Làm chứng cho Chúa

Khi trao đổi với những nhà truyền giáo, tôi được các ngài cho biết: Làm chứng là một yếu tố hết sức quan trọng trong việc Phúc Âm hóa con người thời nay. Người loan báo Tin Mừng có uy tín là người biết làm chứng về Tin Mừng bằng chính con người của mình, với những kinh nghiệm mình đã trải qua.

 Teresa Calcutta 2.jpg (1.16 MB)

Làm chứng về việc mình đã gặp gỡ Đức Kitô

Ðọc Phúc Âm, tôi thấy Ðức Kitô hay mời gọi người ta đến gặp gỡ Người. “Hãy đến mà xem” (Ga1,39), Người chú trọng đến việc gặp gỡ.

Các trẻ em, khi gặp được Ðức Kitô, thấy Người dễ thương, chúng đã mến Người, đã tin vào Người, đã nhớ nhung Người, đã kể lại cho bao kẻ khác hình ảnh dễ mến của Người. Mặc dù lúc đó chúng chưa hiểu gì về đạo lý của Người.

Cô Madalena, người phụ nữ tội lỗi công khai, khi gặp được Ðức Kitô, thấy Người cao thượng, bao dung, đầy tình thương cứu độ, cô đã ăn năn trở lại, làm lại cuộc đời. Mặc dù lúc đó cô chưa đi vào những buổi giáo huấn của Người.

Kẻ trộm bị đóng đinh bên hữu Ðức Kitô, khi nhận ra Ðức Kitô là người lành thánh bị chết oan, đầy khiêm tốn, nhịn nhục, hiền từ, yêu thương vô vàn, ông đã tự hối, xin ơn thương xót. Mặc dù lúc đó ông rất dốt về giáo lý Phúc Âm.

Ông Saolô trên đường Ðamas, khi gặp được Ðức Kitô, thấy Người rất khác với hình ảnh mình đã có về Người, thấy Người thực là Ðấng cứu độ giàu tình yêu thương xót, ông đã được đổi mới, quyết tâm đi theo Người. Mặc dù lúc đó ông chưa rõ hết những gì Ðức Kitô đã làm và đã giảng dạy.

Bao người cũng đã và đang như vậy.

Yếu tố chính lôi kéo họ tin vào Ðức Kitô không phải đạo lý của Người, cho bằng chính bản thân Người. Họ đã được gặp Người, nên họ tin Người.

Ðối với họ, đức tin không phải chỉ là chấp nhận những giáo điều, mà cốt yếu là tin vào chính Ðức Kitô. Tin không phải chỉ là tin có Chúa, mà là tin vào Chúa. Niềm tin như thế là một gặp gỡ. Một cuộc gặp gỡ với Ðức Kitô sống động, gần gũi, riêng tư.

Ðức Kitô trở thành trung tâm đời họ. Chính nhờ Người, với Người, trong Người, và cho Người mà họ sống và hoạt động.

Ðức Kitô lôi cuốn họ, nhưng vẫn để họ tự do đầy đủ. Làm gì, nghĩ gì, họ cũng quy chiếu về Người. Người là mẫu gương, nhưng họ rập theo mẫu gương đó bằng cả sự tự do của mình, với những sáng kiến đầy trách nhiệm.

Ði theo Ðức Kitô, họ không nghĩ đến thành công hay thất bại. Họ chỉ lo duy nhất một điều là làm sao hợp với thánh ý Chúa. Ðức Kitô là động lực thúc đẩy hiện tại, là hy vọng mời gọi của tương lai. Không có động lực nào khác. Không có hy vọng nào khác. Bởi vì trong đức tin, họ đã gặp được Người là Ðấng cứu độ của họ, là Chúa của họ.

Bằng những gì họ đã có kinh nghiệm, đã trải qua, họ làm chứng về cuộc gặp gỡ của họ với Ðức Kitô. Ðơn sơ thế thôi.

 Teresa Calcutta.jpg (245 KB)

Làm chứng về việc mình đang cùng Đức Kitô yêu thương con người

Con người, đó là địa chỉ mà Chúa Cha đã sai Ðức Kitô đến. Ðến địa chỉ đó, không phải để luận phạt, nhưng để đồng hành, để chia sẻ, để cứu độ. Nói tắt là để chứng tỏ tình yêu Thiên Chúa, một tình yêu bao la cao cả đã yêu thương con người, đang khi con người còn chìm trong tội lỗi.

Con người, đó cũng chính là địa chỉ của mọi kẻ truyền giáo, rao giảng Tin Mừng. Họ phải làm chứng rõ ràng dứt khoát điều đó. Nhất là họ phải làm chứng rằng: Họ đến với con người, chỉ để yêu thương con người, phục vụ con người, chứ không phải để lo cho quyền lợi riêng tư nào bất cứ, hoặc của bản thân, hoặc của cộng đoàn mình.

Mặc dù có rất nhiều giới hạn, họ cố gắng hết sức mình, để bằng thái độ và việc làm, họ làm chứng là họ có thể cùng với Ðức Kitô nói lại lời xưa: “Hãy đến với tôi, hỡi tất cả những ai đang vất vả vì gánh nặng cuộc đời. Tôi sẽ bổ sức cho” (Mt 11,28).

Mặc dù rất dốt nát và bé mọn, họ cố gắng hết sức mình, để qua cách sống, họ làm chứng là họ có thể cùng với tiên tri Isaia nói lại lời xưa: “Mỗi sáng, Chúa đã đánh thức tai tôi, để tôi biết lắng nghe, như những người môn đệ Chúa” (Is 50,4). Lắng nghe ở đây là lắng nghe những khổ đau, thổn thức của đồng bào, nhất là của những người bị cuộc sống loại bỏ.

Mặc dù rất nghèo khó và vụng về, họ cố gắng hết sức mình, để qua những việc làm thường ngày khiêm tốn, họ làm chứng là họ có thể cùng với thánh Phaolô nói lại lời xưa: “Chúc tụng Chúa là Cha mọi tình thương xót, là Chúa mọi niềm an ủi, Người đã an ủi chúng tôi trong mọi cơn khốn khó, và đã giúp chúng tôi có khả năng an ủi những ai đang cơn khốn khó” (2 Cr 1,3).

Trong việc yêu thương con người, điều căn bản là tình thương chân thành. Biết bao lần những cái nhìn thinh lặng, đầy thông cảm, tuy chỉ là một giây, một phút, đã trao gởi được sức mạnh nâng đỡ cho suốt cả cuộc đời.

Trong một thế giới nhan nhản những nghi kỵ, tranh chấp, thành kiến, hận thù, người loan báo Tin Mừng được mời gọi làm chứng cho sự hóa giải và tha thứ theo lời Phúc Âm và gương mẫu Ðức Kitô. Cũng như họ được mời gọi làm chứng cho Lời Chúa dạy: “Ðừng xét đoán kẻo bị xét đoán” (Mt 7,1).

Sự trở về với Chúa ngự trên trời sẽ chẳng có ý nghĩa bao nhiêu, nếu không được làm chứng bằng sự trở về với con người, địa chỉ gắn bó của Ðức Kitô.

 Hinh bai Gm Bui Tuan 2c.jpg (147 KB)

Làm chứng về việc mình nhờ ơn Chúa Thánh Thần, đã có những chọn lựa ưu tiên trong thực tế cuộc sống

Thực tế cuộc sống gồm biết bao nhu cầu như cái ăn, cái mặc, cái ở, tình gia đình, tình bè bạn, tình yêu, công ăn việc làm, học vấn, tiền bạc, chính trị, tôn giáo...

Mỗi nhu cầu đều đòi được giải quyết một cách cụ thể bằng những giải pháp cụ thể. Thí dụ nhu cầu phát triển, một đề tài lớn đang được đặt ra cho thế giới nói chung, cho các nước đang mở mang nói riêng, và đặc biệt cho mọi gia đình Việt Nam hiện nay. Muốn phát triển, tất nhiên phải để ý đến nhiều vấn đề, như nhân số, môi trường sinh thái, nghề nghiệp, tiền vốn, khoa học chuyên môn, lương tâm trách nhiệm, các mối dây liên đới, độc lập tổ quốc, văn hóa dân tộc, đạo đức cá nhân và tập thể... Những vấn đề này cần được nghiên cứu một cách nghiêm túc trên cơ sở khoa học, tâm lý, xã hội và luân lý.

Còn nhiều nhu cầu khẩn cấp khác của thực tế cuộc sống đang trở thành những thách đố hàng đầu đặt ra cho đức tin người Công giáo Việt Nam. Họ có muốn giải quyết những nhu cầu khẩn cấp đó không? Giải quyết cách nào? Và đâu là chọn lựa ưu tiên? Ðó là điều họ phải làm chứng một cách cụ thể.

Tại các Giáo hội địa phương, tôi thấy nhiều người đã có những chọn lựa ưu tiên, sát thực tế và hữu hiệu. Chứng tỏ họ được Chúa Thánh Thần hướng dẫn. Ơn hiểu biết và ơn khôn ngoan của Chúa Thánh Thần đã được ban cho họ, qua tinh thần cởi mở của họ trong cầu nguyện, trong việc tôn trọng học hỏi các chân lý đạo đời, và trong việc xây dựng các liên đới tình thương.

Chúa Thánh Thần và chúng tôi đã quyết định” (Cv 15,28). Xưa các thánh tông đồ đã nói như thế với các giáo đoàn. Nay nhiều người cũng có thể nói như thế với Hội Thánh về những lựa chọn ưu tiên của họ. Lời họ nói được làm chứng bằng chính con người của họ, khiêm tốn học hỏi, vị tha, sẵn sàng từ bỏ ý riêng mình, chỉ thao thức tìm thực thi ý Chúa trong thái độ cởi mở, lặng lẽ đón nhận ơn Chúa Thánh Thần.

***

Tới đây, thiết tưởng đã khá rõ: Người làm chứng cho Chúa cần đặt nặng chứng từ hơn là lý lẽ. Các tông đồ thời xưa đã là những người như thế. Ước chi các tông đồ thời nay cũng là những người như vậy!

Giám mục GB. Bùi Tuần (+)

 

Từ khoá:
Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Nhân tháng Mân Côi nhớ lời Ðức Mẹ nhắn nhủ
Nhân tháng Mân Côi nhớ lời Ðức Mẹ nhắn nhủ
Thế giới đang đi vào một hoàn cảnh nghiêm trọng. Nghiêm trọng nhất là bệnh tình của tâm hồn con người: Lỗi lầm cá nhân tăng. Suy thoái đạo đức tăng
Đạo lý lành mạnh
Đạo lý lành mạnh
Người rao giảng đạo lý lành mạnh cần phải chuyên cần học hỏi. Nơi Sách Thánh, nơi Lời Ðức Giêsu Kitô, nhờ đặc sủng, nhờ kết hợp với Ðức Giêsu Kitô và ánh sáng Chúa Thánh Thần.
Hình ảnh đẹp của Tin Mừng
Hình ảnh đẹp của Tin Mừng
Báo chí, truyền thanh và truyền hình đưa ra rất nhiều hình ảnh. Ðặc biệt là các hình ảnh của những người đã và đang góp phần xây dựng Ðất Nước. Hình ảnh nào còn ở lại trong lòng người dân. Có nghĩa là những người nào đã gây được...
Nhân tháng Mân Côi nhớ lời Ðức Mẹ nhắn nhủ
Nhân tháng Mân Côi nhớ lời Ðức Mẹ nhắn nhủ
Thế giới đang đi vào một hoàn cảnh nghiêm trọng. Nghiêm trọng nhất là bệnh tình của tâm hồn con người: Lỗi lầm cá nhân tăng. Suy thoái đạo đức tăng
Đạo lý lành mạnh
Đạo lý lành mạnh
Người rao giảng đạo lý lành mạnh cần phải chuyên cần học hỏi. Nơi Sách Thánh, nơi Lời Ðức Giêsu Kitô, nhờ đặc sủng, nhờ kết hợp với Ðức Giêsu Kitô và ánh sáng Chúa Thánh Thần.
Hình ảnh đẹp của Tin Mừng
Hình ảnh đẹp của Tin Mừng
Báo chí, truyền thanh và truyền hình đưa ra rất nhiều hình ảnh. Ðặc biệt là các hình ảnh của những người đã và đang góp phần xây dựng Ðất Nước. Hình ảnh nào còn ở lại trong lòng người dân. Có nghĩa là những người nào đã gây được...
Làm chứng cho Chúa
Làm chứng cho Chúa
Khi trao đổi với những nhà truyền giáo, tôi được các ngài cho biết: Làm chứng là một yếu tố hết sức quan trọng trong việc Phúc Âm hóa con người thời nay.
Ðược phong chức thánh
Ðược phong chức thánh
Phúc Âm cho biết, sau khi ban quyền, nói theo ngôn ngữ thời nay là phong chức Thánh, Chúa Giêsu đã dẫn mười hai tân chức vào vườn Cây Dầu.
Tuyên xưng việc Chúa sống lại ngày hôm nay
Tuyên xưng việc Chúa sống lại ngày hôm nay
Trong thánh lễ bàn thờ, tôi tuyên xưng việc Chúa sống lại bằng lời tung hô. Còn trong thánh lễ cuộc đời, tôi tuyên xưng việc Chúa sống lại bằng các việc làm.
Ðây Ðấng xóa tội trần gian
Ðây Ðấng xóa tội trần gian
Ðã bao lần tôi giới thiệu Ðức Kitô với cộng đoàn: “Ðây Chiên Thiên Chúa, đây Ðấng xóa tội trần gian”. Khi nói lời ấy, tôi có cảm tưởng mọi tội trần gian được Ðức Kitô trong tôi xóa đi.
Lời Chúa trên núi
Lời Chúa trên núi
Có lần tôi tới đây và ở lại 3 tuần. Nơi đây rất vắng. Xung quanh toàn là núi đồi, dài từng trăm cây số, phủ màu xanh đen của rừng cây đồng cỏ.
Những "thay cho" mà Chúa muốn
Những "thay cho" mà Chúa muốn
Nhìn các tân chức, tôi thoáng nhận ra Chúa Giêsu với trái tim bốc lửa lặng lẽ xuất hiện. Chúa âm thầm nói với từng vị: “Con hãy bắt chước Cha,