Họ đạo mới trên vùng đất đỏ

Từ khi đón nhận Tin Mừng, người S’tiêng ở vùng Hớn Quản (GP Phú Cường) như đón làn gió mới với nhiều niềm vui trong cuộc sống.

Xứ đạo của người dân tộc S’tiêng

Trước chuyến hành trình đến thăm gia đình giáo dân, dù cha sở đã “mách nhỏ” về những khó khăn dọc đường nhưng khi được trải nghiệm, chúng tôi vẫn nhiều phen bỡ ngỡ. Cách thị xã Bình Long hơn 20 cây số, giáo xứ An Khương nằm lọt thỏm giữa rừng cao su. Con đường dẫn vào nhà thờ đã được trải nhựa nhưng để vào tận các sóc người dân tộc, lữ khách phải trải qua rất nhiều vất vả bởi những con dốc cao; từng đoạn bị chia cắt bởi hố lớn, hố nhỏ; có đoạn lại là đường đất đỏ cao nguyên trơn trượt, ngập bùn.

Cha Chánh và các thành viên HĐMV thường xuyên thăm viếng những gia đình giáo dân người dân tộc

Giáo xứ An Khương tọa lạc trên địa bàn xã An Khương, huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phước. Năm 2007, linh mục Giuse Nguyễn Minh Chánh được bài sai về làm cha sở họ đạo Phú Lương (xã Thanh Phú, thị xã Bình Long, Bình Phước). Ngoài việc chăm lo cho họ đạo nơi đây, cha còn dấn bước đến việc truyền giáo cho người dân tộc tại xã An Khương, cách Phú Lương 16 cây số, khi phát hiện một số bổn đạo sống trong khu vực này đến tham dự thánh lễ Chúa nhật. Từ đó, cha dần lui tới các sóc thăm hỏi, gặp gỡ con chiên. Thương cảnh bà con lặn lội đi lễ xa, được một hộ dân tộc đồng ý cho mượn nhà làm ngôi nhà nguyện tạm, mỗi cuối tuần, cha vào dâng lễ, dạy giáo lý cho giáo dân. Dần dà, An Khương trở thành giáo họ của Phú Lương. Và đến ngày 12.11.2013, giáo xứ An Khương chính thức được thành lập.

Từ mấy chục gia đình có đạo ban đầu, nhờ sự dấn bước không biết mệt mỏi của cha Chánh, tới nay, An Khương đã là một cộng đoàn lớn mạnh với khoảng 800 nhân danh, trong đó 80% tín hữu là đồng bào dân tộc S’tiêng. Đời sống của người miền núi vốn gắn bó với cây trái, nương rẫy. Cây lúa, nương ngô mang lại cho họ thu nhập chính yếu. Tuy nhiên, ở An Khương, đa phần người dân trong xứ đều thiếu đất canh tác, miếng vườn nhỏ chỉ đủ cho họ dựng căn nhà ọp ẹp, làm cái chòi nuôi cặp gà, vài con heo mọi. Nhiều người hằng ngày đi cạo mủ cao su thuê hay ai mướn gì làm nấy để kiếm thu nhập trang trải cuộc sống. Một số thanh niên trai tráng tìm đường ra thành phố làm việc. Chúng tôi gặp anh Điểu Thành, mới hơn 20 tuổi nhưng đã nhiều năm nay là trụ cột của gia đình. Công việc khuân vác ở Bình Dương giúp anh có thu nhập tương đối nhưng đổi lại, mỗi bao tải vác trên vai có khi lên tới cả trăm ký. Có lẽ vì sức trẻ bị “tận dụng” triệt để nên nhìn anh già nhiều hơn so với tuổi.

Đường vào nhà dân nhiều đoạn bị chia cắt vì bùn ngập lún bánh xe

Chờ đón nắng mai

Dù nghèo về vật chất nhưng đời sống đức tin của giáo dân trong xứ lại luôn được mọi người ấp ủ vun trồng. Cụ bà Thị Thách, người S’tiêng, năm nay đã trên 70 tuổi, cho biết: “Ổng bị bệnh không đi được phải nằm một chỗ, già tuần nào cũng thu xếp đi lễ, không đi không chịu được dù phải qua chặng đường 8 cây số. Cứ đến nhà thờ là thấy vui ở trong lòng”. Do vậy nên mỗi thánh lễ Chúa nhật và ngày thường ở An Khương đều có đông người tham dự, giáo dân ngồi kín ngôi nhà nguyện. Trong xứ, các hội đoàn sinh hoạt đều đặn. Hội cồng chiêng, nét văn hóa có từ bao đời, vẫn được giáo xứ duy trì để vào mỗi dịp lễ lớn như Giáng Sinh, Phục Sinh lại mang ra biểu diễn phục vụ bà con.

Ngôi nhà nguyện hiện nay của giáo xứ

Vì phần lớn tín hữu đều là tân tòng nên để tăng thêm lòng mến và tình gắn bó trong họ đạo, vào mỗi thứ Sáu hằng tuần, cha sở mời gọi giáo dân về nhà xứ dùng bữa cơm được tăng cường chất lượng giúp mỗi người bồi bổ cơ thể và gặp gỡ, chuyện trò. Địa bàn giáo xứ khá rộng lớn, có nơi cách xa nhà thờ gần 10 cây số, nơi khác nằm sâu trong những ngóc ngách, hẻm nhỏ. Thương cho đoàn chiên phải lặn lội đi lễ xa, cha Chánh đang dự tính sẽ xây nên ngôi nhà nguyện tại ấp 1 và ấp 8, hai nơi xa nhà thờ nhất, để việc đi lễ của bà con bớt vất vả.

Từ ngày dấn bước truyền giáo, vị chủ chăn thường xuyên lui tới các sóc thăm hỏi bà con. Cứ vài ba hôm, mọi người lại thấy bóng dáng cha cùng thành viên HĐMVGX An Khương và Phú Lương đi đến động viên, mang niềm vui, tiếng cười, cùng gởi chút quà để họ mua con cá, ký thịt thêm vào cho bữa ăn hằng ngày. Nhờ những lần đi thực tế này, cha thấu hiểu đời sống của bổn đạo, có dịp củng cố đức tin cho các giáo hữu tân tòng.

Giờ đây, nhà thờ An Khương đang trong quá trình xây dựng và không lâu nữa, ngôi thánh đường bề thế với khuôn viên rộng rãi sẽ mọc lên, thay cho không gian chật hẹp hiện thời. Giáo xứ cũng mới mua thêm khu đất rộng, cách nhà thờ chỉ chừng trăm mét, dựng nên dãy nhà kiên cố. Đây là nơi trú chân của các nữ tu dòng Chúa Quan Phòng được mời về hỗ trợ sinh hoạt cho bà con. Hiện nay, các nữ tu vẫn đang cấp phát miễn phí các loại thuốc thông dụng cho bà con mỗi ngày.

Ngôi nhà thờ mới hiện đã xây dựng xong phần móng

Cảm thông với việc người dân luôn canh cánh chuyện thiếu nước dùng, phải khó nhọc đường xa đi lấy nước sạch, nhất là vào mùa khô, nên giáo xứ đã cho đặt nhà máy nước công suất lớn để giải quyết nhu cầu thiết yếu này. Sắp tới, các nữ tu còn mở nhà giữ trẻ để những bậc phụ huynh yên tâm lao động. Những gia đình nghèo sẽ được miễn phí hoàn toàn.

Chỉ mới chính thức hình thành ba năm nay nhưng An Khương đã cho thấy bước chuyển mình rõ nét, trở nên một điểm nhấn trên vùng đất đỏ miền Đông.

ĐÌNH QUÝ

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Trung tâm hành hương Ba Giồng kỷ niệm 20 năm thành lập
Trung tâm hành hương Ba Giồng kỷ niệm 20 năm thành lập
Ngày 8.11.2024, giáo phận Mỹ Tho đã tổ chức lễ tạ ơn, kỷ niệm 20 năm thành lập trung tâm hành hương Ba Giồng.
Đóng góp cho Quỹ Bác Ái Xã hội - Caritas của Tổng Giáo phận TPHCM
Đóng góp cho Quỹ Bác Ái Xã hội - Caritas của Tổng Giáo phận TPHCM
Nếu lời cầu nguyện không được chuyển thành hành động cụ thể, thì điều đó là vô ích; thật vậy, “đức tin không có hành động thì quả là đức tin chết.” (Gc 2,26)
Caritas Hà Tĩnh giúp bà con vượt qua khó khăn sau bão số 6
Caritas Hà Tĩnh giúp bà con vượt qua khó khăn sau bão số 6
Caritas Hà Tĩnh đã đến thăm, trao quà cho người dân  không phân biệt lương giáo ở hai huyện Lệ Thủy và Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình
Trung tâm hành hương Ba Giồng kỷ niệm 20 năm thành lập
Trung tâm hành hương Ba Giồng kỷ niệm 20 năm thành lập
Ngày 8.11.2024, giáo phận Mỹ Tho đã tổ chức lễ tạ ơn, kỷ niệm 20 năm thành lập trung tâm hành hương Ba Giồng.
Đóng góp cho Quỹ Bác Ái Xã hội - Caritas của Tổng Giáo phận TPHCM
Đóng góp cho Quỹ Bác Ái Xã hội - Caritas của Tổng Giáo phận TPHCM
Nếu lời cầu nguyện không được chuyển thành hành động cụ thể, thì điều đó là vô ích; thật vậy, “đức tin không có hành động thì quả là đức tin chết.” (Gc 2,26)
Caritas Hà Tĩnh giúp bà con vượt qua khó khăn sau bão số 6
Caritas Hà Tĩnh giúp bà con vượt qua khó khăn sau bão số 6
Caritas Hà Tĩnh đã đến thăm, trao quà cho người dân  không phân biệt lương giáo ở hai huyện Lệ Thủy và Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình
Trao áo giáo sĩ cho 35 chủng sinh
Trao áo giáo sĩ cho 35 chủng sinh
Sáng 1.11.2024 tại nhà nguyện Đại Chủng viện thánh Giuse Hà Nội, 35 chủng sinh của lớp tu đức khóa 30 đã được trao áo giáo sĩ
Sống niềm tin cách cụ thể
Sống niềm tin cách cụ thể
Biến đổi khí hậu và thiên tai khắc nghiệt một lần nữa biểu hiện rõ nét, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống và kinh tế. Mừng Tết Nguyên đán Giáp Thìn không lâu, bà con miền tây bước vào những ngày sống chung với hạn mặn.
Tổng Giáo phận TPHCM cầu nguyện cho các mục tử đã qua đời
Tổng Giáo phận TPHCM cầu nguyện cho các mục tử đã qua đời
Sáng 6.11.2024 tại nhà thờ Chí Hòa, Đức cha Giuse Nguyễn Năng, Tổng Giám mục TGP TPHCM đã chủ tế thánh lễ cầu nguyện cho các giám mục, linh mục trong TGP đã qua đời.
Nhà chờ Phục Sinh ở các giáo xứ: Thời gian mở cửa thế nào cho phù hợp?
Nhà chờ Phục Sinh ở các giáo xứ: Thời gian mở cửa thế nào cho phù hợp?
Trong nhịp sống bận rộn nơi đất thị thành, Nhà chờ Phục Sinh ở các xứ đạo thường mở cửa theo khung giờ quy định riêng. Có nơi mở cửa suốt tuần, nhưng cũng có nơi mỗi tuần chỉ 1-2 ngày ít ỏi.
Đối thoại trong sứ vụ loan báo Tin Mừng
Đối thoại trong sứ vụ loan báo Tin Mừng
Ngày 30.10.2024 tại giáo phận Long Xuyên đã diễn ra buổi hội thảo với chủ đề: “Đối thoại trong sứ vụ loan báo Tin Mừng”.
Sống đạo Hiếu
Sống đạo Hiếu
Hơn 200 cụ thuộc tôn giáo bạn và 19 anh chị em tân tòng tham dự chương trình “Người Công giáo sống đạo hiếu”.