Duy vật đáng tội

“Không phải vì dư giả mà mạng sống con người được bảo đảm nhờ của cải đâu” (Lc 12,15).

Nỗ lực tìm chiếm hữu, và giàu sang và lo lắng cho những vật chất là vô ích và không mãn nguyện được.

Chủ trương duy vật là kết quả của tội lỗi con người:

- Lúc sa ngã: “Người đàn bà thấy trái cây đó: ăn thì phải ngon, trông thì đẹp mắt và đáng quý vì làm cho mình được tinh khôn ...” (St 3,6).

- Giữa lương dân: “... Tượng thần chúng chỉ là vàng bạc, chỉ do tay người thế tạo thành ...” (Tv 115,2-8; x. Is 44,9-11; Đn 3,1-4; Kb 2,18; Cv 16,17; 2Tm 3,2; Rm 1,22-23).

- Trong chính dân Israel: “Ngươi không được tạc tượng, vẽ hình bất cứ gì ở trên trời cao cũng như dưới đất thấp, hoặc ở trong nước phía dưới mặt đất, để mà thờ ...” (Xh 20,4-5; x. Xh 32,4; Lv 26,1; Đnl 4,15-19 7,25; 1V 11,1-6; Tv 106,19-20; Is 42,8; Gr 2,11-13; 1Cr 10,14).

Duy vật và chiếm hữu:

- Những gì chiếm hữu phải coi là quà tặng của Thiên Chúa: “Ngài cũng là nguồn phú quý vinh quang. Chính Chúa làm bá chủ muôn loài ...” (1Sb 29,12; x. St 13,2 26,12-13; Đnl 8,18 2Sb 32,29; Tv 112,1-3; Cn 10,22; Gv 5,19; Hs 2,8).

- Của cải vật chất có thể xoay đổi lòng người xa Chúa: “... Ham muốn tiền bạc, vì buông theo lòng ham muốn đó, nhiều người đã lạc xa đức tin và chuốc lấy bao nỗi đớn đau xâu xé” (1Tm 6,9-10; x. Đnl 8,13-14; G 31, 24-28; Ed 28,5; Mt 9,21-22 // Lc 18,22-23; Mt 26,14-16; 1Ga 3,17).

Chiếm hữu và giàu có có thể khó vào nước trời (Mt 19,23-24 // Mc 10,24-25// Lc 18,24-25 Mt 13,22 // Mc 4,18-19 // Lc 8,14; 1Tm 6,17-19; Gc 2,2-5 5,1-6).

Những điểm yếu của chủ trương duy vật:

- Của cải mau qua: “vì của cải không bền lâu muôn thuở ...” (Cn 27,24 x. G 22,20 Tv 49,10.17; Cn 22,1-2 23,5; Gv 2,18.21.26; Gr 17,11; Lc 12,20.21; 1Tm 6,7).

- Nó không làm cho người ta mãn nguyện: (x. Gv 4,8 5,10.12; Kg 1,5-6; Mt 6,19).

- Nó có thể thúc đẩy lòng tham (như vua Akháp chiếm vườn nho của Navót) (x. 1V 21,2-4; x. Xh 20,17 // Đnl 5,21; Gs 7,1.20-24; 1V 10,23-27).

- Nó có thể đưa người ta tới tính ham mê trần tục (x. Mt 16,26 // Mc 8,36-37 // Lc 9,24-25 Gr 17,11; Gc 1,9-11; Kh 3,17).

Thái độ thoát tục của Chúa Giêsu Kitô: “Con chồn có hang, chim trời có tổ, nhưng Con Người không có chỗ tựa đầu” (Mt 8,20 // Lc 9,58; x. Pl 2,5-6).

Những cảnh báo cho các tín hữu đừng theo tính ham mê vật chất: “Anh em phải coi chừng, phải giữ mình khỏi mọi thứ tham lam, không phải vì dư giả mà mạng sống con người được bảo đảm nhờ của cải đâu” (Lc 12,15; x. Gr 9,23-24; Mt 6,25-32; 1Tm 6,17-19; Dt 13,5; 1Ga 2,15-17).

Những mẫu gương đạo đức của thái độ thoát tục, ông Abraham bỏ quê hương theo tiếng gọi của Chúa (St 13,8-9), không lấy gì của vua Xơđôm (St 14,23); ông Phêrô: “vàng bạc thì tôi không có ...” (Cv 3,6), cộng đoàn tín hữu đầu tiên “không một ai coi bất cứ gì mình có là của riêng” (Cv 4,32-37); Thánh Phaolô: “ ... Trong mọi hoàn cảnh no hay đói, dư dật hay túng bấn, tôi đã tập quen cả” (Pl 4,11-12).

LM. Phạm Quốc Túy - Giáo phận Phú Cường

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Các tội nhân
Các tội nhân
Các tội nhân, từ ngữ đặc biệt được dùng để chỉ những người bị coi là sống ngoài giao ước ân sủng của Thiên Chúa, vì vậy tội lỗi của họ không được tha.
Niềm vui trở về
Niềm vui trở về
Dụ ngôn “Người cha nhân hậu” là một trong những áng văn chương đẹp của Kinh Thánh, bởi nó diễn tả dung mạo Thiên Chúa qua những đặc tính rất “người”.
Đáp ca - Chúa nhật III Mùa Chay - năm C
Đáp ca - Chúa nhật III Mùa Chay - năm C
Chúa là Đấng từ bi nhân hậu, Người chậm giận và giàu tình thương, như trời xanh trổi cao hơn mặt đất, tình Chúa thương kẻ thờ Người cũng trổi cao
Các tội nhân
Các tội nhân
Các tội nhân, từ ngữ đặc biệt được dùng để chỉ những người bị coi là sống ngoài giao ước ân sủng của Thiên Chúa, vì vậy tội lỗi của họ không được tha.
Niềm vui trở về
Niềm vui trở về
Dụ ngôn “Người cha nhân hậu” là một trong những áng văn chương đẹp của Kinh Thánh, bởi nó diễn tả dung mạo Thiên Chúa qua những đặc tính rất “người”.
Đáp ca - Chúa nhật III Mùa Chay - năm C
Đáp ca - Chúa nhật III Mùa Chay - năm C
Chúa là Đấng từ bi nhân hậu, Người chậm giận và giàu tình thương, như trời xanh trổi cao hơn mặt đất, tình Chúa thương kẻ thờ Người cũng trổi cao
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật III Mùa Chay – năm C
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật III Mùa Chay – năm C
Thử nhớ lại những hy vọng Chúa đặt nơi bạn. Bạn nghĩ gì về trái của cây vả đời mình, có nhiều không, có ngon không?
Con người (danh từ chung)
Con người (danh từ chung)
Từ con người có tiếng gốc Hipri là Adam, phát sinh bởi gốc từ adamah - bụi đất, có nghĩa là con người hay loài người (x. St 1,26-28; 2,7).
Sự cứng lòng (không sám hối)  và hậu quả
Sự cứng lòng (không sám hối) và hậu quả
Cứng lòng là một sự từ khước có tính toán và cố chấp, không chịu hối cải hoặc không chịu vâng phục ý Chúa. Thánh Kinh thường nhấn mạnh tính chất nghiêm trọng của việc từ khước này và cung cấp nhiều câu chuyện về sự cứng lòng với những...
Thương xót như Chúa Cha
Thương xót như Chúa Cha
Cuộc gặp gỡ giữa Thiên Chúa và ông Môisen qua bụi gai cháy bừng, là sự kiện quan trọng đánh dấu bước tiến triển của mạc khải. Quả vậy, đây là lần đầu tiên trong lịch sử, Thiên Chúa tự giới thiệu danh của Ngài cho con người.
Đáp ca - Chúa nhật II Mùa Chay - năm C
Đáp ca - Chúa nhật II Mùa Chay - năm C
Chúa là nguồn ánh sáng và ơn cứu độ của tôi, tôi còn sợ người nào?