Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật XXI thường niên - năm B

Ga 6,54a. 60-69

Linh mục Antôn Nguyễn Cao Siêu, SJ, phụ trách

 

1. Hãy đọc toàn bộ chương 6 của Tin Mừng Gioan. Hãy cho biết Đức Giêsu đã đối thoại với những nhóm người nào? Mỗi nhóm có thái độ thế nào trước lời Ngài giảng dạy?

2. Đọc Ga 6,60-66. Trong đoạn văn này, các môn đệ là ai? Họ là người thế nào? Họ có khá hơn "người Do Thái" không? Đọc Ga 6, 60-61 và so sánh với Ga 6,41.52.

3. Đức Giêsu nhận mình là Bánh từ trời xuống (Ga 6,33.41.50.51.58). Ngài còn nói chính mình từ trời xuống (Ga 6,38.42). Hãy giải thích Ga 6,62: “Con Người lên nơi đã ở trước kia.” Đức Giêsu lên nơi đó bằng cách nào? Đọc Ga 12,32-33.

4. Nhiều môn đệ thấy “lời” của Đức Giêsu chướng tai (Ga 6,60). Theo bạn, “lời” chướng tai nằm ở đâu trong chương 6?

5. Đức Giêsu nói gì về “những lời” của Ngài (Ga 6,63)? Phêrô nói gì về “những lời” ấy (Ga 6,68)?

6. Nhóm Mười Hai ở Ga 6,67-71 có khá hơn nhóm môn đệ ở Ga 6,60-66 không?

7. Chúa Cha có lôi kéo mọi người, trong đó có Giuđa, đến với Đức Giêsu không? Đọc Ga 6,44.64.

8. Đức Giêsu là “Đấng Thánh của Thiên Chúa” (câu 69), danh hiệu đó nghĩa là gì? Đọc Ga 17,11.19; 10,36. Đọc thêm Mc 1,24; Lc 4,34.

CÂU HỎI SUY NIỆM

Thi thoảng bạn vẫn gặp những câu Lời Chúa thật chướng tai, không thể chấp nhận được. Bạn có thể ghi lại những câu đó để tìm hiểu sâu hơn không? Trong đời bạn, bạn đã từng có kinh nghiệm bị cám dỗ chối Chúa như Phêrô hay phản bội Chúa như Giuđa không?

CN 21 bread-of-life.png (888 KB)

PHẦN TRẢ LỜI

1. Trong Ga 6,1-40, Đức Giêsu đã đối thoại với “đám đông dân chúng” (Ga 6,2.22-24) tại hội đường ở Caphácnaum. Họ có vẻ không tin Ngài (Ga 6,30). Bỗng nhiên trong Ga 6,41-59, đám đông trên đây lại được gọi là “những người Do Thái” (Ga 6,41.52). Đức Giêsu đã đối thoại với họ, họ đã có thái độ xầm xì và tranh cãi với nhau trước những lời Ngài nói. Sau đó trong Ga 6,60-66, Đức Giêsu đã đối thoại với “nhiều môn đệ.” Như “người Do Thái,” họ cũng có phản ứng xầm xì trước lời Ngài nói (Ga 6,60-61) và nhiều người đã bỏ đi (Ga 6,66). Cuối cùng Đức Giêsu đối thoại với “Nhóm Mười Hai” (Ga 6,67-71). Simôn Phêrô khẳng định Nhóm Mười Hai sẽ ở lại với Thầy (Ga 6,68-69).

2. Trong Ga 6,60-66, lối nói “nhiều môn đệ” ở đây có lẽ để chỉ một nhóm nhỏ trong số đám đông dân chúng. Họ đã đi theo Đức Giêsu và nhận Ngài là Thầy. Nhưng họ cũng bị “vấp phạm” bởi lời chướng tai của Thầy, nên họ xầm xì với nhau (Ga 6,60-61). Họ xầm xì chẳng khác nào “người Do Thái” (Ga 6,41.52). Nói chung họ không chấp nhận được những lời Đức Giêsu nói về chuyện ăn thịt và uống máu Ngài để có sự sống đời đời ở Ga 6,51-58.

3. Đức Giêsu nhận mình là Đấng từ trời xuống (Ga 6,38.42; x. Ga 3,31). “Trời” được coi là thế giới của Thiên Chúa (Ga 3,27), thế giới của Thần Khí (Ga 1,32). Khi cầu nguyện với Chúa Cha, Đức Giêsu thường ngước mắt lên trời (Ga 11,41; 17,1). Ngài đã từ trời xuống thế gian để trở thành người phàm (Ga 1,14). Sau khi hoàn tất công việc Cha giao (Ga 19,30), Ngài sẽ “lên nơi đã ở trước kia” (Ga 6,62), nghĩa là lên lại với Chúa Cha, về lại với thế giới của Thiên Chúa (Ga 13,1) để hưởng vinh quang vĩnh cửu. Con đường về lại với Chúa Cha là con đường chịu chết, chịu đóng đinh, nghĩa là chịu giương cao lên khỏi đất (Ga 12,32-33).  

4. Nhiều môn đệ thấy “lời” (ho logos) của Đức Giêsu thật chướng tai, khó nghe (Ga 6,60). Những môn đệ trên đây tuy không thuộc Nhóm Mười Hai, nhưng họ là những người đã theo, đã gần gũi với Đức Giêsu hơn đám đông dân chúng. Nghe lời Ngài giảng, họ có thể bị “vấp” như người ta vấp một hòn đá giữa đường (Ga 6,61b). “Lời” của Đức Giêsu làm họ bị sốc bao gồm toàn bộ Ga 6,25-58, nhất là các câu 51-58. Nếu chúng ta không đọc Ga 6,51-58 trong khung cảnh bí tích Thánh Thể của Giáo hội sơ khai, thì chính chúng ta cũng bị sốc và đặt câu hỏi: “Làm sao ông này có thể cho chúng ta ăn thịt ông được?” (Ga 6,52). Khi lên rước lễ, chúng ta thực sự ăn thịt và uống máu Chúa Giêsu, nhưng dưới hình bánh và rượu đã được thánh hiến. Tác giả Tin Mừng thứ Tư viết chương 6 này vào những năm cuối của thế kỷ thứ nhất sau công nguyên, lúc đó Giáo Hội sơ khai đã cử hành Bí tích Thánh Thể được hơn 60 năm rồi. Vì thế Ga 6,51-58 phản ánh niềm tin của Giáo Hội vào thời gian ấy.

5. Trong khi những người Do Thái và một số môn đệ không tin lời của Đức Giêsu (Ga 6,41.52.60) thì Ngài lại khẳng định: “Những lời Thầy nói với anh em là thần khí và là sự sống” (Ga 6,63). Và đối với Simôn Phêrô, đây là “những lời đem lại sự sống đời đời” (Ga 6,68).

6. Trong nhóm các môn đệ ở Ga 6,60-66, có “một số người” không tin Đức Giêsu (Ga 6,64), và có “nhiều môn đệ rút lui, không đi với Ngài nữa” (Ga 6,66). Ngược lại trong Ga 6,67-71, ông Simôn Phêrô đã đại diện Nhóm Mười Hai để nói lên lòng tin của anh em vào Thầy và cương quyết không bỏ Thầy (Ga 6,68-69). Trung tín bước theo Thầy là điều khó, nhất là theo Thầy sẽ dẫn đến cái chết. Phêrô chỉ theo Thầy được tới tận dinh thượng tế thôi và cuối cùng đã chối Thầy (Ga 18,15-16). Còn Giuđa thì phản bội Thầy. Nhờ sự Phục sinh của Chúa Giêsu và ơn Thánh Thần, Nhóm Mười Hai (có ông Mátthia thay cho Giuđa) mới trung tín theo Chúa Giêsu cho đến chết.

7. Bất cứ ai đến với Đức Giêsu đều do sức lôi kéo của Chúa Cha (Ga 6,44). Bất cứ ai đến với Đức Giêsu đều là người được Chúa Cha ban cho ơn đó (Ga 6,65). Chúa Cha muốn mọi người được cứu độ nên lôi kéo mọi người đến với Đức Giêsu. Tuy nhiên, con người có tự do để chấp nhận hay cưỡng lại sức lôi kéo đó. Đúng là “mọi người sẽ được Thiên Chúa dạy dỗ,” nhưng chỉ ai “nghe Chúa Cha và đón nhận giáo huấn của Ngài,” thì mới đến với Đức Giêsu (Ga 6,45). Đến với Đức Giêsu vừa là quà tặng của Chúa Cha, vừa là chọn lựa tự do của con người.

8. Phêrô tuyên xưng Thầy Giêsu là “Đấng Thánh của Thiên Chúa” (Ga 6,69). “Thánh” là một thuộc tính đặc biệt của Thiên Chúa. Thiên Chúa là Đấng Thánh (Is 41,14). Trong Tin Mừng thứ Tư, Chúa Cha và Thần Khí được gọi là “thánh” (Ga 17,11; 14,26; 20,22). Đức Giêsu là người được Chúa Cha thánh hiến và sai đến trong thế gian (Ga 10,36). Khi tuyên xưng Đức Giêsu là Đấng Thánh, Phêrô tin Thầy là người được Thiên Chúa tuyển chọn, là Con Thiên Chúa (x. Mt 16,16).

 

Từ khoá:
Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Chúa Giêsu Kitô và những hồi đáp
Chúa Giêsu Kitô và những hồi đáp
Tân Ước kể lại một số hồi đáp Chúa Giêsu Kitô, từ phía những ai đã tiếp xúc với Người, những hồi đáp tích cực lẫn tiêu cực.
Khôn ngoan đích thực
Khôn ngoan đích thực
Người thanh niên trong bài Tin Mừng hôm nay có thể ví như một doanh nhân trẻ thành đạt của thời đại. Doanh thu của anh càng ngày càng tăng.
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật XXVII TN - năm B
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật XXVII TN - năm B
Đọc câu hỏi của mấy người Pharisêu trong Mc 10,2. Bạn thấy câu hỏi này có phải là một cái bẫy không? Tại sao đó lại là cái bẫy?
Chúa Giêsu Kitô và những hồi đáp
Chúa Giêsu Kitô và những hồi đáp
Tân Ước kể lại một số hồi đáp Chúa Giêsu Kitô, từ phía những ai đã tiếp xúc với Người, những hồi đáp tích cực lẫn tiêu cực.
Khôn ngoan đích thực
Khôn ngoan đích thực
Người thanh niên trong bài Tin Mừng hôm nay có thể ví như một doanh nhân trẻ thành đạt của thời đại. Doanh thu của anh càng ngày càng tăng.
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật XXVII TN - năm B
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật XXVII TN - năm B
Đọc câu hỏi của mấy người Pharisêu trong Mc 10,2. Bạn thấy câu hỏi này có phải là một cái bẫy không? Tại sao đó lại là cái bẫy?
Phó linh hồn
Phó linh hồn
Phó linh hồn là phó dâng sự sống của người đang hấp hối hoặc vừa mới qua đời trong tay Chúa, bằng cách cầu nguyện bên cạnh người đó.
Hôn nhân một vợ một chồng
Hôn nhân một vợ một chồng
Đơn hôn là chế độ hôn nhân một vợ một chồng, nghĩa là chỉ có bạn phối ngẫu và giữ lòng chung thủy với bạn suốt đời.
Lời kinh có sức mạnh lớn lao 
Lời kinh có sức mạnh lớn lao 
Người Kitô hữu thường lần hạt Mân Côi. Khi lần hạt, chúng ta đang biểu lộ hình ảnh Hội Thánh cầu nguyện. 
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật XXVI TN - năm B
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật XXVI TN - năm B
Trong Mc 9,40 Đức Giêsu nói: “Ai không chống lại chúng ta là ủng hộ chúng ta”. Còn trong Mt 12,30, Ngài lại nói một câu có vẻ ngược lại: “Ai không với tôi là chống lại tôi…”. Thật ra hai câu trên không mâu thuẫn.
Bí mật tòa giải tội
Bí mật tòa giải tội
Bí mật tòa giải tội (ấn tòa giải tội) là việc linh mục nghe hối nhân xưng tội, buộc phải giữ bí mật tuyệt đối mọi điều mà họ đã xưng ra với mình, không được tiết lộ bằng lời nói hay bằng cách nào khác và vì bất cứ...
Bao dung
Bao dung
Sách Dân Số ghi lại sự kiện hai ông Enđát và Mêđát, dù được ghi trong sách các kỳ mục nhưng không đến lều mà vẫn phát ngôn ở trong trại.