Như hạt lúa mì

Trong những ngày cuối của Mùa Chay, hình ảnh Đức Giêsu chấp nhận thánh ý Chúa Cha qua việc từ bỏ chính mình để hiến mình cho nhân loại được hưởng ơn cứu độ được phác họa ngày càng rõ nét hơn. Ngài chính là hạt lúa được gieo vào lòng nhân loại, hạt lúa này có chết đi mới có một mùa gặt phong phú. Lời Chúa cũng mời gọi ta phải chết đi cho ý riêng mỗi ngày, phải trải qua nhiều nỗ lực và hy sinh thì đời sống của ta sẽ trổ sinh nhiều hoa trái phong phú. Đó chính là niềm hạnh phúc mà chúng ta có được trong cuộc sống của mình.

Hạt lúa Giêsu

“Nếu hạt lúa mì rơi xuống đất thối đi, nó mới sinh nhiều bông hạt”. Hạt lúa được gieo vào lòng đất, sau những tháng ngày vùi dưới lớp đất mỏng và hội đủ các yếu tố: thời gian, ánh sáng, độ ẩm... nó nảy mầm. Đó là quy luật tự nhiên của tạo hóa, của đất trời. Hạt lúa có thối mục đi mới sinh mầm sống mới. Cũng vậy, để có được mùa vàng trĩu hạt, người nông dân phải dãi dầu “một nắng hai sương” trên ruộng đồng; Để được đỗ đạt, thành danh trên con đường học vấn, người sinh viên phải nỗ lực “sôi kinh nấu sử” trên giảng đường mỗi ngày; Những người làm cha, làm mẹ có gieo trong hy sinh mới mong thành toàn sứ mạng của đời sống hôn nhân.

Đức Kitô đi vào trần gian, Ngài đã nên như “hạt lúa mì” được Chúa Cha gieo vào lòng đời, mục nát trong khổ đau và sự chết để nên mạch nguồn cứu độ cho nhân loại. Nếu sự bất tuân của Ađam làm cho nhân loại lìa xa Thiên Chúa thì sự vâng phục của Đức Kitô lại đưa nhân loại về với Chúa Cha. Lời Chúa trong thư gửi tín hữu Do T hái trong bài đọc 2 hôm nay tóm gọn chân lý này như sau: “Dầu là Con Thiên Chúa, Người đã phải trải qua nhiều đau khổ mới học được thế nào là vâng phục; và khi chính bản thân đã tới mức thập toàn, Người trở nên nguồn ơn cứu độ vĩnh cửu cho tất cả những ai tùng phục Người” (Dt 5, 8-9). Đức Giêsu đã chấp nhận nỗi đau thương mất mát trong cuộc khổ nạn, để mầm sống mới là niềm hy vọng phục sinh được thành toàn.

Định luật Thiên Chúa đặt trong thiên nhiên cũng được Người chọn thành luật của ơn cứu độ, luật của giao ước mới: chết để sống, cho để nhận, thối mục để mang nhiều hoa trái. Thật vậy, hành trình Vượt qua mà Đức Kitô thực hiện từ lúc nhập thể đến đỉnh cao là cái chết và sự phục sinh đã trở nên con đường đưa con người đến với Thiên Chúa, đến sự sống đời đời.

Hạt lúa cho đời

Giao ước mới mà Ngôn sứ Giêrêmia loan báo trong bài đọc 1 hôm nay: “Ta sẽ đặt lề luật của Ta trong đáy lòng chúng …” chỉ được thực hiện nơi Đức Kitô. Giao ước này không dựa trên những khoản luật cứng nhắc của Cựu ước, mà được bảo chứng bằng chính Đức Kitô. Từ đỉnh cao Thập giá, Ngài đã mở tung trái tim để tuôn đổ trên chúng ta nguồn tình yêu Thiên Chúa. Ngài đã trở thành “hạt lúa” tình yêu được gieo vào lòng đời, được đặt trong lòng người, làm dậy cả đấu bột nhân loại trong sự sống mới thần linh, biến đổi bao lòng người thành năng lượng tình yêu diệu kỳ có khả năng biến thế giới này thành ngôi nhà của Thiên Chúa. Nhờ đó, chúng ta đón nhận Đức Kitô là để cho Thần tình yêu của Ngài được gieo vào lòng chúng ta, trở thành ánh sáng soi dẫn ta, thành sức mạnh đỡ nâng ta, thành động lực nuôi dưỡng cuộc đời ta, để biến ta thành một Giêsu khác, biết yêu thánh thiện, biết hiến mình phục vụ, biết ăn nói và hành xử như Giêsu. Chính tình yêu Giêsu như sự sống mới thăng hoa cuộc đời ta trong giá trị cao cả và vĩnh hằng.

Chúng ta vẫn là một nông dân, công nhân, thương gia; là một giáo viên, một người mẹ, người cha... vẫn làm những công việc bình thường của mọi ngày, nhưng từ nay tình yêu Thánh Thần sẽ giúp ta quy chiếu mọi sự, mọi việc trong đời ta về Thiên Chúa, về thánh ý Ngài. Tình yêu thúc đẩy ta thực hiện mọi việc theo thánh ý Chúa được biểu tỏ qua lề luật, qua lương tâm, qua Tin Mừng, qua Giáo huấn Hội Thánh dù phải chấp nhận thiệt thòi, khổ đau như Đức Kitô chấp nhận đến chết vì vâng phục Cha. Sự hy sinh càng lớn càng nói lên lòng mến Chúa vững vàng...

Tình yêu Thánh Thần sẽ nuôi dưỡng và hướng đời ta về vinh danh Chúa và về hạnh phúc của người anh em: Ta dám là “hạt lúa mì” chết đi từng ngày trong trách nhiệm, trong nỗ lực sống đạo hạnh, trong yêu thương phục vụ, biết đặt thiện ích chung trên tư riêng... để trở nên hữu ích, làm muối men cho đời.

Chúng ta không chờ đợi Nước Trời ở trên cao, không đợi chờ hạnh phúc và sự sống đời đời sau cái chết, mà đã bắt đầu cuộc sống vĩnh cửu, đã sống trong Nước Trời khi đón nhận Đức Kitô vào lòng ta và cùng Người tiến bước trên con đường Vượt qua, trong tình yêu Thập giá. Con đường quên mình để gặp lại mình, cho để nhận, chết để sống...

Nt. Maria Lương Thị Phương Trâm, Dòng Đaminh Đức Mẹ Mân Côi

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật II thường niên - năm C
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật II thường niên - năm C
Dấu lạ đầu tiên của Đức Giêsu đã đem lại niềm vui trọn vẹn cho đám cưới, tránh được sự xấu hổ vì hết rượu đãi khách. Khi các môn đệ nhận ra dấu lạ này, họ đã thấy vinh quang của vị Thầy Giêsu mà họ mới theo, và...
Tiệc cưới
Tiệc cưới
Tiệc cưới là việc xác nhận và mừng chúc một cặp hôn nhân. Tiệc cưới theo sau việc đính hôn và đi trước liên hệ tính dục. Đây là biến cố ghi dấu bằng lễ hội, ca hát và hoan hỷ.
Vững tin vào Chúa
Vững tin vào Chúa
Sau lễ Hiển Linh và lễ Chúa Giêsu chịu phép Rửa, hôm nay, phụng vụ lại giới thiệu một cuộc “thần hiện” thứ ba: đó là dấu lạ tại tiệc cưới Cana
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật II thường niên - năm C
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật II thường niên - năm C
Dấu lạ đầu tiên của Đức Giêsu đã đem lại niềm vui trọn vẹn cho đám cưới, tránh được sự xấu hổ vì hết rượu đãi khách. Khi các môn đệ nhận ra dấu lạ này, họ đã thấy vinh quang của vị Thầy Giêsu mà họ mới theo, và...
Tiệc cưới
Tiệc cưới
Tiệc cưới là việc xác nhận và mừng chúc một cặp hôn nhân. Tiệc cưới theo sau việc đính hôn và đi trước liên hệ tính dục. Đây là biến cố ghi dấu bằng lễ hội, ca hát và hoan hỷ.
Vững tin vào Chúa
Vững tin vào Chúa
Sau lễ Hiển Linh và lễ Chúa Giêsu chịu phép Rửa, hôm nay, phụng vụ lại giới thiệu một cuộc “thần hiện” thứ ba: đó là dấu lạ tại tiệc cưới Cana
Chúa Giêsu Kitô và những lời  tiên báo về người
Chúa Giêsu Kitô và những lời tiên báo về người
Cựu Ước đã cho thấy trước về con người và sứ vụ của Chúa Giêsu Kitô, các tác giả Tân Ước thường ghi nhận Đức Kitô hoàn thành lời tiên báo trong Cựu Ước. Điều đó cho thấy Thiên Chúa trung thành với lời hứa cứu độ và xác quyết...
Chứng từ
Chứng từ
Chứng từ là lời và cuộc sống của Kitô hữu có giá trị như bằng cớ về chân lý đức tin: “… sứ điệp cứu độ phải được chứng thực bằng chứng từ của đời sống các Kitô hữu” (GLHTCG 2044).
Cuộc lữ hành trong hy vọng của Người Con Thiên Chúa
Cuộc lữ hành trong hy vọng của Người Con Thiên Chúa
Cử hành lễ Chúa Giêsu chịu phép rửa sám hối của Gioan, chúng ta cùng chiêm ngắm Chúa Giêsu xuất hiện trong lịch sử nhân loại, được mô tả là Đấng Kitô, đấng được xức dầu trong tương quan Ba Ngôi Thiên Chúa.
Gia đình
Gia đình
Gia đình là một nhóm người có liên hệ với nhau do hôn nhân hay máu mủ, cách chung có cha, mẹ và con cái. Vợ chồng làm nên gia đình căn bản. Ông bà, con cháu, họ hàng là gia đình mở rộng.
Niềm vui Chúa Giêsu Kitô mang đến
Niềm vui Chúa Giêsu Kitô mang đến
Chúa Giêsu Kitô mang lại niềm vui cho dân Người. Họ mừng vui vì Chúa là Đấng Cứu Tinh đã đến cùng với muôn ân phúc Người đem đến cho họ. Các đạo sĩ từ phương đông được ngôi sao dẫn đường đến tận nơi Hài Nhi ở, “… họ...
Đi tìm...
Đi tìm...
“Lễ Chúa Hiển Linh” theo cách gọi của lịch phụng vụ ngày  nay, được người Công giáo Việt Nam ngày xưa gọi là “Lễ Ba Vua”.