Người tính toán quỹ đạo sao Thiên Vương

Linh mục dòng Biển Ðức Placidus Fixlmillner (28.5.1721 - 27.8.1791) là một trong những nhà thiên văn học đầu tiên tính toán được quỹ đạo của sao Thiên Vương.

hình 1.jpg (197 KB)

Chào đời ở làng Achleuthen gần Kremsmünster (Áo), thuở nhỏ, cậu bé Fixlmillner được gia đình đưa lên thành phố Salzburg học. Tại đây, cậu thể hiện năng khiếu đặc biệt ở môn toán. Năm 16 tuổi, cậu thiếu niên giỏi toán được gởi vào đan viện Kremsmünster vô cùng nổi tiếng của dòng Biển Đức. Thời điểm đó, chú của cậu là viện phụ. Trong thời gian ở đây, đan sĩ trẻ Fixlmillner đã nhanh chóng trở nên nổi bật vì tài cao học rộng.

Năm 1756, lúc 35 tuổi, cha xuất bản chuyên luận nhỏ về thần học. Cha có ý định tiếp tục đào sâu hơn chuyên luận này. Tuy nhiên, một sự kiện khác đã thu hút sự chú ý của vị linh mục đam mê khoa học: sao Kim đi qua Mặt trời năm 1761.

 

sự kiện sao Kim đi qua mặt trời năm 2004.png (415 KB)
Sự kiện sao Kim đi qua mặt trời năm 2004

Thay đổi hướng đi

Khi nhìn lại sự kiện trên, giới khoa học ngày nay công nhận những nỗ lực của người xưa nhằm ghi chép lại hiện tượng sao Kim đi qua Mặt trời năm 1761 là thời điểm mang tính bước ngoặt trong lịch sử thiên văn học. Đây là lần đầu tiên các nhà thiên văn học thế giới đứng trước cơ hội đo đạc chính xác kích thước của Hệ Mặt trời.

Trước đó, khoảng cách giữa Trái đất và Mặt trời được ước tính kể từ thời Hy Lạp, với nhiều mức độ thành công khác nhau. Thế nhưng, sự kiện thiên văn nổi bật của thế kỷ 18 lại mang đến thời khắc hoàn toàn khác biệt. Ngày 6.6.1761, sao Kim mất khoảng 6 giờ để đi ngang mặt phẳng của “quả cầu lửa”. Bằng việc ghi chép thời gian bắt đầu và chấm dứt từ nhiều nơi khác nhau trên Trái đất, các nhà khoa học thời đó có thể tính toán được khoảng cách giữa sao Kim và Mặt trời.

Dựa trên thông tin quý báu này, định luật chuyển động hành tinh của Kepler được áp dụng để tính toán được quỹ đạo của toàn bộ hành tinh tính đến sao Thổ, lúc đó là hành tinh xa nhất được biết đến. Trong thời đại mà rất nhiều quốc gia trên thế giới vẫn còn chật vật khi đo đạc bản đồ của nước họ, thành tựu trên đánh dấu một bước nhảy vọt nằm ngoài sức tưởng tượng. Vì vậy, không ngạc nhiên khi cha Fixlmillner bị thu hút trước sự kiện của thế kỷ và các “chuyển động” của ngành thiên văn khi ấy.

 

quỹ đạo sao Thiên Vương.jpg (65 KB)
Quỹ đạo sao Thiên Vương

 

Đến với ngành thiên văn học

Như đã đề cập ở trên, sự kiện sao Kim đi qua Mặt trời khơi dậy niềm hứng thú của vị linh mục dòng Biển Đức về toán học. Dù lúc đó đã 40 tuổi, ngài vẫn quay lại việc học tập khắc khổ để có thêm kiến thức chuyên sâu về toán học và khoa học, và may mắn là cơ hội tham dự cuộc nghiên cứu trong lĩnh vực thiên văn học đã nhanh chóng được mở ra với cha. Cha được bổ nhiệm làm Giám đốc Đài thiên văn Kremsmünster, vốn được người chú sáng lập năm 1748 vào thời điểm là viện phụ. Trên cương vị mới, cha Fixlmillner bắt tay vào nhiệm vụ đầu tiên là cải thiện các thiết bị và cho chế tạo những công cụ thiên văn mới, đồng thời nhanh chóng đo đạc chính xác kinh độ và vĩ độ của đài thiên văn. Vị linh mục tiếp tục quản lý đài thiên văn cho đến khi ngài qua đời, và mang lại rất nhiều đóng góp vô cùng giá trị cho ngành thiên văn học thế giới.

tu viện Kremsmünster.jpg (167 KB)
Đan viện Kremsmünster

Bất chấp sự khởi đầu muộn màng trong lĩnh vực thiên văn học, cha Fixlmillner được thế giới biết đến nhiều nhất nhờ vào thành tựu trong ngành này. Ngài là một trong những người đầu tiên tính toán được quỹ đạo của sao Thiên Vương, sau khi được nhà thiên văn học William Herschel phát hiện ngày 13.3.1781. Khi đó, cha đã 60 tuổi.

Những quan sát khác nhau của cha về sao Thủy cho phép nhà thiên văn học Joseph-Jérôme Lefrançais de Lalande xây dựng được các bảng biểu của hành tinh gần Mặt trời nhất. Bên cạnh chuyên luận được đề cập ở trên, ngài còn là tác giả của hai công trình nghiên cứu thiên văn học được nhà xuất bản Steyer xuất bản năm 1765 và 1776. Một công trình khác cũng do nhà xuất bản này xuất bản năm 1791, sau khi cha qua đời, là ghi chép những quan sát về Hệ Mặt trời của vị linh mục từ năm 1776 đến 1791.

Dù đam mê thiên văn học, cha Fixlmillner luôn giành thời gian cho những hoạt động khác trong lĩnh vực học thuật. Chẳng hạn, trong nhiều năm dài, ngài chịu trách nhiệm quản lý trường đại học liên kết với đan viện, đồng thời đảm nhận vai trò giáo sư về giáo luật. Cha qua đời tại Đan viện Kremsmünster vào ngày 27.8.1791, thọ 70 tuổi.

ĐỊNH NGUYỄN

 

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Vị linh mục đồng hành với các “nhà khoa khọc nhí” Ireland
Vị linh mục đồng hành với các “nhà khoa khọc nhí” Ireland
Cha Patrick Thomas Burke (1923-2008) của dòng Cát Minh là nhà vật lý kiêm giáo viên, và đồng sáng lập Triển lãm Nhà khoa học nhí thường niên nổi tiếng của Ireland.
Hai vị linh mục với phương pháp tìm hiểu Big Bang
Hai vị linh mục với phương pháp tìm hiểu Big Bang
Hai linh mục là nhà vũ trụ học của Ðài Thiên văn Vatican đã phát triển thuật toán mới cho phép hiểu thêm về thuyết Big Bang, vốn mô tả những thời khắc đầu tiên của vũ trụ.
Những nữ tu giúp giới khoa học hiểu hơn về Alzheimer
Những nữ tu giúp giới khoa học hiểu hơn về Alzheimer
Gần 4 thập niên trôi qua, nhân loại tiếp tục thụ hưởng thành quả đến từ tinh thần hết mình vì khoa học của các nữ tu tham gia dự án tiên phong về nghiên cứu lão khoa và chứng Alzheimer.
Vị linh mục đồng hành với các “nhà khoa khọc nhí” Ireland
Vị linh mục đồng hành với các “nhà khoa khọc nhí” Ireland
Cha Patrick Thomas Burke (1923-2008) của dòng Cát Minh là nhà vật lý kiêm giáo viên, và đồng sáng lập Triển lãm Nhà khoa học nhí thường niên nổi tiếng của Ireland.
Hai vị linh mục với phương pháp tìm hiểu Big Bang
Hai vị linh mục với phương pháp tìm hiểu Big Bang
Hai linh mục là nhà vũ trụ học của Ðài Thiên văn Vatican đã phát triển thuật toán mới cho phép hiểu thêm về thuyết Big Bang, vốn mô tả những thời khắc đầu tiên của vũ trụ.
Những nữ tu giúp giới khoa học hiểu hơn về Alzheimer
Những nữ tu giúp giới khoa học hiểu hơn về Alzheimer
Gần 4 thập niên trôi qua, nhân loại tiếp tục thụ hưởng thành quả đến từ tinh thần hết mình vì khoa học của các nữ tu tham gia dự án tiên phong về nghiên cứu lão khoa và chứng Alzheimer.
Nhà bác học của dòng Ba Phan Sinh
Nhà bác học của dòng Ba Phan Sinh
Chân phước Ramon Llull (1232 - 1315/1316) là tu sĩ dòng Ba Phan Sinh của Vương quốc Majorca (hiện thuộc Tây Ban Nha). Sinh thời, ngài là triết gia, nhà thần học, nhà thơ, nhà truyền giáo, nhà biện giải Kitô giáo, là người tiên phong của lý thuyết về...
Người tính toán quỹ đạo sao Thiên Vương
Người tính toán quỹ đạo sao Thiên Vương
Linh mục dòng Biển Ðức Placidus Fixlmillner (28.5.1721 - 27.8.1791) là một trong những nhà thiên văn học đầu tiên tính toán được quỹ đạo của sao Thiên Vương.
Linh mục dòng Tên dành cả đời  nuôi dưỡng tài năng toán học Ấn Ðộ
Linh mục dòng Tên dành cả đời nuôi dưỡng tài năng toán học Ấn Ðộ
Cha Charles Racine (1897-1976), Dòng Tên, không những là một trong hai người có công mang nền giáo dục hiện đại đến Ấn Ðộ, mà còn chứng tỏ năng lực xuất sắc trong việc phát hiện người tài trong lĩnh vực toán học.
Tín hữu Công giáo là tiên phong  về điện từ trường
Tín hữu Công giáo là tiên phong về điện từ trường
Ampère (Ampe), đơn vị đo cường độ dòng điện rất quen thuộc với những ai yêu thích môn vật lý, được đặt tên theo nhà vật lý học người Pháp André-Marie Ampère, một trong các “cha đẻ” của điện từ trường và là tín hữu Công giáo thuần thành.
Vị linh mục dòng Tên lập bản đồ hiện đại về vật chất tối
Vị linh mục dòng Tên lập bản đồ hiện đại về vật chất tối
Nhà nghiên cứu và linh mục dòng Tên Adam Hincks đã chia sẻ về năng lực của siêu máy tính tại Ðại học Toronto (Canada), cũng như nỗ lực lập bản đồ vật chất tối và giải mã những bí ẩn của vũ trụ.
Vị linh mục sáng tạo ra kỹ thuật nuôi ong hiện đại
Vị linh mục sáng tạo ra kỹ thuật nuôi ong hiện đại
Cha John Dzierzon là nhà nuôi ong tiên phong người Ba Lan đã phát hiện hiện tượng trinh sản ở loài ong và thiết kế khung tổ ong di động đầu tiên.