Người đạo mới và những câu chuyện…

Làm sao để dung hòa đời sống hôn nhân vẹn toàn là một trong những niềm trăn trở và khó khăn của các cặp vợ chồng có một người mới theo đạo Công giáo. Không ít những trở ngại trong việc giáo dục con cái lẫn quan niệm về đạo đức và cuộc sống. Vượt qua bằng cách nào ? Đó là câu hỏi thường gặp ở họ và những người thân, cũng như ở các vị mục tử trách nhiệm.

Tìm nét tương giao…

Những ngày tháng đầu sau khi kết hôn, việc hòa hợp tôn giáo là điều quan trọng đối với các cặp đôi có người mới theo đạo. Dù người tân tòng đã trải qua quá trình tìm hiểu khá kỹ nhưng vẫn không tránh khỏi những bỡ ngỡ. Từ quan niệm đến hành vi đời sống, cả hai cần phải có sự cảm thông nhất định và tìm tiếng nói chung. Chị Võ Ngọc Diễm (Gx. Vĩnh Hiệp - GP Cần Thơ), sau hai năm kết hôn vẫn còn nhớ như in sự lạ lẫm ban đầu của người chồng đạo mới. Theo chị, từ những chuyện cơ bản như sử dụng từ ngữ trong đạo, gọi đúng tên các thánh, đến những sinh hoạt, lễ nghi… chị đều rất kiên nhẫn giảng giải cho anh hiểu. “Hồi đó, do chưa hiểu đạo cặn kẽ nên khi đi nhà thờ hoặc nói chuyện đạo với ba mẹ, anh hay nói nhầm mà không biết, thế là thêm một trận cười cho cả nhà. Trước giờ đi lễ, “một hồi chuông, hai hồi chuông” mà anh cứ bảo một lời rao, hai lời rao…”, chị vui vẻ nhớ lại.

Vô đạo, học đạo là một chuyện; còn sống đạo thực hành đạo lại là một chuyện khác. Hòa hợp tôn giáo không phải là điều dễ bởi khi quan niệm, thói quen cũ của một trong hai đã quá ăn sâu vào tâm thức đời sống thì việc thích nghi cái mới là chuyện không phải một sớm một chiều. Anh Nguyễn Hoài, (Gx. Bình Thủy - GP Cần Thơ) cho biết, sống chung với vợ, việc đi nhà thờ, cầu nguyện sau một thời gian đã quen dần nhưng nhiều lúc, do niềm tin chưa vững chắc và hiểu biết chưa thật rõ ràng nên vẫn còn bối rối. Anh kể, một lần tới ngày giỗ của cha, anh khá lúng túng vì không biết phải “mần” như thế nào vì theo anh quan niệm “đạo vợ” không “cúng” ông bà. Thấu hiểu được tâm tư của chồng, chị Hương Lam vợ anh giải thích liền : “Thảo hiếu với cha mẹ là điều phận làm con phải chu toàn, không có đạo chân chính nào lại cấm cản chuyện đó. Anh yên tâm, em sẽ làm mâm cơm thiệt ấm cúng dâng lên cha, trước là để tưởng nhớ, cảm ơn cha đã sinh ra anh nhờ vậy mà em mới có được người chồng tâm đầu ý hợp; sau cũng là dịp giáo dục con cái biết sống tâm tình biết ơn trong cuộc đời…”. Chị còn nói thêm mình vẫn xác tín đây là hành vi văn hóa, không phải mê tín nghĩ ông bà “về hưởng” nên đạo không cấm. Nghe vợ nói thế, anh như trút được gánh nặng. Bây giờ thì hằng năm, đến ngày giỗ cha, vẫn nếp cũ nhưng anh còn tổ chức đọc kinh, cầu nguyện theo nghi thức Công giáo, mời anh em họ hàng quy tụ, đồng thời chủ động gặp linh mục, xin cộng đoàn hiệp thông cầu nguyện cho người đã khuất...

Thói quen sinh hoạt đạo đức hằng ngày cũng là nền tảng cho hạnh phúc gia đình và là cách vun đắp đức tin cho người vợ hoặc chồng mới theo đạo. Nhận thức rõ điều này, chị Nguyễn Thị Hồng Thu, (Gx. Vĩnh Hòa - TGP. TPHCM) ngay từ khi chung sống, dù bận rộn cách mấy nhưng việc đạo luôn được ưu tiên hàng đầu. Ngoài việc đi lễ Chúa nhật, lễ trọng, giữ chay…, vợ chồng chị cũng duy trì thói quen đọc kinh sớm tối, viếng nhà nguyện. Điều cần thiết hơn, theo chị, cả hai phải biết nhún nhường lẫn nhau, khéo léo trong cư xử, đặc biệt “bản thân phải là người giữ đạo đúng đắn trước tiên, để chồng yêu thích việc đạo và xem đó như một phần tốt đẹp của cuộc đời chứ không phải gánh nặng phải chu toàn”.

Trong gia đình, người vợ có một vai trò rất quan trọng, nếu không khéo léo rất dễ xảy ra bất đồng. Ý thức được chuyện đó, chị Kim Bích (Gx Martino - GP Long Xuyên) quyết chinh phục chồng bằng “cách ăn nếp ở” của mình. Bên ngoại có truyền thống “giỗ tổ” : cứ vào dịp tết đoan ngọ mùng 5 tháng 5 là cả gia tộc quy tụ về nhà cậu Út làm cơm giỗ ông bà cụ, ông bà ngoại. Mỗi dịp như thế, dù bận cách mấy chị đều thu xếp đưa chồng và các con cùng về, để chồng cùng phụ giúp mọi người như một cách thắt chặt tình cảm với bà con họ hàng. Trong giờ kinh, chị khuyến khích chồng đọc Lời Chúa nhằm tăng thêm sự sốt mến đối với đạo, đối với Thiên Chúa; đồng thời để anh không cảm thấy lạc lõng giữa họ hàng, anh em chị, những người vốn đạo dòng. Chính những việc làm thiết thực như vậy mà dần dần chị đã giúp chồng yêu mến đạo hơn.

Con cái là hồng ân Chúa ban. Chính vì thế để giáo dục con cái đúng với tinh thần Tin Mừng trong các cặp vợ chồng có người đạo mới cũng không phải là điều dễ dàng. Vì vợ mới theo đạo nên việc giáo dục đức tin cho con anh Trần Ngọc Lãm (Gx Hy Vọng – TGP.TP HCM) phải đảm trách. Khá là khó khăn vì anh phải đi làm suốt, không có thời gian bên con nhiều. Nhưng hễ có dịp là vợ chồng anh cho con làm quen với đạo. Hồi nhỏ thì hay ẵm con ra nhà thờ, dạy con chào Chúa, chào Mẹ; cắt nghĩa cho con về vạn vật được Chúa tạo ra và ban tặng cho con người. Không cao siêu, cũng chẳng lý giải nhiều, cứ tự nhiên, nhẹ nhàng để con dần thấm vào ký ức những bài giáo dục đức tin đầu tiên. Lớn hơn một chút, cuối tuần anh đưa vợ con đi nhà sách Công giáo, tới một gian hàng nào đó anh đều giải thích cho con hiểu. Qua đó, vợ anh cũng học hỏi được ít nhiều. Về nhà anh tập cho con hát mấy bài thánh ca đơn giản dễ thuộc. Vợ anh thấy vậy cũng tìm mua đĩa nhạc về mở nghe. Lúc nào trên đầu giường anh cũng để cuốn Kinh Thánh cho trẻ em để tối trước khi đi ngủ vợ đọc và anh giải thích cho con hiểu. Nhờ sự cố gắng của anh mà cả vợ và con đều thêm hiểu và yêu mến đạo.

Cộng đoàn chung tay

Ngoài sự nỗ lực của đôi vợ chồng, cũng rất cần có sự nâng đỡ, hy sinh của hai bên gia đình nội ngoại. Không phải lúc nào người chồng hay người vợ cũng có thể giải quyết hết mọi vấn đề. Như trường hợp của gia đình chị Nguyễn Thanh Hoa (Gx. Khiết Tâm - Gp. Long Xuyên). Gia đình chồng theo đạo Phật, khi cưới anh đồng ý gia nhập đạo Công giáo nhưng đến khi có con anh lại không muốn cho con theo đạo. Vì chuyện này mà gia đình chị “xào xáo”. Nói mãi mà anh không nghe, chị phải nhờ ba mẹ thuyết phục chồng, cha mẹ chồng. Nhờ vậy mà chồng mới đồng ý cho con theo đạo.

Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh. Trường hợp nhà chị Thanh Tú (Gx Tân Hiệp - TGP. TPHCM) cũng không kém phần éo le. Trước khi cưới, chồng chị rất sốt sắng học giáo lý rồi vô đạo, ngờ đâu cưới xong, anh không giữ đạo, cũng không tạo điều kiện cho vợ theo đạo. Yêu chồng, thương con, chị cậy đến sự giúp đỡ của ba mẹ. Vào những ngày cuối tuần hoặc nghỉ lễ, cả hai bên nội ngoại cùng tổ chức đi hành hương kết hợp với đi chơi. Sau khi cầu nguyện tại trung tâm hành hương, cả nhà cùng dẫn nhau đi ăn uống, khám phá địa danh hoặc tìm hiểu thêm các nhà thờ, dòng tu gần đó cho chồng hiểu sâu hơn. “Cái gì anh chưa hiểu thì giải thích, có khi bản thân chủ động nói, có khi anh ấy cũng tự động hỏi. Mỗi lần như vậy, mình và gia đình có dịp chia sẻ với chồng, cũng là dịp nhớ lại điều gì đó”, chị tâm sự. Cuối cùng, anh đã hiểu ra và còn động viên mọi người cùng chu toàn đạo nghĩa.

Không chỉ hai bên gia đình mà cộng đoàn giáo xứ cũng đóng một vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao nhận thức cũng như hòa hợp đời sống đạo cho các gia đình trẻ. Trường hợp của gia đình chị Dương Thị Thu Vân (Gx. Hà Đông - TGP.TPHCM) được xem là điển hình về mục vụ cho người tân tòng của các giáo xứ. Trước khi kết hôn, anh Thương - chồng chị - là người ngoại đạo. Nhờ vào sự quan tâm đặc biệt của cha xứ và sự gắn bó của các đoàn thể, đời sống đức tin anh ngày càng vững mạnh. Cha xứ có thói quen mục vụ là hay đến thăm các gia đình, thăm hỏi về đời sống. Trong mỗi chuyến đi như vậy, ngài không quên nhắc nhở về sinh hoạt nhà đạo, về quan niệm tôn giáo và mời gọi anh tích cực tham gia cộng tác. Các anh em trong Hội đồng MVGX và các đoàn thể cũng thường đến gặp gỡ các gia đình, tình làng nghĩa xóm không những bền chặt mà còn là cách đỡ nâng cho nhau, giúp những nhà có chồng/vợ là tân tòng bồi bổ thêm đức tin. Hiện tại, chồng chị Vân còn được tín nhiệm bầu làm trùm phó giáo họ, rất hăng say các công việc hội đoàn và là tấm gương tốt cho con cái noi theo.

Ngoài ra, với những cặp vợ chồng có người mới theo đạo, chắc chắn trong đời sống chung sẽ gặp nhiều khúc mắc không biết hỏi ai, thường gặp nhất là những vấn đề về tín lý, luân lý mà Hội Thánh dạy. Thấu hiểu được điều đó, nhiều giáo xứ đã có văn phòng giải đáp thắc mắc hôn nhân, phòng tham vấn tâm sinh lý, giúp các đôi vợ chồng trẻ hòa hợp không chỉ trong đời sống đức tin mà cả đời sống vợ chồng.

*

Dù ban đầu có khác nhau về niềm tin, về quan niệm sống nhưng một khi người chồng, người vợ biết tôn trọng sự khác biệt của nhau, cùng nhau tìm tiếng nói chung vì con cái thì mọi việc sẽ tốt đẹp. Đời sống khác đạo lúc này không còn là trở ngại mà là cơ hội để cả hai xây dựng tình cảm gia đình thật vững chắc, bởi “đồng lòng đồng vợ tát biển đông cũng cạn”.

NHƯỢC NAM - HÙNG LUÂN

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Giáo dục đức tin cho con em
Giáo dục đức tin cho con em
Mình tham dự thánh lễ nhân ngày giỗ cụ Phanxicô Xaviê. Vị linh mục chủ tế thánh lễ là cha khách, trước khi kết thúc, ngỏ lời với các thiếu nhi là thứ Năm, ngày lễ dành cho thiếu nhi, nhưng nhà thờ chỉ khoảng vài ba chục thiếu nhi...
Tháng Hoa kính Ðức Mẹ
Tháng Hoa kính Ðức Mẹ
Ngày đầu tháng 5, tháng kính Đức Mẹ, cũng là ngày Giáo hội mừng kính Thánh Giuse Lao động, hầu hết các xứ đạo đều tổ chức rước kiệu Thánh Giuse, kiệu Đức Mẹ.
Tấm áo dòng của người nữ tu Mến Thánh Giá
Tấm áo dòng của người nữ tu Mến Thánh Giá
Dòng Mến Thánh Giá là một dòng nữ đầu tiên trên đất Á châu, được Đức cha Pierre Lambert de la Motte (1624 - 1679) thiết lập tại Đàng Ngoài năm 1670, Đàng Trong (1671) và Thái Lan (1672). Hiện nay tại Việt Nam có 24 dòng mang tên Mến...
Giáo dục đức tin cho con em
Giáo dục đức tin cho con em
Mình tham dự thánh lễ nhân ngày giỗ cụ Phanxicô Xaviê. Vị linh mục chủ tế thánh lễ là cha khách, trước khi kết thúc, ngỏ lời với các thiếu nhi là thứ Năm, ngày lễ dành cho thiếu nhi, nhưng nhà thờ chỉ khoảng vài ba chục thiếu nhi...
Tháng Hoa kính Ðức Mẹ
Tháng Hoa kính Ðức Mẹ
Ngày đầu tháng 5, tháng kính Đức Mẹ, cũng là ngày Giáo hội mừng kính Thánh Giuse Lao động, hầu hết các xứ đạo đều tổ chức rước kiệu Thánh Giuse, kiệu Đức Mẹ.
Tấm áo dòng của người nữ tu Mến Thánh Giá
Tấm áo dòng của người nữ tu Mến Thánh Giá
Dòng Mến Thánh Giá là một dòng nữ đầu tiên trên đất Á châu, được Đức cha Pierre Lambert de la Motte (1624 - 1679) thiết lập tại Đàng Ngoài năm 1670, Đàng Trong (1671) và Thái Lan (1672). Hiện nay tại Việt Nam có 24 dòng mang tên Mến...
Nhận con đỡ đầu
Nhận con đỡ đầu
Trong đời sống đạo, không ít người đã từng nhận được lời mời làm người đỡ đầu những người lãnh nhận bí tích Rửa tội hoặc Thêm sức. Ngập ngừng, băn khoăn trước khi quyết định nhận lời luôn xảy ra với nhiều tín hữu.
Thường huấn linh mục trẻ toàn Giáo tỉnh miền Nam
Thường huấn linh mục trẻ toàn Giáo tỉnh miền Nam
Chương trình diễn ra trong các ngày 22-25.4.2024 tại Tòa Giám mục Xuân Lộc. Có 86 linh mục tham gia. Các linh mục trẻ dự khóa thường huấn này là những vị đã thụ phong linh mục từ 5 năm trở lại trong 10 giáo phận thuộc giáo tỉnh Sài...
Giáo phận Hà Tĩnh bắt đầu xây dựng Nhà Chung
Giáo phận Hà Tĩnh bắt đầu xây dựng Nhà Chung
Sáng 24.4.2024, đông đảo thành phần Dân Chúa giáo phận Hà Tĩnh đã quy tụ về tham dự thánh lễ tạ ơn, khởi công xây dựng Nhà Chung giáo phận Hà Tĩnh
Trong 15 năm (2008-2023), giáo phận Bắc Ninh có thêm 105 linh mục
Trong 15 năm (2008-2023), giáo phận Bắc Ninh có thêm 105 linh mục
Tính từ năm 2008, khi Đức cha Cosma Hoàng Văn Đạt coi sóc giáo phận Bắc Ninh cho đến khi ngài kết thúc sứ vụ vào năm 2023, linh mục đoàn của giáo phận gia tăng từ 43 lên 148 vị.
Giáo xứ Mỹ Sơn đón Thánh giá Đại hội Giới trẻ Giáo tỉnh miền Bắc
Giáo xứ Mỹ Sơn đón Thánh giá Đại hội Giới trẻ Giáo tỉnh miền Bắc
Giáo xứ Mỹ Sơn, giáo phận Lạng Sơn - Cao Bằng, đón Thánh giá Đại hội Giới trẻ Giáo tỉnh miền Bắc vào ngày 27.4.2024
Khóa thường huấn liên dòng nữ giáo tỉnh Hà Nội
Khóa thường huấn liên dòng nữ giáo tỉnh Hà Nội
Từ ngày 22 - 26.4.2024, tại Nhà Chung Phát Diệm đã diễn ra khóa thường huấn liên dòng nữ giáo tỉnh Hà Nội.