Nhớ ơn những nhà đào tạo

Mỗi năm, đến lễ khai trường, tôi lại nhớ về những người đã đào tạo nên tôi. Riêng năm nay, khi niên học mới nhấn mạnh đến đạo đức, tôi càng cung kính nhớ về những nhân tố đào tạo đời tôi, nhất là trong việc đào tạo lương tâm người con Chúa.

Những nhân tố đó rất nhiều. Nhưng phải kể đặc biệt đến những nhân tố sau đây :

- Cha mẹ,

- Các Cha linh hướng,

- Các cộng đoàn đạo đức và các bạn bè tốt.

- Tòa Thánh và các người của Hội Thánh.

Đại chủng viện Thánh Giuse Hà Nội

Mỗi nhân tố đã đóng góp phần của mình. Tất cả đều đã cộng tác với Chúa cách này hay cách khác. Kế hoạch đào tạo tôi về mặt “lương tâm người con Chúa” là cả một công trình.

Kế hoạch này được rõ nét dần dần, tùy theo sự phát triển con người của tôi, và tùy theo những thăng trầm lịch sử.

Theo kinh nghiệm của tôi, thì kế hoạch đào tạo này chủ yếu là giúp tôi nghe được tiếng Chúa gọi tôi và sai tôi đi.

Có thể vắn gọn thế này :

1/ Chúa gọi tôi gắn bó với Chúa

Chúa gọi tôi phải gắn bó mật thiết với Chúa. Như lời Chúa Giêsu phán : “Thầy là cây nho, các con là cành. Ai ở lại trong Thầy và Thầy ở lại trong người ấy, thì người ấy sinh nhiều hoa trái. Vì không có Thầy, các con chẳng làm gì được” (Ga 15,5).

Tiếng Chúa gọi trên đây nhắm vào một trọng tâm, đó là phải trở về với Chúa. Trở về nội tâm, đổi mới nội tâm. Trở về hằng ngày, đổi mới mọi tầng lớp sâu thẳm con người.

Các nhân tố đào tạo đã rất khẩn thiết giúp tôi nghe được tiếng Chúa gọi và biết đáp lại.

Đại chủng viện Xuân Lộc - Đồng Nai

Đúng vậy, tôi đã nghe được tiếng Chúa gọi tôi bằng đích danh tôi, và tôi đã đáp lại. Một khao khát không ngừng hình thành trong tôi. Tôi khao khát được thuộc về Chúa. Tôi khao khát được luôn trở về với Chúa.

Khao khát này giúp tôi cảm nhận được Chúa hiện diện trong tôi. Người hiện diện như một người Cha, như một tình yêu. Xưa Chúa đã phán: “Chính Thầy là đường, là sự thực và là sự sống” (Ga 14,6). Chúa đã hiện diện trong tôi, đã gọi tôi theo khám phá đó. Người đã thanh luyện tôi phấn đấu trút bỏ những gì không phải là đường đi thực, không phải là chân lý thực, không phải là sự sống thực. Thanh luyện đó trở nên rất mạnh, khi việc tu thân đòi hỏi nếp sống khó nghèo, xa lìa hưởng thụ.

Càng ngày quan hệ của tôi với Chúa càng trở nên đơn giản. Tôi thấy mình bé nhỏ. Quan hệ này là một yếu tố quan trọng làm nên lương tâm người con của Chúa.

Đi liền với tiếng Chúa gọi gắn bó với Chúa là tiếng Chúa sai tôi đi.

2/ Chúa sai tôi đi

Ngay từ rất nhỏ, tôi đã được nghe lời Chúa sai đi. Lời đó là “Chúc anh chị em ra đi bình an”. Linh mục chủ tế chúc các con cái Chúa “ra đi bình an”. Lời chúc đó là một lời sai đi. Thời gian đầu, lời sai đi đó được đón nhận như một nghi thức phụng vụ. Nhưng với thời gian, lời chúc đó đi vào lương tâm người con Chúa như một lời Chúa sai đi.

Sau này, càng được huấn luyện bởi suy gẫm lời Chúa, các lớp học Thánh Kinh, các chỉ dẫn của các vị có thẩm quyền, lương tâm người con Chúa càng nhận ra rõ hơn nội dung lời Chúa sai đi. Nội dung đó là : “Hãy đi làm việc trong vườn nho Chúa” (Mt 20,4).

Đại chủng viện Thánh Giuse Sài Gòn

Vườn nho Chúa rộng mênh mông. Tôi được sai vào đó, để chịu trách nhiệm về một mảnh nhỏ nhất định, trong một thời điểm nhất định.

Từ lâu rồi, cụ thể, mảnh vườn nho Chúa sai tôi vào là địa phận này, là địa phương này, là đất nước này.

Được sai vào đây, tôi phải làm việc không phải theo ý riêng tôi, nhưng theo thánh ý Chúa.

Thánh ý Chúa là tôi phải yêu thương mảnh vườn này một cách chân thành. Bởi vì mọi người ở đây đều được Chúa tạo dựng, đều được Chúa giữ gìn, đều được Chúa muốn đưa về với Chúa.

Thánh ý Chúa là tôi sẽ không làm gì lớn, nhưng sẽ làm những việc nhỏ mọn. Chính mình tôi sẽ phải bé mọn, như tấm men, như chút muối, như một hiện diện từ tốn, như một khuôn mặt sám hối, như một đức tin sống động.

Thánh ý Chúa là tôi sẽ làm việc ở mảnh vườn này với tinh thần hiệp thông. Bởi vì tôi sẽ làm việc với nhiều người khác. Họ cũng được Chúa sai vào làm việc ở đây. Họ với tôi sẽ bổ túc cho nhau, sẽ nâng đỡ lẫn nhau.

Thánh ý Chúa là tôi phải luôn tỉnh thức và cầu nguyện. Bởi vì có rất nhiều nguy cơ khiến tôi phản bội thánh ý Chúa. Nhất là những yếu đuối của tôi, những thói quen dễ gây lãng phí, lạm dụng ơn Chúa, và đi tìm sự gì khác ngoài vinh danh Chúa.

Thánh ý Chúa là tôi phải biết chọn lựa những ưu tiên trong việc làm vườn nho Chúa. Thí dụ thương cảm với những khổ đau của con người, chia sẻ tình thương và chân lý cho những người nghèo tình thương và chân lý, giúp con người biết sám hối và nhận ra lòng thương xót Chúa.

“Lương tâm người con Chúa” nơi tôi là như thế. Đó là công một phần lớn của những nhà đào tạo.

Hiếu thảo

Hôm nay, nhìn về những nhà đào tạo đáng kính của tôi, tôi thấy hầu hết đã qua đời. Cái chết của các ngài là “cái chết đi về”. Các ngài đã được Chúa Giêsu đưa về với Chúa Cha.

Gặp lại các ngài, tôi nghe mỗi vị đều nói lời xưa của Chúa Giêsu : “Tôi đi về với Chúa Cha” (Ga 17,13).

Tôi kính cẩn cầu nguyện cho các ngài. Xin các ngài cầu nguyện cho chúng ta. Chúng ta rất cần những ân nhân quý giá ấy.

Nhờ các ngài mà các người con Chúa có một lương tâm trách nhiệm đúng đắn, biết mình, biết đi về với Chúa và biết đến với con người. Lương tâm ấy giúp họ bình thản sống giữa đời, dù với những thuận lợi hay với những nghịch cảnh. Lương tâm ấy đem lại cho họ niềm vui và hy vọng.

Với lòng hiếu thảo, tôi xin mãi mãi tạ ơn, ghi ơn và biết ơn các ngài, những nhà đào tạo lương tâm.

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Một thoáng kiểm tra vẻ đẹp “khiêm nhường”
Một thoáng kiểm tra vẻ đẹp “khiêm nhường”
Có tài đức mà vẫn khiêm nhường. Có địa vị mà vẫn khiêm nhường. Có trí thức mà vẫn khiêm nhường. Ðược khen hay bị chê, họ vẫn bình tĩnh khiêm nhường.
Cảm nghiệm về Chúa
Cảm nghiệm về Chúa
Những tôn giáo quá nghiêng về lý trí đang đổ vỡ thê thảm, đang khi những tín ngưỡng đưa con người đến những cảm nghiệm thiêng liêng lại trở nên hấp dẫn lạ lùng. Ðó là nhận định của một số nhà quan sát tôn giáo và xã hội.
Con đường hạt lúa
Con đường hạt lúa
Người môn đệ Chúa Giêsu là mọi tín hữu. Nhưng ở đây, danh từ này được giới hạn cho những ai dấn thân đi theo Chúa Giêsu một cách đặc biệt, để mở mang Nước Trời.
Một thoáng kiểm tra vẻ đẹp “khiêm nhường”
Một thoáng kiểm tra vẻ đẹp “khiêm nhường”
Có tài đức mà vẫn khiêm nhường. Có địa vị mà vẫn khiêm nhường. Có trí thức mà vẫn khiêm nhường. Ðược khen hay bị chê, họ vẫn bình tĩnh khiêm nhường.
Cảm nghiệm về Chúa
Cảm nghiệm về Chúa
Những tôn giáo quá nghiêng về lý trí đang đổ vỡ thê thảm, đang khi những tín ngưỡng đưa con người đến những cảm nghiệm thiêng liêng lại trở nên hấp dẫn lạ lùng. Ðó là nhận định của một số nhà quan sát tôn giáo và xã hội.
Con đường hạt lúa
Con đường hạt lúa
Người môn đệ Chúa Giêsu là mọi tín hữu. Nhưng ở đây, danh từ này được giới hạn cho những ai dấn thân đi theo Chúa Giêsu một cách đặc biệt, để mở mang Nước Trời.
Tứ Chung
Tứ Chung
Tháng 11 hằng năm, tại Giáo hội Việt Nam, thói quen cầu nguyện cho các người đã qua đời vốn được thực hiện sốt sắng. Nhân dịp này, suy nghĩ về Tứ Chung dưới ánh sáng đức tin là một cách mỗi tín hữu dọn mình.
Khởi đầu  cho một cuộc sống khác
Khởi đầu cho một cuộc sống khác
Tháng 11 hằng năm, phụng vụ kêu gọi người đang sống hãy nghĩ đến người đã chết. Kêu gọi này rất hợp với tâm lý người Công giáo Việt Nam. Vì thế, trong tháng 11 này, khắp nơi, sẽ có những buổi cầu nguyện cho những người đã qua đời....
Ðạo và đức
Ðạo và đức
Hiện nay, trong nhiều lãnh vực xã hội, đồng bào Việt Nam để ý nhiều đến người đạo đức, mặc dầu người tài người giỏi vẫn được quý trọng.
Truyền giáo và Lời Chúa hứa: “Thầy sẽ ở lại với các con...”
Truyền giáo và Lời Chúa hứa: “Thầy sẽ ở lại với các con...”
Trước khi về trời, Chúa Giêsu đã truyền dạy các tông đồ hãy đi rao giảng Tin Mừng cho mọi dân tộc. Rồi Ngài hứa: “Thầy sẽ ở lại với các con mọi ngày cho đến tận thế” (Mt 28,20).
Nhân tháng Mân Côi nhớ lời Ðức Mẹ nhắn nhủ
Nhân tháng Mân Côi nhớ lời Ðức Mẹ nhắn nhủ
Thế giới đang đi vào một hoàn cảnh nghiêm trọng. Nghiêm trọng nhất là bệnh tình của tâm hồn con người: Lỗi lầm cá nhân tăng. Suy thoái đạo đức tăng
Đạo lý lành mạnh
Đạo lý lành mạnh
Người rao giảng đạo lý lành mạnh cần phải chuyên cần học hỏi. Nơi Sách Thánh, nơi Lời Ðức Giêsu Kitô, nhờ đặc sủng, nhờ kết hợp với Ðức Giêsu Kitô và ánh sáng Chúa Thánh Thần.