Nên như Ðấng Chí Thánh

Chúa nhật V thường niên – năm C
Bài đọc 1: Is 6,1-2a.3-8; Bài đọc 2: 1 Cr 15,1-11; Tin Mừng: Lc 5,1-11.

Từ rất xa xưa, ý niệm về sự cao cả thánh thiện của Thượng đế đã hình thành trong suy nghĩ của con người. Nếu Đấng Tối Cao là Đấng Thánh, thì con người phàm trần lại mang nhiều tội lỗi. Giữa Thượng đế và con người có sự cách biệt rất xa. Chính vì thế, con người phải luôn khiêm tốn nhận mình là tội nhân và không dám trình diện trước nhan Ngài.

dangchithanh.jpg (73 KB)

Đó cũng là trường hợp ngôn sứ Isaia (bài đọc I). Theo quan niệm của người Do Thái, vì Thiên Chúa là Đấng Chí Thánh, nên ai thấy Ngài thì không còn sống sót. Khi được thấy Chúa, Isaia đã hoảng sợ, nghĩ mình sắp chết nên la lên: “Khốn thân tôi, tôi chết mất, vì tôi là người môi miệng ô uế”. Nhưng Isaia không chết, mặc dầu được nhìn thấy Thiên Chúa. Đây là một bước tiến quan trọng trong tiến trình mạc khải của Cựu Ước: con người có thể đến gần Thiên Chúa để gặp gỡ Ngài mà vẫn bảo toàn tính mạng. Thiên Chúa yêu thương, bao dung, đón nhận con người, mặc dù họ tội lỗi bất xứng. Isaia không những không phải chết, mà Chúa còn chọn và gọi ông cộng tác với Chúa để truyền đạt sứ điệp của Ngài cho dân chúng, kêu gọi họ vững tâm cậy trông vào Chúa và thực thi những điều Ngài truyền dạy. Từ tâm trạng lo sợ hãi hùng, ông đã mạnh dạn thưa với Chúa: “Dạ con đây, xin sai con đi”.

Thiên Chúa, Đấng Chí Thánh, đã đến gặp gỡ con người. Đức Giêsu, Ngôi Lời nhập thể đã trở nên người phàm và ở giữa chúng ta. Người rảo khắp các thành phố, làng mạc để loan báo Tin Mừng cứu độ. Mầu nhiệm nhập thể là một bước tiến mới nữa trong tiến trình mạc khải của Chúa. Thiên Chúa đã làm người, và con người có thể chạm tới Người, có thể nghe tiếng Người và chiêm ngưỡng dung nhan của Người. Thiên Chúa đã trở nên gần gũi con người để lắng nghe, tha thứ và chúc lành cho họ. Hơn thế nữa, con người được gọi để trở thành những bạn hữu và cộng sự viên của Chúa. Thánh Luca đã thuật lại việc Chúa Giêsu gọi các môn đệ đầu tiên. Các ông là những người dân chài đơn sơ chất phác, khi nghe tiếng Chúa gọi, đã mau mắn bỏ mọi sự mà theo Người.

Để cho lời mời gọi có tính thuyết phục, Đức Giêsu đã thực hiện một phép lạ ngoạn mục, đó là mẻ cá lạ. Vào một thời điểm mà theo kinh nghiệm chuyên môn của những ngư dân là không thể bắt được cá, nhưng Chúa đã can thiệp cách lạ lùng, và nhờ quyền năng của Chúa, họ đã bắt được rất nhiều cá, đến nỗi thuyền gần chìm. Qua hình ảnh mẻ cá lạ, Chúa Giêsu muốn tỏ cho các môn đệ biết, họ sẽ cộng tác với Người để chinh phục các tâm hồn. 

Nhờ Đức tin vào Chúa, chúng ta không còn mặc cảm thân phận tội lỗi, nhưng xác tín vào tình Chúa yêu thương. Ngài là Cha nhân hậu, không bỏ rơi bất cứ ai kêu cầu Thánh Danh Ngài. Như thế, dầu là thân phận tội lỗi thế nào đi nữa thì cũng được Chúa kêu gọi. Nghe theo tiếng gọi của Chúa, chúng ta sẽ được tha thứ mọi tội lỗi và trở nên thánh thiện. Người tin Chúa sẽ được sự thánh thiện của Chúa bao bọc, nhờ đó, ơn thánh của Ngài thấm đượm trọn vẹn đời sống của họ. Cuộc đời và ơn gọi của thánh Phaolô là một bằng chứng: Thánh nhân đã được Chúa chinh phục do cuộc gặp gỡ với Ngài trên đường đi Damas. Từ một người đi tìm giết các Kitô hữu một cách điên cuồng, ông đã được Chúa biến đổi để trở thành tông đồ hăng say của dân ngoại, nhiệt thành loan báo và làm chứng về Chúa Giêsu. Sự thánh thiện của Chúa đã thấm nhuần nơi cuộc đời của ông và làm cho ông được nên thánh.

Trong Đức Giêsu và nhờ Đức Giêsu, người tín hữu không còn mặc cảm thân phận tội lỗi nữa, nhưng được trở nên con Thiên Chúa. Hơn thế nữa, họ được mời gọi chia sẻ vinh quang của Thiên Chúa, đồng hình đồng dạng với Đức Kitô, nên khí cụ tình thương bao la của Ngài. Ước mong mỗi chúng ta có thể nói như ngôn sứ Isaia: “Dạ con đây, xin sai con đi”; hoặc như các tông đồ, sẵn sàng bỏ mọi sự để đi theo và làm môn đệ của Chúa.

Tổng Giám mục Giuse Vũ Văn Thiên

 

Từ khoá:
Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Các tội nhân
Các tội nhân
Các tội nhân, từ ngữ đặc biệt được dùng để chỉ những người bị coi là sống ngoài giao ước ân sủng của Thiên Chúa, vì vậy tội lỗi của họ không được tha.
Niềm vui trở về
Niềm vui trở về
Dụ ngôn “Người cha nhân hậu” là một trong những áng văn chương đẹp của Kinh Thánh, bởi nó diễn tả dung mạo Thiên Chúa qua những đặc tính rất “người”.
Đáp ca - Chúa nhật III Mùa Chay - năm C
Đáp ca - Chúa nhật III Mùa Chay - năm C
Chúa là Đấng từ bi nhân hậu, Người chậm giận và giàu tình thương, như trời xanh trổi cao hơn mặt đất, tình Chúa thương kẻ thờ Người cũng trổi cao
Các tội nhân
Các tội nhân
Các tội nhân, từ ngữ đặc biệt được dùng để chỉ những người bị coi là sống ngoài giao ước ân sủng của Thiên Chúa, vì vậy tội lỗi của họ không được tha.
Niềm vui trở về
Niềm vui trở về
Dụ ngôn “Người cha nhân hậu” là một trong những áng văn chương đẹp của Kinh Thánh, bởi nó diễn tả dung mạo Thiên Chúa qua những đặc tính rất “người”.
Đáp ca - Chúa nhật III Mùa Chay - năm C
Đáp ca - Chúa nhật III Mùa Chay - năm C
Chúa là Đấng từ bi nhân hậu, Người chậm giận và giàu tình thương, như trời xanh trổi cao hơn mặt đất, tình Chúa thương kẻ thờ Người cũng trổi cao
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật III Mùa Chay – năm C
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật III Mùa Chay – năm C
Thử nhớ lại những hy vọng Chúa đặt nơi bạn. Bạn nghĩ gì về trái của cây vả đời mình, có nhiều không, có ngon không?
Con người (danh từ chung)
Con người (danh từ chung)
Từ con người có tiếng gốc Hipri là Adam, phát sinh bởi gốc từ adamah - bụi đất, có nghĩa là con người hay loài người (x. St 1,26-28; 2,7).
Sự cứng lòng (không sám hối)  và hậu quả
Sự cứng lòng (không sám hối) và hậu quả
Cứng lòng là một sự từ khước có tính toán và cố chấp, không chịu hối cải hoặc không chịu vâng phục ý Chúa. Thánh Kinh thường nhấn mạnh tính chất nghiêm trọng của việc từ khước này và cung cấp nhiều câu chuyện về sự cứng lòng với những...
Thương xót như Chúa Cha
Thương xót như Chúa Cha
Cuộc gặp gỡ giữa Thiên Chúa và ông Môisen qua bụi gai cháy bừng, là sự kiện quan trọng đánh dấu bước tiến triển của mạc khải. Quả vậy, đây là lần đầu tiên trong lịch sử, Thiên Chúa tự giới thiệu danh của Ngài cho con người.
Đáp ca - Chúa nhật II Mùa Chay - năm C
Đáp ca - Chúa nhật II Mùa Chay - năm C
Chúa là nguồn ánh sáng và ơn cứu độ của tôi, tôi còn sợ người nào?