Kitô, con Thiên Chúa hằng sống” (Mt 16,16). Câu trả lời của ông đi xa hơn những nhận xét của thiên hạ, ông tuyên xưng về thần tính của Chúa Giêsu. Và Người đã cho ông biết, không phải tự ông có thể biết được điều đó, nhưng là chính Chúa Cha đã mặc khải cho ông (Mt 16,17). Sau lời tuyên xưng của Phêrô, Chúa đã trao cho ông sứ mạng dẫn dắt Hội Thánh của Người (Mt 16, 18-19).

Trong cuộc sống đức tin của mỗi chúng ta, việc nỗ lực học hỏi, tìm hiểu để nhận biết Thiên Chúa là cần thiết, nhưng rồi đến lúc mỗi người nên để cho chính Chúa nói với mình về Ngài ngang qua các sự kiện, các biến cố xảy đến cho cuộc đời, gia đình, những người thân yêu hay trong đất nước, trên thế giới mà chúng ta đang sống. Thay vì cố gắng tìm hiểu và giải thích theo ý mình, có lẽ chúng ta cần có một khoảng trống (của tri thức, định kiến...) đủ để Chúa có thể mặc khải cho mình. Cũng như tông đồ Phêrô, mỗi người đều có một sứ vụ mà Chúa muốn trao gởi và mời gọi để thi hành. Nhưng có lẽ chỉ khi nào chúng ta mở lòng đón nhận Ngài như chính Ngài tỏ cho chúng ta, chứ không chỉ là những định nghĩa hay hiểu biết ta có về Ngài, thì lúc đó mới nghe được sứ vụ mà Chúa tin tưởng dành riêng cho mỗi người trong vai trò cụ thể của mình, là tu sĩ, người cha, người mẹ, ông bà, con cái, công nhân, nông dân, thương nhân...

Là Kitô hữu đồng nghĩa với việc bước theo Chúa Kitô và sống theo gương của Người. Nhưng làm sao chúng ta bước theo Người nếu không biết, hay đúng hơn không có một xác tín về Người. Lời Chúa hôm nay một lần nữa mời gọi chúng ta hãy để cho lòng mình lên tiếng. Nói cách khác, hãy dành ra những phút giây thinh lặng để nghe tiếng nói từ trong sâu thẳm của tâm hồn, nhờ đó có thể nhận biết Thiên Chúa nơi Đức Kitô là ai đối với riêng mỗi người. Vì chỉ có những gì đến từ Thiên Chúa mới giúp chúng ta xác tín niềm tin của mình và dám sống điều mình đã xác tín.

Nt M. Paul Kiều Thu, dòng Con Đức Mẹ Mân Côi - Chí Hòa (FMSR)

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Tiệc cưới
Tiệc cưới
Tiệc cưới là việc xác nhận và mừng chúc một cặp hôn nhân. Tiệc cưới theo sau việc đính hôn và đi trước liên hệ tính dục. Đây là biến cố ghi dấu bằng lễ hội, ca hát và hoan hỷ.
Chúa Giêsu Kitô và những lời  tiên báo về người
Chúa Giêsu Kitô và những lời tiên báo về người
Cựu Ước đã cho thấy trước về con người và sứ vụ của Chúa Giêsu Kitô, các tác giả Tân Ước thường ghi nhận Đức Kitô hoàn thành lời tiên báo trong Cựu Ước. Điều đó cho thấy Thiên Chúa trung thành với lời hứa cứu độ và xác quyết...
Chứng từ
Chứng từ
Chứng từ là lời và cuộc sống của Kitô hữu có giá trị như bằng cớ về chân lý đức tin: “… sứ điệp cứu độ phải được chứng thực bằng chứng từ của đời sống các Kitô hữu” (GLHTCG 2044).
Tiệc cưới
Tiệc cưới
Tiệc cưới là việc xác nhận và mừng chúc một cặp hôn nhân. Tiệc cưới theo sau việc đính hôn và đi trước liên hệ tính dục. Đây là biến cố ghi dấu bằng lễ hội, ca hát và hoan hỷ.
Chúa Giêsu Kitô và những lời  tiên báo về người
Chúa Giêsu Kitô và những lời tiên báo về người
Cựu Ước đã cho thấy trước về con người và sứ vụ của Chúa Giêsu Kitô, các tác giả Tân Ước thường ghi nhận Đức Kitô hoàn thành lời tiên báo trong Cựu Ước. Điều đó cho thấy Thiên Chúa trung thành với lời hứa cứu độ và xác quyết...
Chứng từ
Chứng từ
Chứng từ là lời và cuộc sống của Kitô hữu có giá trị như bằng cớ về chân lý đức tin: “… sứ điệp cứu độ phải được chứng thực bằng chứng từ của đời sống các Kitô hữu” (GLHTCG 2044).
Cuộc lữ hành trong hy vọng của Người Con Thiên Chúa
Cuộc lữ hành trong hy vọng của Người Con Thiên Chúa
Cử hành lễ Chúa Giêsu chịu phép rửa sám hối của Gioan, chúng ta cùng chiêm ngắm Chúa Giêsu xuất hiện trong lịch sử nhân loại, được mô tả là Đấng Kitô, đấng được xức dầu trong tương quan Ba Ngôi Thiên Chúa.
Gia đình
Gia đình
Gia đình là một nhóm người có liên hệ với nhau do hôn nhân hay máu mủ, cách chung có cha, mẹ và con cái. Vợ chồng làm nên gia đình căn bản. Ông bà, con cháu, họ hàng là gia đình mở rộng.
Niềm vui Chúa Giêsu Kitô mang đến
Niềm vui Chúa Giêsu Kitô mang đến
Chúa Giêsu Kitô mang lại niềm vui cho dân Người. Họ mừng vui vì Chúa là Đấng Cứu Tinh đã đến cùng với muôn ân phúc Người đem đến cho họ. Các đạo sĩ từ phương đông được ngôi sao dẫn đường đến tận nơi Hài Nhi ở, “… họ...
Đi tìm...
Đi tìm...
“Lễ Chúa Hiển Linh” theo cách gọi của lịch phụng vụ ngày  nay, được người Công giáo Việt Nam ngày xưa gọi là “Lễ Ba Vua”.
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật lễ Thánh Gia - năm C
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật lễ Thánh Gia - năm C
Sau ba ngày tìm kiếm, hai ông bà Giuse - Maria sửng sốt khi thấy Con mình ung dung ngồi giữa các vị thầy, đang học hỏi về đạo lý với họ.
Mừng lễ
Mừng lễ
Tham dự các bữa tiệc thường là nét đặc trưng người Do Thái cử hành các lễ hội trong đạo.