Hạnh phúc và bình an đích thực

Giao thừa là thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới. Trong thời khắc giao thừa, mọi người sum họp trong gia đình thường dành cho nhau những lời chúc tốt đẹp nhất. Nhiều gia đình Công giáo thắp nến trên bàn thờ để đọc kinh tạ ơn Thiên Chúa về một năm cũ đã qua và cầu bình an cho năm mới. Giáo xứ cũng là một gia đình, nên nhiều người còn đến nhà thờ để hiệp dâng Thánh Lễ với tâm tình tạ ơn Thiên Chúa và cầu bình an.

1. Tâm tình tạ ơn thiên chúa

Người Việt tin rằng vào ngày Tết, mọi thứ đều phải mới, phải đổi khác, từ ngoại vật cho đến lòng người. Vì thế, trước Tết họ thường làm đẹp nhà cửa, sắm sửa quần áo mới hoặc đồ ăn thức uống ... Trong những ngày Tết họ còn kiêng cữ không nóng giận, cãi cọ. Tết là dịp để mọi người hàn gắn những hiềm khích đã qua và là dịp để chuộc lỗi. Mọi người đi thăm viếng nhau và chúc nhau những lời đầy ý nghĩa.

Trong bài đọc trích thư thứ nhất gởi giáo đoàn Thêsalônica, thánh Phaolô viết: “Hãy tạ ơn trong mọi hoàn cảnh. Anh em hãy làm như vậy, đó là điều Thiên Chúa muốn trong Đức Kitô Giêsu” (1 Th 16-17). Tạ ơn Thiên Chúa vì những ơn lành chúng ta đã nhận được trong năm cũ, nhưng cũng tạ ơn Thiên Chúa ngay cả khi chúng ta chưa được may mắn trong năm qua. Đó là thái độ sống đức tin như lời Chúa dạy trong thư Philípphê mà chúng ta nghe đọc vào ngày Mồng Một Tết: “Anh em đừng lo lắng gì cả, nhưng trong mọi hoàn cảnh, anh em cứ đem lời cầu khẩn, van xin và tạ ơn, mà giãi bày trước mặt Thiên Chúa những điều anh em thỉnh nguyện. Và bình an của Thiên Chúa, bình an vượt lên trên mọi hiểu biết, sẽ giữ cho lòng trí anh em được kết hợp với Đức Kitô Giêsu” (Pl 4,6-7). Điều quan trọng là tín thác vào sự quan phòng của Thiên Chúa, Đấng Sáng tạo và Cứu độ, đồng thời lưu ý làm theo lời căn dặn của Thánh Phaolô trong đoạn thư tiếp theo: “Những gì là chân thật, cao quý, những gì là chính trực tinh tuyền, những gì là đáng mến và đem lại danh thơm tiếng tốt, những gì là đức hạnh, đáng khen, thì xin anh em hãy để ý. Những gì anh em đã học hỏi, đã lãnh nhận, đã nghe, đã thấy ở nơi tôi, thì hãy đem ra thực hành, và Thiên Chúa là nguồn bình an sẽ ở với anh em” (Pl 4,8-9).

2. Tâm tình cầu bình an

Chúa Giêsu đã nói: “Thầy để lại bình an cho anh em, Thầy ban cho anh em bình an của Thầy. Thầy ban cho anh em không theo kiểu thế gian. Anh em đừng xao xuyến cũng đừng sợ hãi” (Ga 14, 27). Con người thời nay gần như có mọi sự, nhưng tiếc thay nhiều người lại không có một điều rất quan trọng, đó là bình an nơi tâm hồn. Có người bị mất ngủ, căng thẳng, suy sụp, chán đời. Có người rơi vào tình trạng nghiện ngập, bạo hành hay trụy lạc. Gia đình cũng chẳng bình an khi gặp cảnh xung đột, ly dị, ngoại tình. Con người nôn nóng đi tìm bình an. Tự sức con người có thể tạo ra bình an cho mình, gia đình và thế giới không? Khi thấy các môn đệ xao xuyến và sợ hãi trước việc Thầy sắp ra đi, Đức Giêsu đã nói một câu mà chúng ta không ngừng lặp lại trong mỗi Thánh Lễ: “Thầy để lại bình an cho anh em. Thầy ban cho anh em bình an của Thầy”. Bình an là quà tặng cao quý của Thầy Giêsu khi sắp trở về với Cha qua cái chết thập giá (x. Ga 14,28). Bình an cũng là quà tặng của Chúa Giêsu Phục sinh khi hiện ra cho các môn đệ đang đóng cửa vì sợ hãi : “Bình an cho anh em” (x. Ga 20, 19. 21.26).

Như thế các môn đệ vẫn phải luôn bình an trước và sau cái chết của Thầy. Đời sống Kitô hữu được bình an không phải vì không gặp sóng gió, nhưng là bình an giữa những sóng gió: “Thầy nói với anh em những điều ấy, để trong Thầy anh em được bình an. Trong thế gian, anh em sẽ phải gian nan khốn khó. Nhưng can đảm lên ! Thầy đã thắng thế gian” (Ga 16, 33). Bình an của chúng ta dựa trên chiến thắng của Đức Giêsu: “Trong mọi thử thách, chúng ta toàn thắng nhờ Đấng đã yêu chúng ta” (Rm 8, 37). Đức Giêsu nhìn nhận thế gian có khả năng ban cho chúng ta bình an. Nhưng Người phân biệt thứ bình an ấy với thứ bình an của Người. Chúng ta tự hỏi mình có tìm bình an dựa trên sự mong manh của tiền bạc, sắc đẹp, chức quyền, tài năng, tri thức không ? Sự bình an mà chúng ta nhận được và trao cho nhau trong Thánh Lễ có thật sự gây âm vang trong cuộc sống đời thường của ta không ?

Trong dịp Tết, người ta cầu chúc cho nhau những điều tốt đẹp nhất, nhưng điều mà mọi người đều mong ước là được HẠNH PHÚC. Bài Tin Mừng theo thánh Matthêu về “Tám Mối Phúc Thật” nhắc nhớ người tín hữu về quan niệm hạnh phúc theo bài giảng trên núi của Chúa Giêsu. Tám mối phúc thật thoạt nghe thì nghịch lý, khó chấp nhận theo não trạng người đời, nhưng nói cho cùng, muốn có được sự bình an đích thực trong cuộc sống thì không có phương cách nào thay thế con đường Tám Mối Phúc Thật, mà mối phúc căn bản là: “Phúc cho những ai có tinh thần nghèo khó, vì Nước Trời là của họ” (Mt 5, 3).

Sống tinh thần nghèo khó không có nghĩa là sống một cuộc sống nghèo xơ, nghèo xác, sống vất vưởng không nhà không cửa. Chúa không bao giờ chủ trương nghèo như vậy, vì đây là một tệ nạn cần phải đẩy lui để mang lại cho con người có được cuộc sống giá trị và xứng với nhân phẩm. Hiểu như thế thì nghèo khó ở đây là không cậy dựa vào tiền bạc của cải mà là tinh thần nghèo khó, nghĩa là dù ta có nhiều tiền bạc của cải, dù ta có được địa vị cao sang trong xã hội, dù ta có tài cao học rộng, nhưng ta không bám víu, không cậy dựa vào những thứ đó như là mục đích tối hậu, mà tất cả chỉ là phương tiện giúp ta đạt được cùng đích là Thiên Chúa. Tinh thần nghèo khó là tinh thần của những người bé mọn, luôn cậy dựa vào Chúa và để cho Chúa dẫn đi theo con đường Chúa muốn. Vì thế, những kẻ bé mọn ở đây là những người sống hiền lành và khiêm nhượng, những người khao khát sự công chính, những người biết thương xót, những người ăn ở thuận hòa, những người có lòng trong sạch. Vậy, đối với người Kitô hữu, hạnh phúc và bình an đích thực là gì nếu không phải là chiếm hữu được chính Thiên Chúa là Hạnh phúc Vĩnh hằng.

ĐGM. Antôn Vũ Huy Chương

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Các tội nhân
Các tội nhân
Các tội nhân, từ ngữ đặc biệt được dùng để chỉ những người bị coi là sống ngoài giao ước ân sủng của Thiên Chúa, vì vậy tội lỗi của họ không được tha.
Niềm vui trở về
Niềm vui trở về
Dụ ngôn “Người cha nhân hậu” là một trong những áng văn chương đẹp của Kinh Thánh, bởi nó diễn tả dung mạo Thiên Chúa qua những đặc tính rất “người”.
Đáp ca - Chúa nhật III Mùa Chay - năm C
Đáp ca - Chúa nhật III Mùa Chay - năm C
Chúa là Đấng từ bi nhân hậu, Người chậm giận và giàu tình thương, như trời xanh trổi cao hơn mặt đất, tình Chúa thương kẻ thờ Người cũng trổi cao
Các tội nhân
Các tội nhân
Các tội nhân, từ ngữ đặc biệt được dùng để chỉ những người bị coi là sống ngoài giao ước ân sủng của Thiên Chúa, vì vậy tội lỗi của họ không được tha.
Niềm vui trở về
Niềm vui trở về
Dụ ngôn “Người cha nhân hậu” là một trong những áng văn chương đẹp của Kinh Thánh, bởi nó diễn tả dung mạo Thiên Chúa qua những đặc tính rất “người”.
Đáp ca - Chúa nhật III Mùa Chay - năm C
Đáp ca - Chúa nhật III Mùa Chay - năm C
Chúa là Đấng từ bi nhân hậu, Người chậm giận và giàu tình thương, như trời xanh trổi cao hơn mặt đất, tình Chúa thương kẻ thờ Người cũng trổi cao
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật III Mùa Chay – năm C
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật III Mùa Chay – năm C
Thử nhớ lại những hy vọng Chúa đặt nơi bạn. Bạn nghĩ gì về trái của cây vả đời mình, có nhiều không, có ngon không?
Con người (danh từ chung)
Con người (danh từ chung)
Từ con người có tiếng gốc Hipri là Adam, phát sinh bởi gốc từ adamah - bụi đất, có nghĩa là con người hay loài người (x. St 1,26-28; 2,7).
Sự cứng lòng (không sám hối)  và hậu quả
Sự cứng lòng (không sám hối) và hậu quả
Cứng lòng là một sự từ khước có tính toán và cố chấp, không chịu hối cải hoặc không chịu vâng phục ý Chúa. Thánh Kinh thường nhấn mạnh tính chất nghiêm trọng của việc từ khước này và cung cấp nhiều câu chuyện về sự cứng lòng với những...
Thương xót như Chúa Cha
Thương xót như Chúa Cha
Cuộc gặp gỡ giữa Thiên Chúa và ông Môisen qua bụi gai cháy bừng, là sự kiện quan trọng đánh dấu bước tiến triển của mạc khải. Quả vậy, đây là lần đầu tiên trong lịch sử, Thiên Chúa tự giới thiệu danh của Ngài cho con người.
Đáp ca - Chúa nhật II Mùa Chay - năm C
Đáp ca - Chúa nhật II Mùa Chay - năm C
Chúa là nguồn ánh sáng và ơn cứu độ của tôi, tôi còn sợ người nào?