Kiên trì trong cầu nguyện

Cầu nguyện là sinh hoạt thiết yếu của đời sống Kitô hữu. Đời sống tâm linh của tín hữu không thể tồn tại và tăng trưởng nếu không được nuôi dưỡng bằng những cuộc giao tiếp thường xuyên - cầu nguyện với Thiên Chúa.

Là một đòi hỏi tất yếu của cuộc sống, cầu nguyện đồng thời cũng là một thử thách lớn cho Kitô hữu: có nhiều Kitô hữu ít khi nghĩ đến Chúa, hoặc vì thiếu kiên trì và cậy trông nên dần dần không muốn cầu nguyện nữa. Cầu nguyện có nhiều hình thức, trong đó xin ơn là hình thức thông thường nhất. Hai bài đọc và bài Tin Mừng của phụng vụ Lời Chúa hôm nay đều đề cập đến việc cầu nguyện. Bài sách Xuất hành cho thấy hiệu lực cầu nguyện, còn bài Tin Mừng theo Luca nhấn mạnh đến thái độ cần phải có để cầu nguyện sinh hiệu lực: đó là lòng kiên trì và cậy trông.

1. Sự cần thiết và hiệu lực của cầu nguyện

Qua bài đọc Xuất hành, chúng ta thấy cuộc giao tranh với người Amabec, khi Môisen giơ tay lên thì Israel thắng trận. Giơ tay lên chỉ là một cử chỉ bên ngoài, tự nó không thể sinh hiệu lực gì. Điều sinh hiệu lực chính là lời cầu nguyện bên trong dâng lên Thiên Chúa. Đây là bài học cho chúng ta: Đạo trước hết và chủ yếu là thái độ của tâm hồn thể hiện bằng cuộc sống. Cầu nguyện nuôi dưỡng tương quan của con người với Thiên Chúa, cầu nguyện làm no thỏa đời sống chúng ta là con cái với Thiên Chúa là Cha giàu lòng thương xót.

2. Thái độ kiên trì cầu nguyện

Tin Mừng theo Luca là Tin Mừng của lòng thương xót, đồng thời đặc biệt chú trọng đến cầu nguyện. Nhiều lần Thánh sử Luca vừa đề cao gương cầu nguyện của Đức Giêsu, vừa nhấn mạnh đến thái độ kiên trì mà các môn đệ cần phải có khi cầu nguyện.

Qua dụ ngôn vị thẩm phán và bà góa trong bài Tin Mừng hôm nay, Đức Giêsu kêu gọi chúng ta hãy trung thành cầu nguyện. Ai kiên trì trong lời cầu cuối cùng sẽ được đáp ứng. Đức Giêsu kể cho ta dụ ngôn này, không phải để dạy ta làm quan tòa, nhưng để trấn an ta rằng lời cầu xin của ta không phải là vô vọng, và khi cầu xin Thiên Chúa, ta cũng phải kiên tâm như bà góa. Có điều là Thiên Chúa không bao giờ đáp trả ta để được yên thân. Thiên Chúa luôn luôn đáp trả con cái Người bằng tình yêu. Khi kiên nhẫn kêu cầu lên Chúa, hoặc ngay cả khi mất kiên nhẫn, thất vọng đi nữa, ta nói lên sự gắn bó và tín thác của ta với Người. Cầu xin Thiên Chúa trong mọi lúc, mọi hoàn cảnh vui buồn, là lớn lên trong niềm tín xác rằng Thiên Chúa là Cha giàu lòng thương xót, ban cho ta mọi sự, và ta có được mọi sự nhờ Người. Bằng sự kiên trì cùng nhau cầu nguyện, như Aaron và Khua đỡ đôi tay Môisen, chúng ta liên đới với nhau trong lời cầu nguyện, chắc chắn lời cầu xin sẽ được Chúa thương nhận lời. Chúng ta học kinh nghiệm của Đức Hồng y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận: “Ai hiểu được mãnh lực của lời cầu nguyện? Sốt sắng như các Tông đồ và Đức Mẹ trong nhà Tiệc ly, phó thác như Chúa Giêsu ở vườn Cây Dầu, cương quyết như Môisen giang tay trên núi, tha thiết như người trộm lành, khiêm tốn như người thu thuế” (Đường Hy Vọng, số 135).

LM Micae Hy Lê Ngọc Bửu, ISPCJ, Huế

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật I Mùa Vọng- năm C
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật I Mùa Vọng- năm C
Chủ đề của bài Tin Mừng hôm nay là về ngày Quang Lâm của Chúa Giêsu (Lc 21,27). Đây là ngày Nước Thiên Chúa đến gần, đến một cách trọn vẹn và chung cục (Lc 21,31)
Chúa Giêsu Kitô lại đến
Chúa Giêsu Kitô lại đến
Chúa Giêsu Kitô sẽ lại đến hữu hình và vinh quang vào thời sau hết để phục sinh kẻ chết, xét xử thế gian, tiêu diệt sự dữ lẫn sự nghịch thù với Thiên Chúa và hoàn thành Nước Chúa. Các tín hữu được khích lệ sẵn sàng đón Người...
Ðứng vững trong đức tin
Ðứng vững trong đức tin
Bắt đầu Mùa Vọng, Giáo hội mời gọi các tín hữu hướng về Ngày Chúa đến. Ngôn sứ Giêrêmia đã khẳng định với dân Israel rằng Thiên Chúa sẽ sai Đấng Messia đến giải thoát họ, đó là việc Chúa đến lần thứ nhất (Gr 33,14-16).
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật I Mùa Vọng- năm C
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật I Mùa Vọng- năm C
Chủ đề của bài Tin Mừng hôm nay là về ngày Quang Lâm của Chúa Giêsu (Lc 21,27). Đây là ngày Nước Thiên Chúa đến gần, đến một cách trọn vẹn và chung cục (Lc 21,31)
Chúa Giêsu Kitô lại đến
Chúa Giêsu Kitô lại đến
Chúa Giêsu Kitô sẽ lại đến hữu hình và vinh quang vào thời sau hết để phục sinh kẻ chết, xét xử thế gian, tiêu diệt sự dữ lẫn sự nghịch thù với Thiên Chúa và hoàn thành Nước Chúa. Các tín hữu được khích lệ sẵn sàng đón Người...
Ðứng vững trong đức tin
Ðứng vững trong đức tin
Bắt đầu Mùa Vọng, Giáo hội mời gọi các tín hữu hướng về Ngày Chúa đến. Ngôn sứ Giêrêmia đã khẳng định với dân Israel rằng Thiên Chúa sẽ sai Đấng Messia đến giải thoát họ, đó là việc Chúa đến lần thứ nhất (Gr 33,14-16).
Vua
Vua
Ở Đông Phương thời cổ, thể chế quân chủ có liên hệ mật thiết với vương quyền thần linh: Vua trở thành vị trung gian bẩm sinh giữa các thần linh và nhân loại.
Những giá trị Nước Trời
Những giá trị Nước Trời
Câu chuyện Tin Mừng hôm nay mời gọi mọi người nhìn lại vụ án nổi tiếng nhất trong lịch sử nhân loại: vụ án Giêsu.
Hãm mình
Hãm mình
Hãm mình là việc con người từ bỏ điều vui thích hay chấp nhận sự khó nhọc, thiếu thốn, để ý chí dễ dàng tuân theo thánh ý Thiên Chúa hơn và dự phần vào Cái Chết của Chúa Kitô.
Hy sinh
Hy sinh
Hy sinh bỏ mình là chịu mất tiện nghi riêng vì người khác, như bà Ruth vì chồng (R 2,11), Giuđa vì em (St 44,33-34), tín hữu Do thái vì Chúa (Dt 10,34), Môsê vì dân Chúa (Dt 11,24-27).
Chứng nhân cho những giá trị văn hóa mới
Chứng nhân cho những giá trị văn hóa mới
Hôm nay Giáo hội Việt Nam mừng kính trọng thể các thánh chết vì đạo tại Việt Nam. Đây là những người làm chứng cho Chúa, cho những giá trị căn bản của nền văn hóa Công giáo trong ba thế kỷ XVII - XVIII - XIX.
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật XXXII TN - năm B
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật XXXII TN - năm B
Bà góa đã bỏ vào thùng tiền “tất cả những gì bà có, tất cả những gì để nuôi thân”. Đối với Đức Giêsu, bà góa dù bỏ số tiền rất nhỏ vào thùng nhưng lại là người bỏ nhiều hơn mọi người khác.