Đức Vua Giêsu Kitô dạy sự thật - sống Tình yêu

Chúa nhật cuối cùng của năm phụng vụ mời gọi chúng ta đến suy tôn Đức Giêsu Kitô Vua vũ trụ và hướng về ngày tận thế, thôi thúc mỗi người chuẩn bị đón tiếp “Người sẽ lại đến trong vinh quang để phán xét kẻ sống và kẻ chết. Nước Người sẽ không bao giờ cùng”. Mỗi ngày chúng ta cầu nguyện “Danh Cha cả sáng - Nước Cha trị đến - Ý Cha thể hiện”. Lời kinh Lạy Cha thật tuyệt vời và đòi hỏi chúng ta phải sống hết mình theo gương “Đức Giêsu Kitô là Chúa” (Pl 2, 11).

1. Chúa Giêsu là Vua Nước Trời

Thánh sử Gioan thuật lại câu hỏi của Philatô với Chúa: “Vậy ông là Vua ư?”. Chúa Giêsu đáp: “Quan nói đúng. Tôi là Vua”. Vua chúa trần gian có một đất nước mà họ cai trị và tìm cách mở rộng. Chúa Giêsu Kitô không có nơi gối đầu. Vua chúa trần gian phát hành tiền bạc mang những giá trị vật chất. Chúa Giêsu nói: “Của Xê-da trả lại Xê-da, của Thiên Chúa trả về Thiên Chúa”. Những người đứng đầu một quốc gia có quân đội, vũ khí để sử dụng khi cần. Trong vườn Cây Dầu, Chúa Giêsu chỉ có một thanh gươm và cấm Phêrô sử dụng. Vua chúa đời này cai quản quốc gia của họ bằng sự khéo léo, có khi bằng thủ đoạn, độc tài... Chúa Giêsu không bao giờ dùng bất kỳ phương tiện nào như thế, vì Ngài là Đấng Thánh của Thiên Chúa. Ngài kêu gọi “Hãy học cùng Tôi vì Tôi hiền lành và khiêm nhường”, thực sự “Tôi là Đường, là Sự Thật và là Sự Sống”.

Nếu Chúa Giêsu Kitô không có chút biểu tượng gì của một nhà vua, vậy có thể thực sự xưng là Vua không? Tất cả Tin Mừng đều đã trả lời. Sứ thần Gabriel loan tin cho Đức Maria: Thiên Chúa sẽ ban cho Người ngôi báu của tổ phụ Đavít, Người sẽ làm vua nhà Giacóp đến muôn đời. Ba vua thờ lạy Hài Nhi như một Vị Vua, dâng tiến vàng, nhũ hương và mộc dược. Suốt ba năm rao giảng, Chúa Giêsu không ngớt nói về Vương quốc Nước Trời. Các sách Tin Mừng cũng kể lại một sự kiện lạ đời, đó là thái độ của Chúa Giêsu đối với quyền làm vua. Khi dân chúng hồ hởi muốn tôn Ngài lên làm vua, Ngài chối từ. Trái lại, trước mặt Philatô, trong lúc dân chúng la ó đòi giết Ngài, không ai đặt Ngài làm vua cả, Chúa Giêsu lại khẳng định “Tôi là Vua”. Ngài nhất thiết đòi cho được vương quyền, trong lúc Ngài đứng trước Philatô và dân chúng như một tội nhân. Thái độ lạ lùng thật: khi có thể dễ dàng làm vua, Ngài từ chối; khi điều này không thể xảy ra thì Ngài lại cố đòi cho được. Vậy Đức Giêsu Kitô là vị Vua thế nào?

2. Đức Vua Giêsu làm chứng Sự Thật

Trước mặt Philatô, Chúa Giêsu khẳng định Ngài là Vua ở điểm nào: “Tôi đến để làm chứng cho Sự Thật”. Sự Thật mà Ngài tuyên bố là độc nhất, đó là ý định cứu rỗi của Thiên Chúa: Thiên Chúa đã sai Con Một Người đến để cứu độ thế gian. Mỗi lần bằng lời nói và việc làm, hoặc thể hiện các phép lạ là mỗi lần Ngài thực thi quyền làm Vua của Ngài. Qua Bài Giảng Bát Phúc, Chúa Giêsu tuyên bố là có phúc cho những kẻ bất hạnh: nghèo, đói, khát, buồn sầu, bị bắt bớ... Ngài không hề khôi hài nhưng nghiêm túc loan báo họ sẽ là những người đầu tiên được hưởng Vương quốc Nước Trời.

Chúa Giêsu làm chứng cho Sự Thật này bằng cuộc sống của mình, Ngài lại càng làm chứng hơn nữa bằng cái chết. Vì làm chứng như vậy về Thiên Chúa nên Chúa Giêsu chống lại những tư tưởng, lối sống quen thuộc kiểu thế gian. Ngài thay đổi những cách đối xử với Thiên Chúa và tha nhân: Không phải kẻ lạy Chúa, lạy Chúa là được vào Nước Trời, mà là kẻ thi hành thánh ý Chúa Cha: khi xưa Ta đói, cũng như ngày nay Ta đói, các con đã cho Ta ăn. Chúa Giêsu là Vua khi thần dân sống những đòi buộc của Tin Mừng. Chúa Giêsu là Vua khi thần dân hoán cải theo Bát Phúc mà từ bỏ các giá trị theo tinh thần thế gian: nghèo còn hơn là bóc lột, hiền lành còn hơn hung dữ, thà khóc còn hơn là làm cho kẻ khác khóc, thương xót còn hơn là kết án, tha thứ hơn là được giải oan, trong sạch hơn là hưởng lạc...

3. Đức Vua Giêsu làm chứng Tình yêu

Lời tuyên bố “Ta là Vua” của Chúa Giêsu còn mang một hình ảnh tình yêu phổ quát trải ra cho toàn nhân loại, vì khi khẳng định triều đại của Ngài, Chúa Giêsu biết sẽ phải trả giá bằng cuộc hiến tế đời mình trên Thánh Giá. “Giêsu Nadarét, Vua dân Do Thái - INRI (Jesus Nazarenus Rex Judeorum)”. Vương miện là mão gai, ngai vàng là thập giá. Chúa Giêsu đã chấp nhận và dâng lên Chúa Cha lời kết án tử hình sắp giáng trên đầu Người, với mục đích thiết lập trên tình yêu đó Vương quốc cao cả nhất sắp được khai mạc để tập hợp mọi con người. “Thiên Chúa đã yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một...”. Tình yêu của Ngài chỉ có ý nghĩa như một Vương quốc tình yêu (theo Jean Galot, SJ). Chúa Giêsu chết để quy tụ mọi người tản mác về một mối.

Hôm nay, chúng ta hãy nhớ để mà sống đúng như là những thần dân đáng yêu của Vua Kitô: Đức Giêsu chỉ làm Vua khi chúng ta sống theo Sự Thật và Tình Yêu của Ngài mà thôi. Hôm nay, tương lai và suốt đời, nguyện xin “Danh Cha - Nước Cha - Ý Cha” thể hiện dưới đất và trên trời mãi mãi.

Lm. MICAE HY Lê Ngọc Bửu, ISPCJ. Huế

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Hương 
Hương 
Hương là biểu tượng sự tôn thờ Thiên Chúa và lời cầu nguyện dâng lên Ngài; cũng được dùng để diễn tả lòng tôn kính đối với con người hay sự vật được thánh hiến cho Thiên Chúa.
Đạo đức (luân lý) và nền tảng
Đạo đức (luân lý) và nền tảng
Đạo đức là các nguyên tắc lý thuyết và thực hành sống chính trực dưới mắt Chúa. Thánh Kinh cung cấp sự hướng dẫn chi tiết liên quan đến thái độ của các tín hữu, cũng như các gương mẫu của các cá nhân mà đời sống của họ cho...
Di chúc yêu thương
Di chúc yêu thương
Trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, có rất nhiều chuyện kể về những người cha mẹ hay những bậc tôn sư, trước khi nhắm mắt, muốn dặn dò con cái bằng những hình ảnh, những lời khuyên để mong họ hòa thuận, thành đạt.
Hương 
Hương 
Hương là biểu tượng sự tôn thờ Thiên Chúa và lời cầu nguyện dâng lên Ngài; cũng được dùng để diễn tả lòng tôn kính đối với con người hay sự vật được thánh hiến cho Thiên Chúa.
Đạo đức (luân lý) và nền tảng
Đạo đức (luân lý) và nền tảng
Đạo đức là các nguyên tắc lý thuyết và thực hành sống chính trực dưới mắt Chúa. Thánh Kinh cung cấp sự hướng dẫn chi tiết liên quan đến thái độ của các tín hữu, cũng như các gương mẫu của các cá nhân mà đời sống của họ cho...
Di chúc yêu thương
Di chúc yêu thương
Trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, có rất nhiều chuyện kể về những người cha mẹ hay những bậc tôn sư, trước khi nhắm mắt, muốn dặn dò con cái bằng những hình ảnh, những lời khuyên để mong họ hòa thuận, thành đạt.
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật V Phục sinh năm B
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật V Phục sinh năm B
Trong cuộc đời bạn, bạn có thấy mình được Chúa Cha cắt tỉa không? Bạn có thấy bị đau khi được cắt tỉa không? Sau đó bạn có thấy cành nho của bạn sinh nhiều trái hơn không?
Huyền thoại 
Huyền thoại 
Huyền: nghĩa lý sâu kín; thoại: câu chuyện. Huyền thoại: câu chuyện có ý nghĩa sâu xa.
Cây nho
Cây nho
Cây nho mang lại những chùm trái. Người ta trồng nho để bán rượu. Chúa Giêsu Kitô mô tả mình là “cây nho thật”, là nguồn sức sống và lớn mạnh của các tín hữu.
Ở lại trong Chúa
Ở lại trong Chúa
Đức Giêsu không viết một quyển sách nào cả. Ngài cũng không xây dựng một ngôi nhà nào cả. Nhưng Ngài đã thực hiện một công trình lớn lao và cần thiết hơn nhiều, đó là xây dựng một cộng đoàn.
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật IV Phục sinh năm B
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật IV Phục sinh năm B
Trong Chúa nhật Chúa Chiên Lành, bạn mong các linh mục tu sĩ giống Đức Giêsu, người Mục Tử tốt lành, ở những điểm nào.
Thập tự giá
Thập tự giá
Thập tự giá là khung gỗ có hình chữ T của tiếng Hy Lạp, đôi khi có hình chữ thập như trong chữ Hán, người Rôma dùng để cột hoặc đóng đinh các phạm nhân nô lệ hoặc không phải công dân của họ vào đó