Lửa

“Họ thấy xuất hiện những hình lưỡi giống như lưỡi lửa tản ra đậu xuống từng người một” (Cv 2,3).

Thánh Kinh cho thấy nhiều cách sử dụng lửa khác nhau trên thế gian. Lửa thường được nhắc đến như một biểu tượng diễn tả sự hiện diện và quyền năng của Chúa, án quyết hoặc việc thanh tẩy của Ngài.

Dùng lửa tại gia: “Khi ấy vua Giơhudi ngự tại cung mùa đông, trời vào tháng chín, trước mặt vua có lò lửa đang cháy” (Gr 36,22); “Chẳng có ai thắp đèn rồi lại để dưới cái thùng, nhưng đặt trên đế, và đèn soi chiếu cho mọi người trong nhà” (Mt 5,15; x. Is 50,11; Mc 14,67 // Lc 22,55 // Ga 18,18; Ga 21,9; Cv 28,2).

Hỏa thiêu: “... thi hài vua và thi hài các con vua ... rồi trở về Giavết và thiêu tại đó” (1Sm 31,12; x. Gs 7,25; Am 6,10).

Lửa là dụng cụ trừng phạt: “Khi người đàn ông nào lấy cả con gái lấy mẹ ... người ta sẽ bỏ nó và hai người đàn bà vào lửa mà thiêu, để không còn tội ác tầy trời giữa các ngươi” (Lv 20,14; x. St 38,24; Lv 20,14; 21,9; Tl 9,49; Dn 3,6).

Lửa như là dụng cụ Thiên Chúa trừng phạt.

- Theo nghĩa thông thường: “Ngày của Chúa sẽ đến như kẻ trộm. Ngày đó, các tầng trời sẽ ầm ầm sụp đổ, ngũ hành bốc cháy tiêu tan, mặt đất và các công trình trên đó sẽ bị thiêu hủy” (2Pr 3,10; x. St 19,24; Lv 10,2; Ds 11,1; 16,35; 2Tx 1,7-8).

- Lửa đời đời: “Ma quỷ, tên mê hoặc chúng, bị quăng vào hồ lửa và diêm sinh, ở đó đã có Con Thú và tên ngôn sứ giả, và chúng sẽ bị làm khổ ngày đêm đời đời kiếp kiếp” (Kh 20,10; x. Is 33,14; 66,24; Mt 3,12 // Lc 3,17 Mt 18,8 // Mc 9,43; Mt 25,41; Kh 14,10-11).

Lửa dùng trong việc thờ phượng: “Vào đúng thời đúng buổi, các ngươi sẽ chăm lo dâng lên Ta lễ vật, lương thực, dưới hình thức hỏa tế nghi ngút hương thơm, làm thỏa lòng Ta” (Ds 28,2; x, Lv 24,7; 1Sm 7,9; 2Sb 13,11; Er 3,3).

Lửa đáp lại các lời cầu xin: “Vua (Đavít) kêu cầu Đức Chúa và Người đã đáp lời, cho lửa từ trời xuống trên bàn thờ toàn thiêu” (1Sb 21,26; x. 1V 18,38; 2V 1,10; 2Sb 7,1).

Nghĩa biểu trưng của lửa:

- Sự hiện diện và quyền năng Chúa như khi Chúa hiện ra với ông Môsê (Xh 3,2); trong ngày lễ Ngũ Tuần (Cv 2,3). (x. Xh 13,21; 19,18; Lv 9,24; Đnl 4,36; Tl 6,21; 13,20; 2V 2,11; Tv 50,3; 97,3; Gr 23,29).

- Phán xét: “Vì này Ngày ấy đến sẽ thiêu rụi chúng” (Ml 3,19; hay 4,1; x. Đnl 4,26; Is 66,15-16; Gr 5,14; 48,45; Ed 22,20; Am 1,4; 1Cr 3,15).

- Thanh tẩy hay thử luyện (1Pr 1,7; x. Ds 31,23; Is 48,10; Dcr 13,9; Ml 3,2; 1Cr 3,13; Kh 3,18).

- Nhiệt tình: “ ... vì nhiệt tâm lo việc nhà Chúa, mà tôi đây sẽ phải thiệt vào thân” (Ga 2,17; x. Tv 69,9; Gr 20,9; Lc 24,32; 2Tm 1,6).

- Sức mạnh phá hủy: “cái lưỡi này là một ngọn lửa ...” (Gr 3,6; x. Cn 6,27-29; 16,27; Is 9,18; 43,2).n

LM. PHẠM QUỐC TÚY - GIÁO PHẬN PHÚ CƯỜNG

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật I Mùa Vọng- năm C
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật I Mùa Vọng- năm C
Chủ đề của bài Tin Mừng hôm nay là về ngày Quang Lâm của Chúa Giêsu (Lc 21,27). Đây là ngày Nước Thiên Chúa đến gần, đến một cách trọn vẹn và chung cục (Lc 21,31)
Chúa Giêsu Kitô lại đến
Chúa Giêsu Kitô lại đến
Chúa Giêsu Kitô sẽ lại đến hữu hình và vinh quang vào thời sau hết để phục sinh kẻ chết, xét xử thế gian, tiêu diệt sự dữ lẫn sự nghịch thù với Thiên Chúa và hoàn thành Nước Chúa. Các tín hữu được khích lệ sẵn sàng đón Người...
Ðứng vững trong đức tin
Ðứng vững trong đức tin
Bắt đầu Mùa Vọng, Giáo hội mời gọi các tín hữu hướng về Ngày Chúa đến. Ngôn sứ Giêrêmia đã khẳng định với dân Israel rằng Thiên Chúa sẽ sai Đấng Messia đến giải thoát họ, đó là việc Chúa đến lần thứ nhất (Gr 33,14-16).
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật I Mùa Vọng- năm C
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật I Mùa Vọng- năm C
Chủ đề của bài Tin Mừng hôm nay là về ngày Quang Lâm của Chúa Giêsu (Lc 21,27). Đây là ngày Nước Thiên Chúa đến gần, đến một cách trọn vẹn và chung cục (Lc 21,31)
Chúa Giêsu Kitô lại đến
Chúa Giêsu Kitô lại đến
Chúa Giêsu Kitô sẽ lại đến hữu hình và vinh quang vào thời sau hết để phục sinh kẻ chết, xét xử thế gian, tiêu diệt sự dữ lẫn sự nghịch thù với Thiên Chúa và hoàn thành Nước Chúa. Các tín hữu được khích lệ sẵn sàng đón Người...
Ðứng vững trong đức tin
Ðứng vững trong đức tin
Bắt đầu Mùa Vọng, Giáo hội mời gọi các tín hữu hướng về Ngày Chúa đến. Ngôn sứ Giêrêmia đã khẳng định với dân Israel rằng Thiên Chúa sẽ sai Đấng Messia đến giải thoát họ, đó là việc Chúa đến lần thứ nhất (Gr 33,14-16).
Vua
Vua
Ở Đông Phương thời cổ, thể chế quân chủ có liên hệ mật thiết với vương quyền thần linh: Vua trở thành vị trung gian bẩm sinh giữa các thần linh và nhân loại.
Những giá trị Nước Trời
Những giá trị Nước Trời
Câu chuyện Tin Mừng hôm nay mời gọi mọi người nhìn lại vụ án nổi tiếng nhất trong lịch sử nhân loại: vụ án Giêsu.
Hãm mình
Hãm mình
Hãm mình là việc con người từ bỏ điều vui thích hay chấp nhận sự khó nhọc, thiếu thốn, để ý chí dễ dàng tuân theo thánh ý Thiên Chúa hơn và dự phần vào Cái Chết của Chúa Kitô.
Hy sinh
Hy sinh
Hy sinh bỏ mình là chịu mất tiện nghi riêng vì người khác, như bà Ruth vì chồng (R 2,11), Giuđa vì em (St 44,33-34), tín hữu Do thái vì Chúa (Dt 10,34), Môsê vì dân Chúa (Dt 11,24-27).
Chứng nhân cho những giá trị văn hóa mới
Chứng nhân cho những giá trị văn hóa mới
Hôm nay Giáo hội Việt Nam mừng kính trọng thể các thánh chết vì đạo tại Việt Nam. Đây là những người làm chứng cho Chúa, cho những giá trị căn bản của nền văn hóa Công giáo trong ba thế kỷ XVII - XVIII - XIX.
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật XXXII TN - năm B
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật XXXII TN - năm B
Bà góa đã bỏ vào thùng tiền “tất cả những gì bà có, tất cả những gì để nuôi thân”. Đối với Đức Giêsu, bà góa dù bỏ số tiền rất nhỏ vào thùng nhưng lại là người bỏ nhiều hơn mọi người khác.