Một thoáng kiểm tra vẻ đẹp “khiêm nhường”

Người tu chân tâm có nhiều vẻ đẹp. Một trong những vẻ đẹp hấp dẫn nhất là đức khiêm nhường.

Có tài đức mà vẫn khiêm nhường. Có địa vị mà vẫn khiêm nhường. Có trí thức mà vẫn khiêm nhường. Ðược khen hay bị chê, họ vẫn bình tĩnh khiêm nhường.

Khiêm nhường trong thái độ. Khiêm nhường trong lời nói. Khiêm nhường trong việc làm. Khiêm nhường trong lựa chọn. Nhất là khiêm nhường trong nội tâm bình an tĩnh lặng.

Do đâu mà họ khiêm nhường được như vậy?

Nếu tôi tìm câu trả lời, thì không phải chủ ý để trả lời cho những người đặt câu hỏi, nhưng trước hết là để bồi dưỡng đời tu của tôi.

Khi huấn luyện người tu về đức khiêm nhường, nhiều sách tu đức khuyên họ hãy năng kiểm tra mình, xem có vết nào là dấu chỉ về một thứ kiêu ngạo nào không. Kiểm tra mình là một bước quan trọng để tập luyện khiêm nhường.

ve dep khiem nhuong 2.jpg (162 KB)

Kiêu ngạo về những sự tốt đẹp bề ngoài

Những sự tốt đẹp bề ngoài như là y phục, địa vị, chức quyền, tài sắc, gốc gác, tên tuổi. Nhiều khi những cái đó nên cớ cho người ta kiêu ngạo. Khi thứ kiêu ngạo này trở nên thói quen bình thường, thì người ta kiêu căng mà không còn biết ngượng.

Thứ kiêu ngạo này thường bộc lộ qua thói xấu thích hạ người khác xuống, ghen tương nhỏ nhen và hay phô trương mình.

Chúa Giêsu cảnh giác chúng ta về khả năng kiêu ngạo này qua những lời nói về kinh sư: “Anh em hãy coi chừng những kinh sư ưa dạo quanh. Họ xúng xính trong bộ áo thụng, thích được người ta chào hỏi ở những nơi công cộng. Họ ưa chiếm ghế danh dự trong hội đường, thích ngồi chỗ nhất trong đám tiệc” (Mc 12,38-39).

Nếu không tự cảnh giác, biết đâu người tu chúng ta đôi khi cũng để mình theo thói kinh sư, mặc dù với những hình thức tinh vi kín đáo!

 Kiêu ngạo về ý muốn

Ðây là thứ kiêu ngạo thường được tượng trưng bằng lời Lucifer xưa: “Tôi không vâng phục Thiên Chúa”.

Vâng phục thánh ý Chúa, đó là nền tảng của đạo làm con Chúa. Riêng người tu, rất cần để ý đến việc vâng phục thánh ý Chúa. Thường thì ai cũng có tinh thần cảnh giác khá cao khi làm việc và nói năng, nhất là khi lựa chọn. Nhưng thường dễ tưởng lầm rằng: Hễ làm việc Chúa là tất nhiên hợp ý Chúa. Hãy nhớ lời Chúa cảnh báo nghiêm khắc: “Trong ngày ấy, nhiều người sẽ thưa với Thầy rằng: ‘Lạy Chúa, lạy Chúa, nào chúng tôi đã chẳng nhân danh Chúa mà nói tiên tri, nhân danh Chúa mà trừ quỷ, nhân danh Chúa mà làm nhiều phép lạ đó sao?’. Và bấy giờ Thầy sẽ tuyên bố: Ta không hề biết các ngươi. Hãy xéo đi khuất mắt Ta, hỡi bọn làm điều gian ác” (Mt 7,22-23).

Ðúng là họ đã làm những việc Chúa, nhưng lại làm theo ý riêng mình. Có thể là không đúng ý Chúa về thời gian phải làm, về nơi phải làm, về cách phải làm, nhất là không đúng động lực trong sáng. Theo ý riêng khi làm việc Chúa là một thứ kiêu ngạo về ý muốn, mà người ta dễ mắc phải. Ðôi khi thứ kiêu ngạo này cũng thể hiện qua việc ưa vu cáo, xét đoán xấu cho người khác với lý do giả tạo là mình làm “Vì Chúa”.

vedepkhiemnhuong.jpg (109 KB)

 Kiêu ngạo về lý trí

Ðây là thứ kiêu ngạo rất thường xảy ra nơi cá nhân và tập thể.

Biết ít mà tự phụ biết nhiều.

Biết sai mà tự phụ biết đúng.

Biết thiếu mà tự phụ biết đủ.

Biết nông mà tự phụ biết sâu.

Biết viễn vông mà tự phụ biết từ nguồn mạch chính xác.

Thế rồi, với những cái biết như thế, nhiều người lại chia sẻ với người khác và hướng dẫn người khác. Hoặc lại sáng kiến thêm ra những thứ quyền lực và cách giả hình để xây dựng uy tín. Nhất là dùng hiểu biết thiển cận của mình để kết án người khác.

Về thứ kiêu ngạo này, mỗi người cần nhớ lại lời Chúa Giêsu khiển trách các kinh sư và biệt phái: “Khốn cho các ngươi, hỡi các kinh sư và biệt phái giả hình. Các ngươi rảo khắp biển cả đất liền, để rủ cho được một người theo đạo. Nhưng khi họ theo đạo rồi, các ngươi lại làm cho họ đáng xuống hỏa ngục gấp đôi các ngươi” (Mt 23,15).

Họ tưởng họ có danh dự về lý trí. Nhưng đó chỉ là ảo tưởng. Khi được ánh sáng Chúa dọi vào trí khôn, họ mới thấy vô số sai lầm và nông cạn. Khi trí khôn được Chúa thanh luyện, họ mới nhìn thấy nhiều sự thực, mà Chúa chỉ mạc khải cho những người khiêm tốn (Lc 10,21).

 Kiêu ngạo về đạo đức

Thứ kiêu ngạo này cũng dễ xảy ra. Tự phụ về những việc đạo đức mình làm. Tự phụ về những ân huệ riêng Chúa ban. Tự phụ về những công trình mình xây dựng cho ích chung. Tự phụ vì mình thuộc về cộng đoàn nổi tiếng.

Thứ kiêu ngạo này dễ làm mù lòa lòng trí con người. Nó khép cửa tâm hồn lại, không cho tình yêu thương xót Chúa đi vào. Dần dần nó đúc ra những ngẫu thần đặt trong lòng mình và cộng đoàn mình. Ngẫu thần cái tôi.

Kinh nghiệm đạo đức cho thấy: Những khi tưởng mình thánh thiện lại chính là lúc chúng ta đang trong nguy cơ phạm tội. Trái lại, khi khiêm nhường, nhận biết mình tội lỗi, lại là lúc nếm được sự ngọt ngào của Thiên Chúa xót thương. Tình Chúa xót thương này sẽ dạy chúng ta biết yêu mến sự thực và tha thiết với bác ái. Chân lý và bác ái trong khiêm nhường.

*

Một thoáng kiểm tra trên đây có thể giúp người tu trì nhìn thấy đôi chút vết nhơ trên vẻ đẹp khiêm nhường. Muốn biết rõ hơn, từng người cần cầu nguyện thật nhiều. Bởi vì kiêu ngạo là một thứ kẻ thù tinh tế khôn ngoan, ưa lẩn trốn trong những vùng sâu của tâm hồn. Khi bị đánh và bị xua đuổi, đôi khi nó chỗi dậy và trở lại với dáng vẻ lịch sự và tử tế hơn trước. Lúc đó, chúng ta rất khó nhận ra. Ðể thấy nó, mỗi người phải vâng lời Chúa dạy: Năng cầu nguyện và hãm mình. Nhất là cần được sinh lại bởi Chúa Thánh Linh, và phấn đấu trở lại tinh thần thơ ấu thiêng liêng: “Thầy bảo thật anh em: Nếu anh em không quay trở lại mà nên như trẻ nhỏ, thì anh em sẽ chẳng được vào Nước Trời” (Mt 18,1).

“... Tình Chúa xót thương này sẽ dạy chúng ta biết yêu mến sự thực và tha thiết với bác ái...”

Giám mục GB. Bùi Tuần (+)

Từ khoá:
Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Sống đạo với những bất ngờ
Sống đạo với những bất ngờ
Lời Chúa nhắc nhở là phải luôn sẵn sàng. Để làm được điều này, các đấng đạo đức khuyên các tín hữu hãy xác tín sâu sắc rằng chính Đức Giêsu Kitô là trung tâm của đức tin.
Lời của Thiên Chúa
Lời của Thiên Chúa
Tuy là Ngôi Lời, Ðức Kitô tại hang đá Bêlem đã không nói lời nào. Ðúng hơn, Người đã nói, nhưng không phải bằng lời, mà bằng chính bản thân mình.
Chuẩn bị tâm hồn để mừng lễ Chúa giáng sinh
Chuẩn bị tâm hồn để mừng lễ Chúa giáng sinh
Sắp đến ngày kỷ niệm việc Thiên Chúa giáng sinh. Nhiều nơi đã bắt đầu chuẩn bị mừng lễ. Việc chuẩn bị tâm hồn mới là điều quan trọng, vì là nơi Chúa muốn đến viếng thăm và ở lại. Những việc đơn sơ, chân thành sẽ giúp mỗi người...
Sống đạo với những bất ngờ
Sống đạo với những bất ngờ
Lời Chúa nhắc nhở là phải luôn sẵn sàng. Để làm được điều này, các đấng đạo đức khuyên các tín hữu hãy xác tín sâu sắc rằng chính Đức Giêsu Kitô là trung tâm của đức tin.
Lời của Thiên Chúa
Lời của Thiên Chúa
Tuy là Ngôi Lời, Ðức Kitô tại hang đá Bêlem đã không nói lời nào. Ðúng hơn, Người đã nói, nhưng không phải bằng lời, mà bằng chính bản thân mình.
Chuẩn bị tâm hồn để mừng lễ Chúa giáng sinh
Chuẩn bị tâm hồn để mừng lễ Chúa giáng sinh
Sắp đến ngày kỷ niệm việc Thiên Chúa giáng sinh. Nhiều nơi đã bắt đầu chuẩn bị mừng lễ. Việc chuẩn bị tâm hồn mới là điều quan trọng, vì là nơi Chúa muốn đến viếng thăm và ở lại. Những việc đơn sơ, chân thành sẽ giúp mỗi người...
Sống Mùa Vọng  với Ðức Mẹ Maria
Sống Mùa Vọng với Ðức Mẹ Maria
Mùa Vọng phải được coi là thời gian rất quan trọng. Ðây là mùa tạ ơn. Ðây là lúc chuẩn bị đón Chúa. Chúa đến cứu độ. Chúa đem lại cho chúng ta sự sống dồi dào tốt đẹp, mà thâm tâm ta hằng khao khát mong chờ.
Kiêu căng tôn giáo và khiêm nhường Phúc Âm
Kiêu căng tôn giáo và khiêm nhường Phúc Âm
Phát xuất từ những khẳng định dữ dội đó, một số người đã đi xa hơn. Họ khinh khi, hạ giá những ai không cùng tôn giáo với mình, hoặc không cùng quan điểm tôn giáo như mình.
Một thoáng kiểm tra vẻ đẹp “khiêm nhường”
Một thoáng kiểm tra vẻ đẹp “khiêm nhường”
Có tài đức mà vẫn khiêm nhường. Có địa vị mà vẫn khiêm nhường. Có trí thức mà vẫn khiêm nhường. Ðược khen hay bị chê, họ vẫn bình tĩnh khiêm nhường.
Cảm nghiệm về Chúa
Cảm nghiệm về Chúa
Những tôn giáo quá nghiêng về lý trí đang đổ vỡ thê thảm, đang khi những tín ngưỡng đưa con người đến những cảm nghiệm thiêng liêng lại trở nên hấp dẫn lạ lùng. Ðó là nhận định của một số nhà quan sát tôn giáo và xã hội.
Con đường hạt lúa
Con đường hạt lúa
Người môn đệ Chúa Giêsu là mọi tín hữu. Nhưng ở đây, danh từ này được giới hạn cho những ai dấn thân đi theo Chúa Giêsu một cách đặc biệt, để mở mang Nước Trời.
Tứ Chung
Tứ Chung
Tháng 11 hằng năm, tại Giáo hội Việt Nam, thói quen cầu nguyện cho các người đã qua đời vốn được thực hiện sốt sắng. Nhân dịp này, suy nghĩ về Tứ Chung dưới ánh sáng đức tin là một cách mỗi tín hữu dọn mình.