Một chứng nhân thời đại

Mỗi khi Mùa Vọng đến, chúng ta lại bắt gặp một người, một Gioan Tẩy Giả được sinh ra trong lạ lùng cùng lối sống khác thường. Sa mạc là nơi hoang vắng, lạnh lùng, cát bụi, trơ trụi. Sa mạc hầu như không có sự sống nhưng nơi đây, Gioan đã lớn lên, trưởng thành trong ân nghĩa, trong sự kết hiệp mật thiết với Thiên Chúa. Càng ngày, Gioan càng ý thức sứ mạng Thiên Chúa trao ban cho mình và ông đã phải chờ đợi nhiều năm tháng mới đến ngày được nghe tiếng Chúa mời gọi. Gioan bỏ hoang địa để theo Lời Chúa hướng dẫn mà gặp Con Người, Đấng Cứu Thế đang xếp hàng giữa các tội nhân để xin ông làm phép rửa.

Ngôn sứ Isaia đã gióng lên tiếng Chúa gọi và Gioan chính là người được nhắc đến. Gioan là vị ngôn sứ cho dân tộc Israel, ông là người hạnh phúc khi được giới thiệu Chúa Cứu Thế cho nhiều người. Gioan sống trong chặng đường lịch sử giữa đạo và đời: thấy Đấng cứu độ Giêsu, trải qua các đời hoàng đế Tibêriô, các thượng tế Khanna và Caipha, chứng kiến một Philatô hèn nhát đã không dám bênh vực Chúa Giêsu vì sợ mất ngôi... Gioan đã sống trong một lịch sử dân tộc với nhiều biến cố thăng trầm, nhiều thử thách cam go, chua xót nhưng chính nơi dân tộc của Gioan đã diễn ra lịch sử cứu độ. Thiên Chúa đã chọn dân tộc của Gioan làm nơi thực hiện chương trình cứu rỗi nhân loại của Ngài. Gioan ý thức sâu xa vai trò ngôn sứ của ông cho Đấng Cứu Thế và ông đã hết mình làm tròn vai trò tiền hô trong lịch sử dân tộc và lịch sử cứu độ cho Đấng Thiên Sai.

Gioan đã đi khắp nơi kêu mời dân chúng, mời gọi con người ăn năn sám hối, lãnh nhận phép rửa để được ơn tha tội (Lc 3, 3). Gioan mời gọi mọi người phải thay đổi đời sống, con tim, cõi lòng. Con người phải có cái nhìn mới, tư duy mới. Con người không được khựng lại, không được mặc mãi con người cũ. Gioan kêu gọi sửa sang đường sá để đón Đức Kitô. Thung lũng phải lấp đầy, đồi núi san bạt xuống bởi vì những ích kỷ, lo toan, tính toán so đo của con người, những suy nghĩ mù quáng, sự kiêu ngạo, tự mãn là những hố sâu, núi đồi gập ghềnh. Những đam mê, chè chén, danh vọng, sắc dục là những khuynh hướng ti tiện, bỉ ổi của con người cần phải uốn cho ngay để dọn đường Chúa đến...

Sám hối là nhìn lên Chúa để thấy ta còn quá nhiều khiếm khuyết, cần cố gắng, hy sinh, phấn đấu hoàn thiện: “Hãy hoàn thiện như Cha trên Trời”. Sám hối là dọn và làm cho lòng trở nên sạch tinh. Sám hối là trục xuất khỏi lòng những gì là tội lỗi, xấu xa để làm cho trái tim trở nên tinh tuyền, cõi lòng được trong sạch để làm nơi Thiên Chúa cư ngụ. Sửa ngay cõi lòng, đẩy lùi tội lỗi đòi hỏi mỗi người phải có sự quảng đại, cố gắng dù biết điều này không phải là dễ. Việc sám hối, xưng tội là điều cần thiết nhưng không chỉ đi vào tòa giải tội cho có lệ, nó đòi hỏi con người chúng ta phải vứt bỏ những rào cản, những chướng ngại không cho Chúa tới với ta hay ngược lại. Tất cả cho con tim mới lại để Chúa có thể dễ dàng đến và ở lại với ta.

Sứ mạng của Gioan Tẩy Giả là dọn đường cho Chúa đến lịch sử cứu độ lần đầu. Còn bổn phận, trách nhiệm và nghĩa vụ của ta là làm chứng cho Chúa và chuẩn bị cho Ngài đến lần cuối. Sống và làm chứng cho Chúa trong đời sống, trong lịch sử mình đang hiện diện là sứ mạng của mọi tín hữu. Chúng ta được mời gọi làm chứng cho Chúa không trừ một ai: “Lúa chín đầy đồng mà thiếu thợ gặt”. Chúa đã đến trần gian từ hơn hai nghìn năm qua, ơn cứu độ đã đến trong lịch sử nhân loại, tuy nhiên, mới có một số ít người biết Chúa và nhận ra Ngài để lãnh nhận ơn cứu độ. Thực tế còn rất nhiều đường sá lởm chởm đất đá, bụi cát mù mịt, còn rất nhiều đồi núi cao, hố sâu ngăn cách, vẫn còn nhiều những rào cản làm Chúa không thể đến với con người.

Lạy Chúa Thánh Thần, xin hãy đến biến đổi tâm hồn chúng con. Maranatha! Lạy Chúa xin hãy đến!

Lm. Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT, Chánh xứ Phú Sơn, GP Đà Lạt

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Các tội nhân
Các tội nhân
Các tội nhân, từ ngữ đặc biệt được dùng để chỉ những người bị coi là sống ngoài giao ước ân sủng của Thiên Chúa, vì vậy tội lỗi của họ không được tha.
Niềm vui trở về
Niềm vui trở về
Dụ ngôn “Người cha nhân hậu” là một trong những áng văn chương đẹp của Kinh Thánh, bởi nó diễn tả dung mạo Thiên Chúa qua những đặc tính rất “người”.
Đáp ca - Chúa nhật III Mùa Chay - năm C
Đáp ca - Chúa nhật III Mùa Chay - năm C
Chúa là Đấng từ bi nhân hậu, Người chậm giận và giàu tình thương, như trời xanh trổi cao hơn mặt đất, tình Chúa thương kẻ thờ Người cũng trổi cao
Các tội nhân
Các tội nhân
Các tội nhân, từ ngữ đặc biệt được dùng để chỉ những người bị coi là sống ngoài giao ước ân sủng của Thiên Chúa, vì vậy tội lỗi của họ không được tha.
Niềm vui trở về
Niềm vui trở về
Dụ ngôn “Người cha nhân hậu” là một trong những áng văn chương đẹp của Kinh Thánh, bởi nó diễn tả dung mạo Thiên Chúa qua những đặc tính rất “người”.
Đáp ca - Chúa nhật III Mùa Chay - năm C
Đáp ca - Chúa nhật III Mùa Chay - năm C
Chúa là Đấng từ bi nhân hậu, Người chậm giận và giàu tình thương, như trời xanh trổi cao hơn mặt đất, tình Chúa thương kẻ thờ Người cũng trổi cao
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật III Mùa Chay – năm C
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật III Mùa Chay – năm C
Thử nhớ lại những hy vọng Chúa đặt nơi bạn. Bạn nghĩ gì về trái của cây vả đời mình, có nhiều không, có ngon không?
Con người (danh từ chung)
Con người (danh từ chung)
Từ con người có tiếng gốc Hipri là Adam, phát sinh bởi gốc từ adamah - bụi đất, có nghĩa là con người hay loài người (x. St 1,26-28; 2,7).
Sự cứng lòng (không sám hối)  và hậu quả
Sự cứng lòng (không sám hối) và hậu quả
Cứng lòng là một sự từ khước có tính toán và cố chấp, không chịu hối cải hoặc không chịu vâng phục ý Chúa. Thánh Kinh thường nhấn mạnh tính chất nghiêm trọng của việc từ khước này và cung cấp nhiều câu chuyện về sự cứng lòng với những...
Thương xót như Chúa Cha
Thương xót như Chúa Cha
Cuộc gặp gỡ giữa Thiên Chúa và ông Môisen qua bụi gai cháy bừng, là sự kiện quan trọng đánh dấu bước tiến triển của mạc khải. Quả vậy, đây là lần đầu tiên trong lịch sử, Thiên Chúa tự giới thiệu danh của Ngài cho con người.
Đáp ca - Chúa nhật II Mùa Chay - năm C
Đáp ca - Chúa nhật II Mùa Chay - năm C
Chúa là nguồn ánh sáng và ơn cứu độ của tôi, tôi còn sợ người nào?