Lều

(CN II Mùa Chay - năm B - Mc 9,2-10)

“Chúng tôi xin làm ba lều ...” (Mc 9,5)

Bàng hoàng khi được loan báo về cuộc khổ nạn sắp tới (Mc 8,31-33), và cũng bàng hoàng không kém khi sáu ngày sau được chứng kiến Chúa Giêsu vinh hiển giữa Êlia và Môsê (9,2-10), ông Phêrô đã phát biểu: “Thưa Thầy, chúng con được ở đây thật là hay, chúng con xin dựng ba cái lều, một cho thầy, một cho ông Môsê, và một cho ông Êlia” (9,5). Nói đến lều, hẳn là ông Phêrô đã nghĩ tới lều thánh dùng trong việc thờ phượng của Israel xưa: sách xuất hành (25-31) đưa ra bản vẽ và những dụng cụ trang trí, còn Xh 35-40 kể loại việc thực hiện với những biến đổi từ chính những từ ngữ luật pháp sang lối văn kể truyện.

Leu hoi ngo.jpg (75 KB)

Lều, trong tiếng Do Thái có hai tên là mỉskàm chỉ nơi ở, có nghĩa là nơi Thiên Chúa ngự giữa dân Ngài và ôhel mò’èd là “lều hội ngộ” hoặc “trướng tao phùng”, rất đặc trưng của người Do Thái. Cuộc “hội ngộ, tao phùng” không có nghĩa là cuộc họp, người ta nhóm lại để thờ phượng, nhưng là cuộc gặp gỡ của Thiên Chúa với dân Israel qua Môsê. Lều là nơi của mạc khải.

Theo nguồn Javiste, một “lều hội ngộ” đặt ở ngoài lều trại được ông Josuê canh giữ và ông Môsê đến để lãnh nhận mạc khải thần linh (Xh 33,7-11) lều là nơi mạc khải, lại xuất hiện trong sách Dân số (11,24t; 12,4-10; 14,10).

Truyền thống Tư tế đặt “lều hội ngộ” tại Silô (Gs 18,1; 19,51) và sách 1Sm 2,22 củng cố truyền thống này. Khi vua Đavít mang Hòm Bia về Giêrusalem ông đã cho dựng lều để đặt Hòm Bia (2Sm 6,17). Lều tạm này mâu thuẫn với toàn bộ câu truyện về lời sấm của tiên tri Nathan, theo đó, lều là nơi bình thường và truyền thống đặt Hòm Bia (2Sm 7,6). Dự tính xây đền thờ của vua Đavít là điều mới mẻ đối với Hòm Bia. Lều còn tồn tại vào buổi đầu thời Salomon cai trị, và ông Joab đã trốn vào đó (1V 2,28t). Khi đền thờ vua Salomon xây dựng xong, Hòm Bia được chuyển từ “lều” vào đền thờ (1V 8,4).

Theo sách Xuất hành (25,9) “lều hội ngộ” được dựng theo khuôn mẫu thiên đàng được chỉ vẽ cho Môsê từ trên núi. Điều này diễn tả ý niệm thông dụng của miền Cận Đông xưa cho rằng Đền thờ dưới thể mô phỏng đền thờ trên trời là nơi thần linh ngự. Trong Tân Ước có nhiều hình ảnh ám chỉ “lều” Chúa Giêsu là tư tế của lều hội ngộ đích thực trên trời (Dt 8,2-5). Lều hội ngộ của các Kitô hữu vĩ đại và hoàn hảo hơn vì không phải do tay người phàm làm ra (Dt 9,11t). “Lều hội ngộ” trên trời xuất hiện trong sách Khải huyền (15,5) và Giêrusalem mới trên trời là lều hội ngộ Thiên Chúa ở với loài người (21,3).

Linh Mục PHAOLÔ PHẠM QUỐC TÚY - GP PHÚ CƯỜNG

 

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Hương 
Hương 
Hương là biểu tượng sự tôn thờ Thiên Chúa và lời cầu nguyện dâng lên Ngài; cũng được dùng để diễn tả lòng tôn kính đối với con người hay sự vật được thánh hiến cho Thiên Chúa.
Đạo đức (luân lý) và nền tảng
Đạo đức (luân lý) và nền tảng
Đạo đức là các nguyên tắc lý thuyết và thực hành sống chính trực dưới mắt Chúa. Thánh Kinh cung cấp sự hướng dẫn chi tiết liên quan đến thái độ của các tín hữu, cũng như các gương mẫu của các cá nhân mà đời sống của họ cho...
Di chúc yêu thương
Di chúc yêu thương
Trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, có rất nhiều chuyện kể về những người cha mẹ hay những bậc tôn sư, trước khi nhắm mắt, muốn dặn dò con cái bằng những hình ảnh, những lời khuyên để mong họ hòa thuận, thành đạt.
Hương 
Hương 
Hương là biểu tượng sự tôn thờ Thiên Chúa và lời cầu nguyện dâng lên Ngài; cũng được dùng để diễn tả lòng tôn kính đối với con người hay sự vật được thánh hiến cho Thiên Chúa.
Đạo đức (luân lý) và nền tảng
Đạo đức (luân lý) và nền tảng
Đạo đức là các nguyên tắc lý thuyết và thực hành sống chính trực dưới mắt Chúa. Thánh Kinh cung cấp sự hướng dẫn chi tiết liên quan đến thái độ của các tín hữu, cũng như các gương mẫu của các cá nhân mà đời sống của họ cho...
Di chúc yêu thương
Di chúc yêu thương
Trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, có rất nhiều chuyện kể về những người cha mẹ hay những bậc tôn sư, trước khi nhắm mắt, muốn dặn dò con cái bằng những hình ảnh, những lời khuyên để mong họ hòa thuận, thành đạt.
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật V Phục sinh năm B
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật V Phục sinh năm B
Trong cuộc đời bạn, bạn có thấy mình được Chúa Cha cắt tỉa không? Bạn có thấy bị đau khi được cắt tỉa không? Sau đó bạn có thấy cành nho của bạn sinh nhiều trái hơn không?
Huyền thoại 
Huyền thoại 
Huyền: nghĩa lý sâu kín; thoại: câu chuyện. Huyền thoại: câu chuyện có ý nghĩa sâu xa.
Cây nho
Cây nho
Cây nho mang lại những chùm trái. Người ta trồng nho để bán rượu. Chúa Giêsu Kitô mô tả mình là “cây nho thật”, là nguồn sức sống và lớn mạnh của các tín hữu.
Ở lại trong Chúa
Ở lại trong Chúa
Đức Giêsu không viết một quyển sách nào cả. Ngài cũng không xây dựng một ngôi nhà nào cả. Nhưng Ngài đã thực hiện một công trình lớn lao và cần thiết hơn nhiều, đó là xây dựng một cộng đoàn.
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật IV Phục sinh năm B
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật IV Phục sinh năm B
Trong Chúa nhật Chúa Chiên Lành, bạn mong các linh mục tu sĩ giống Đức Giêsu, người Mục Tử tốt lành, ở những điểm nào.
Thập tự giá
Thập tự giá
Thập tự giá là khung gỗ có hình chữ T của tiếng Hy Lạp, đôi khi có hình chữ thập như trong chữ Hán, người Rôma dùng để cột hoặc đóng đinh các phạm nhân nô lệ hoặc không phải công dân của họ vào đó