Hát cộng đồng trong thánh lễ…

Thánh nhạc là một thành tố trong phụng vụ. Những bài thánh ca góp phần không nhỏ giúp tín hữu hiệp thông, sốt sắng khi tham dự thánh lễ. Vì thế, việc hát cộng đồng ngày càng được cổ súy…

MỘT SỐ GIẢI PHÁP

Cha Nguyễn Duy.jpg (88 KB)

Linh mục nhạc sĩ Rôcô Nguyễn Duy (Tổng Thư ký Ủy ban Thánh nhạc - Hội đồng Giám mục Việt Nam): Các giáo xứ khi chuẩn bị bài hát cho thánh lễ cần quan tâm đến cả hai thành phần : cộng đoàn và ca đoàn; cố gắng vừa cổ võ việc đồng thanh ca hát của cộng đoàn, vừa khích lệ ca đoàn trau chuốt những bài ca có nghệ thuật cao. Chọn cho cộng đoàn bài hát có thể mới hay cũ nhưng dễ hiểu, giai điệu dễ hát và dễ nhớ. Cần chọn lựa hài hòa các bài hát trong các đại lễ và các thánh lễ có nghi thức riêng, vì đây là dịp thuận tiện nhất để cả cộng đoàn và ca đoàn đều có thời gian để ca hát. Các thành viên ca đoàn nhớ vai trò của mình là giúp cộng đoàn hát hay hơn, giữ vai trò chính trong phần ca hát, chứ không phải hát thay tất cả mọi người. Bởi ca hát cũng là cách thức cầu nguyện, tâm tình với Chúa. Ở phương diện vĩ mô, cũng cần tạo lập dần dần sự thống nhất từ cấp giáo xứ đến tầm mức toàn quốc ở các bài ca cho những phần thường lễ mà giáo dân đồng thanh ca hát (những phần đối đáp, bộ lễ, lời tung hô sau truyền phép, vinh tụng ca Amen kết thúc Kinh nguyện Thánh Thể, kinh Lạy Cha), và các bài ca cho phần riêng (Thánh vịnh đáp ca, Alleluia). Để giúp cho việc hát cộng đồng được thực hiện đều khắp, Ủy ban Thánh nhạc đều đã gởi các bài hát đề nghị sử dụng mỗi tuần để cho các cộng đoàn, giáo xứ cùng tập luyện. Những bài hát được khuyến khích cho từng tuần được chọn lựa phù hợp với tinh thần Tin Mừng và dễ hát, rõ nghĩa.

ĐI LỄ SỚM ĐỂ TẬP HÁT

Nguyễn Thanh Vũ.jpg (77 KB)

Anh Nguyễn Thanh Vũ  (Giáo xứ Chợ Mới, giáo phận Nha Trang): Là ca trưởng ca đoàn, nên trước mỗi giờ lễ, tôi tập cho cộng đoàn một số bài của tuần đó, nhằm giúp mọi người có thể dâng lời ca tiếng hát của mình một cách sốt sắng hơn. Tôi nghĩ rằng mỗi người cộng tác một chút sẽ giúp thánh lễ thêm ý nghĩa. Ca đoàn chịu khó đi sớm tập cho mọi người. Anh chị em giáo dân cũng có thể đi lễ sớm một chút để tập hát. Ngoài khung giờ đó thật khó có dịp để quy tụ, tập hát được. Tan lễ, ai cũng có công việc và muốn về.

THÁNH LỄ DÀNH CHO MỌI NGƯỜI

TRẦN ĐÔNG HƯNG.jpg (103 KB)

Anh Trần Đông Hưng (Giáo xứ Chợ Quán, TGP TPHCM): Trong thánh lễ, nếu tất cả người tham dự cùng hát vang những bài thánh ca, chắc chắn sẽ là điều lý tưởng. Giáo xứ nên cử người có khả năng ca hát ôn bài vài phút trước lễ, hoặc có thể mở những bài ca đó để giáo dân nghe, cảm. Mặt khác, ca đoàn hãy tập hát bài mới để bài mới dần quen với cộng đoàn. Có như vậy thì nền thánh nhạc mới phát triển.

LUÔN HƯỚNG VỀ CỘNG ĐỒNG

Cha Giuse Phạm Sỹ Tùng.JPG (70 KB)

Linh mục Giuse Phạm Sỹ Tùng (Chánh xứ Trung Chánh, TGP TPHCM): Ủy ban Thánh nhạc hoặc giáo phận đã có những cuốn sách hướng dẫn chọn bài hát thánh ca cộng đồng mang tính phổ quát. Tuy nhiên, đâu đó vẫn có những anh chị em ca trưởng không mấy ưu tiên chọn bài hát cũ mà chọn bài mới, trong đó có những bài được phối nhiều bè… Người ca trưởng cần ý thức rằng khi điều khiển ca đoàn, điều quan trọng là cần hướng đến cộng đồng để chọn bài hát sao cho nội dung và thời lượng phù hợp với phụng vụ. Nhiều nhạc sĩ Công giáo đã sáng tác những bài thánh ca đơn giản với những giai điệu đẹp, rất hay và ý nghĩa. Từ đó, ca trưởng cũng hãy chọn những bài thánh ca đơn giản, quen thuộc trong các phần ca nhập lễ, đáp ca, tung hô Tin Mừng và kết lễ, nhằm giúp cộng đoàn dễ hiệp phần. Riêng dâng lễ và hiệp lễ thì ca đoàn có thể chọn bài mới, đơn giản hoặc phối bè, và phần chọn bài mới nên chăng chỉ thực hiện trong các dịp lễ lớn, lễ trọng. Hiện nay, hầu hết các giáo xứ đều sử dụng màn hình chiếu, cho nên dù là bài mới đơn giản hay phức tạp, các ca trưởng vẫn cần tập hát cho cộng đoàn một cách kỹ càng, cả phiên khúc lẫn điệp khúc, tránh tình trạng qua loa. Một điểm nữa cũng cần hạn chế là tình trạng chọn bài hát trên Internet để gởi cho các ca viên tự tập ở nhà, đến khi hát thì mỗi người một kiểu, phần thể hiện bài thánh ca thiếu cảm xúc. Ý thức những điều trên, người ca trưởng và ca đoàn sẽ giúp cho cộng đoàn cùng hát lễ một cách lắng động, tâm tình. Nhờ đó linh mục chủ tế cũng thêm sốt sắng trong cử hành các nghi thức phụng vụ thiêng liêng.

KẾT HỢP BÀI HÁT QUEN THUỘC VỚI BÀI MỚIOng Nguyen Van Hung (Gx Thanh Cam, TGP TPHCM).jpg (23 KB)

Ông Nguyễn Văn Hưng (Giáo xứ Thánh Cẩm, TGP TPHCM): Tôi tham gia ca đoàn trong xứ nhiều năm và nhận ra xu hướng chung trong việc chọn bài hát là vẫn ưu tiên những bản thánh ca cộng đồng, có thể nói là 80% những bài quen thuộc để mọi người cùng hát. Tất nhiên, bên cạnh đó cũng kết hợp, đan xen một số bài hát mới, đã được chuẩn nhận, có nội dung phù hợp, theo ý của thánh lễ, nhất là trong lễ mừng bổn mạng hay lễ cưới… Trong số những bài hát chưa quen, tôi thấy cũng có những bài hay lắm, nên ủng hộ việc chọn này để phổ biến cho cộng đoàn. Với những bài mới, ca đoàn cần dành thời gian tập dợt trước nhiều hơn và chiếu trên màn hình trong nhà thờ để giáo dân có thể hát theo. Ở một số giáo xứ, trước thánh lễ, ca trưởng còn dành ra ít phút để tập hát cho cộng đoàn. Một bài hát chưa quen khi được hát nhiều lần, sẽ dần trở nên quen thuộc. Đó cũng là cách đưa những sáng tác mới đến gần hơn với cộng đoàn.

KHÔNG CHỌN THEO SỞ THÍCHPhan Thánh.jpg (70 KB)

Ông Phan Thánh (Giáo xứ Biên Hòa, giáo phận Xuân Lộc): Chọn hát thánh ca cộng đồng như ở giáo phận Xuân Lộc hiện nay là mời gọi cộng đoàn, ca đoàn nên hiệp thông, hiệp hành với nhau trong hát thánh nhạc. Mình hiểu đại ý là cần có sự gắn kết, ai cũng được góp phần vào, có tiếng hát chung. Theo tôi, làm sao để mọi người cùng đồng thanh cất lên lời ca tiếng hát là việc rất quan trọng. Cho nên người ca trưởng rất cần chú ý chọn bài hát. Tham gia ca đoàn nhiều năm, tôi thấy cách tốt nhất là các ca trưởng nên chọn bài thật quen thuộc, sau đó sẽ có sự tham vấn và được cha sở lọc chọn lại lần nữa.

“Thánh nhạc càng liên kết chặt chẽ với hoạt động phụng vụ bao nhiêu thì càng thánh hơn bấy nhiêu. Thánh nhạc vừa phát triển lời cầu nguyện một cách dịu dàng, vừa cổ võ sự đồng thanh nhất trí, lại vừa làm cho các nghi lễ thêm phần long trọng. Thánh ca bình dân phải được khéo léo cổ võ để tín hữu có thể ca vang lên tiếng hát trong những việc đạo đức thánh thiện, cũng như trong chính hoạt động phụng vụ…”, Trích Hiến Chế Về Phụng Vụ Thánh, số 112, 118.

 

Nhóm phóng viên (thực hiện)

Từ khoá:
Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Lớp cầu nguyện tại các giáo xứ, tại sao không?
Lớp cầu nguyện tại các giáo xứ, tại sao không?
Chuẩn bị cho Năm Thánh 2025 của Giáo hội hoàn vũ, trong Năm Cầu nguyện 2024 này, Ðức Thánh Cha Phanxicô sẽ thiết lập Trường Cầu Nguyện.
Hát cộng đồng trong thánh lễ…
Hát cộng đồng trong thánh lễ…
Thánh nhạc là một thành tố trong phụng vụ. Những bài thánh ca góp phần không nhỏ giúp tín hữu hiệp thông, sốt sắng khi tham dự thánh lễ. Vì thế, việc hát cộng đồng ngày càng được cổ súy…
Các giáo xứ có đang lạm dụng việc trình chiếu trong thánh lễ?
Các giáo xứ có đang lạm dụng việc trình chiếu trong thánh lễ?
Ngày nay, khi đi lễ tại các nhà thờ, giáo dân thường bắt gặp những màn hình chiếu được lắp sẵn để phục vụ việc đọc kinh, hát thánh ca.
Lớp cầu nguyện tại các giáo xứ, tại sao không?
Lớp cầu nguyện tại các giáo xứ, tại sao không?
Chuẩn bị cho Năm Thánh 2025 của Giáo hội hoàn vũ, trong Năm Cầu nguyện 2024 này, Ðức Thánh Cha Phanxicô sẽ thiết lập Trường Cầu Nguyện.
Hát cộng đồng trong thánh lễ…
Hát cộng đồng trong thánh lễ…
Thánh nhạc là một thành tố trong phụng vụ. Những bài thánh ca góp phần không nhỏ giúp tín hữu hiệp thông, sốt sắng khi tham dự thánh lễ. Vì thế, việc hát cộng đồng ngày càng được cổ súy…
Các giáo xứ có đang lạm dụng việc trình chiếu trong thánh lễ?
Các giáo xứ có đang lạm dụng việc trình chiếu trong thánh lễ?
Ngày nay, khi đi lễ tại các nhà thờ, giáo dân thường bắt gặp những màn hình chiếu được lắp sẵn để phục vụ việc đọc kinh, hát thánh ca.
Các hội đoàn giáo dân đang hiệp hành thế nào?
Các hội đoàn giáo dân đang hiệp hành thế nào?
Ở Việt Nam hiện nay có trên dưới 30 phong trào tông đồ giáo dân. Tùy từng giáo phận mà các hội đoàn hiện diện nhiều hoặc ít, song những phong trào này đang ngày càng có nhiều đóng góp dựng xây Giáo hội địa phương và xã hội.
Những cảm xúc khi dõi theo sự Thương Khó của Chúa
Những cảm xúc khi dõi theo sự Thương Khó của Chúa
Trong Tuần Thánh, các tín hữu khắp nơi một lần nữa được nghe lại trình thuật cuộc Thương Khó của Ðức Giêsu dưới nhiều hình thức, trong đó phổ biến nhất là nghe đọc Phúc Âm và đi đàng Thánh Giá.
Sống tinh thần chay tịnh
Sống tinh thần chay tịnh
Mỗi Mùa Chay, Hội Thánh kêu gọi các giáo hữu thực hiện những việc đạo đức, bác ái. Mỗi người đều có những cảm nghiệm và thực hành chay tịnh theo cách riêng trong đời mình…
Nữ giới trong Giáo hội ngày nay
Nữ giới trong Giáo hội ngày nay
Sự phát triển không ngừng và những giá trị thiện ích phục vụ nhân loại của Hội Thánh ở trần gian, theo dòng lịch sử, không thể phủ nhận vai trò nữ giới. Với Giáo hội Công giáo tại Việt Nam, phụ nữ cũng đã và đang có những đóng...
Người xưa bảo vệ môi trường...
Người xưa bảo vệ môi trường...
Ô nhiễm môi trường hiện nay đã trở thành vấn đề đáng lo ngại. Nhiều người vẫn đang loay hoay với những phương thức bảo vệ, gìn giữ không gian sống làm sao cho hiệu quả, có sức lan tỏa trong cộng đồng.
Điều đọng lại sau những ngày Tết
Điều đọng lại sau những ngày Tết
Thế là Tết Giáp Thìn 2024 đã trôi qua. Mọi người trở lại nhịp sống bình thường. Dù hết Tết nhưng Xuân vẫn còn và dư vị của những ngày đầu năm ấm áp chắc chắn cũng vương vấn trong lòng mỗi người...