Nhìn và thấy

Bài Phúc Âm thuật lại việc Đức Giêsu chữa mắt cho người mù. Anh ta đã nhìn và thấy Đức Giêsu là Đấng Cứu độ. Còn những người sáng mắt thì chỉ nhìn, nhưng không thấy Đức Giêsu là Ánh sáng cứu độ.

Đời người cũng có những nghịch lý như vậy. Có những lúc “trời đất nhá nhem”, “tranh tối tranh sáng”. Lúc mà người ta dễ bị “quáng gà”, thế là xảy ra những lầm lẫn hài hước, để lại những nụ cười vui, dù có đôi chút tẽn tò.

Có những lúc “lòng người nhá nhem”, khi mà người làm việc tốt lại bị chê bai, người làm điều xấu thì được ca tụng; khi mà những kẻ gian tà vẫn cố công bào chữa cho những sai trái của mình. Khi mà người ta có thể làm biết bao nhiêu tai quái, độc ác, nhưng vẫn “ăn ngon ngủ ngon”; và vẫn có thể khoác lên trên những hành vi sai lầm ấy nhiều mỹ từ thật đẹp. Đây là lúc nhân loại phải “cười ra nước mắt”.

Con người cũng như con vật đều có thể lầm lẫn, những lầm lẫn thoáng qua và không để lại nhiều hậu quả. Hơn nữa, con người còn có thể sai lầm, những sai lầm gây nên biết bao đổ vỡ. Nhưng nhất là con người còn có thể lầm lạc, khi mà chính ngọn đèn lương tri đã bị tắt, khi mà lòng người trở nên tà vạy, khi mà con người trở nên “cứng đầu cứng cổ”, tự chống lại mọi lời mời gọi thức tỉnh từ lương tri. Thứ lầm lạc này phá hủy chính “hệ điều hành” trong tâm hồn mỗi người.

Nhìn kỹ vào lịch sử nhân loại, vào nhiều tình huống hài hước, tình trạng dở khóc dở cười, và nhất là thảm cảnh cười ra nước mắt, vì sự nhá nhem của phận người, ai trong chúng ta có thể tự hào mình luôn luôn đúng? Nếu Sách Thánh đã nói cho chúng ta về bản chất của Satan là “cha của sự lừa dối” (Ga 8,44), thì chúng ta có thể thấy, vào thời đại tranh sáng tranh tối như thế giới hiện nay, Satan chắc hẳn chưa già yếu, chưa về hưu hoặc chưa qua đời. Chúng vẫn còn hoạt động mạnh mẽ, khôn khéo, tinh vi lắm để biến cuộc sống nhân sinh trở thành một thế giới của sự lừa dối.

Thử phân tích một chút thế giới hôm nay, chúng ta có thể tạm phân chia thành ba loại hoạt động của Satan:

1/ Quỷ con: nhiệm vụ là cám dỗ tính yếu đuối của con người, chúng gợi lên sự thèm khát những điều xấu, những điều ai cũng biết là xấu nhưng không cưỡng lại được. Chúng xô đẩy người ta chiều theo khoái cảm nhưng không tiêu diệt được chút ray rứt trong tâm hồn.

2/ Quỷ bố: nhiệm vụ là làm cho những con người thiện chí, ngay chính trong tâm hồn tin vào sự xấu xa được ngụy trang khéo léo.

3/ Quỷ mẹ: nhiệm vụ là lừa dối chính lương tâm con người. Những người này không phải là bị lừa dối vì đối tượng, nhưng họ tự lừa dối chính mình.

“Quỷ con” thì ở đâu cũng có, thời nào cũng đầy rẫy. “Quỷ bố” dễ gặp thấy nơi những người đầy thiện chí nhưng lại ngây ngô, họ trở thành công cụ cho những toan tính mưu lược. Đây là những người “đơn sơ” nhưng thiếu sự khôn ngoan như con rắn (x. Mt 10,16). Nhưng nguy hiểm hơn cả là những người bị chi phối do thứ “quỷ mẹ”, thứ quỷ có khả năng làm tráo trở lương tâm. Đây lại là những người đánh mất chính sự “đơn sơ như chim bồ câu” trong tâm hồn.

Quả thật, vấn đề “chân - giả” không phải là một vấn đề nhỏ trong cuộc sống con người. Satan không phải khờ dại khi chọn chuyên ngành lừa dối để khai thác huê lợi trên thân phận con người. Phải chăng con người lại có thể mang thêm một định nghĩa là “sinh vật có thể lầm lạc”? Thân phận con người luôn phải bước đi giữa ánh sáng và bóng tối; khát vọng chân lý là một khát vọng sâu thẳm của phận người.

Samuel đã sai lầm khi tưởng rằng Eliab, con người cao lớn chính là kẻ Chúa chọn; nhưng ông đã nghe được tiếng Chúa để chọn đúng Đavít để xức dầu. Những người biệt phái khôn ngoan thì càng ngày lại rơi vào tình trạng tối tăm đến độ không còn lương tri để nhận ra một chân lý quá hiển nhiên mà anh mù đã nói: “Đó mới thật là điều lạ... chúng ta biết rằng Thiên Chúa không nghe lời những kẻ tội lỗi...”; họ cố chấp trong niềm tự hào của mình. Còn anh mù cuối cùng lại tìm được ánh sáng cứu độ của đời mình: “Anh ta liền nói: Lạy Ngài tôi tin; và anh ta sấp mình thờ lạy Người”.

Lm. Giuse Nguyễn Trọng Viễn - dòng Đaminh (OP)

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Tiệc cưới
Tiệc cưới
Tiệc cưới là việc xác nhận và mừng chúc một cặp hôn nhân. Tiệc cưới theo sau việc đính hôn và đi trước liên hệ tính dục. Đây là biến cố ghi dấu bằng lễ hội, ca hát và hoan hỷ.
Chúa Giêsu Kitô và những lời  tiên báo về người
Chúa Giêsu Kitô và những lời tiên báo về người
Cựu Ước đã cho thấy trước về con người và sứ vụ của Chúa Giêsu Kitô, các tác giả Tân Ước thường ghi nhận Đức Kitô hoàn thành lời tiên báo trong Cựu Ước. Điều đó cho thấy Thiên Chúa trung thành với lời hứa cứu độ và xác quyết...
Chứng từ
Chứng từ
Chứng từ là lời và cuộc sống của Kitô hữu có giá trị như bằng cớ về chân lý đức tin: “… sứ điệp cứu độ phải được chứng thực bằng chứng từ của đời sống các Kitô hữu” (GLHTCG 2044).
Tiệc cưới
Tiệc cưới
Tiệc cưới là việc xác nhận và mừng chúc một cặp hôn nhân. Tiệc cưới theo sau việc đính hôn và đi trước liên hệ tính dục. Đây là biến cố ghi dấu bằng lễ hội, ca hát và hoan hỷ.
Chúa Giêsu Kitô và những lời  tiên báo về người
Chúa Giêsu Kitô và những lời tiên báo về người
Cựu Ước đã cho thấy trước về con người và sứ vụ của Chúa Giêsu Kitô, các tác giả Tân Ước thường ghi nhận Đức Kitô hoàn thành lời tiên báo trong Cựu Ước. Điều đó cho thấy Thiên Chúa trung thành với lời hứa cứu độ và xác quyết...
Chứng từ
Chứng từ
Chứng từ là lời và cuộc sống của Kitô hữu có giá trị như bằng cớ về chân lý đức tin: “… sứ điệp cứu độ phải được chứng thực bằng chứng từ của đời sống các Kitô hữu” (GLHTCG 2044).
Cuộc lữ hành trong hy vọng của Người Con Thiên Chúa
Cuộc lữ hành trong hy vọng của Người Con Thiên Chúa
Cử hành lễ Chúa Giêsu chịu phép rửa sám hối của Gioan, chúng ta cùng chiêm ngắm Chúa Giêsu xuất hiện trong lịch sử nhân loại, được mô tả là Đấng Kitô, đấng được xức dầu trong tương quan Ba Ngôi Thiên Chúa.
Gia đình
Gia đình
Gia đình là một nhóm người có liên hệ với nhau do hôn nhân hay máu mủ, cách chung có cha, mẹ và con cái. Vợ chồng làm nên gia đình căn bản. Ông bà, con cháu, họ hàng là gia đình mở rộng.
Niềm vui Chúa Giêsu Kitô mang đến
Niềm vui Chúa Giêsu Kitô mang đến
Chúa Giêsu Kitô mang lại niềm vui cho dân Người. Họ mừng vui vì Chúa là Đấng Cứu Tinh đã đến cùng với muôn ân phúc Người đem đến cho họ. Các đạo sĩ từ phương đông được ngôi sao dẫn đường đến tận nơi Hài Nhi ở, “… họ...
Đi tìm...
Đi tìm...
“Lễ Chúa Hiển Linh” theo cách gọi của lịch phụng vụ ngày  nay, được người Công giáo Việt Nam ngày xưa gọi là “Lễ Ba Vua”.
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật lễ Thánh Gia - năm C
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật lễ Thánh Gia - năm C
Sau ba ngày tìm kiếm, hai ông bà Giuse - Maria sửng sốt khi thấy Con mình ung dung ngồi giữa các vị thầy, đang học hỏi về đạo lý với họ.
Mừng lễ
Mừng lễ
Tham dự các bữa tiệc thường là nét đặc trưng người Do Thái cử hành các lễ hội trong đạo.