Những cảm nhận về khóa thường huấn

1.

Cuối tháng 5 và đầu tháng 6 vừa qua, tòa Giám mục Long Xuyên đã tổ chức khóa thường huấn cho các linh mục giáo phận.

Tôi tham gia bằng cầu nguyện và học hỏi từ xa. Hình như những điều tôi học hỏi là rất riêng tư. Dầu vậy, vì ích chung, tôi cũng xin chia sẻ ở đây vài điều.

2.

Điều thứ nhất là nhiều cơn cám dỗ trong mục vụ đã được các linh mục nhận ra, để xa tránh và đẩy lùi.

3.

Thí dụ: Chủ trương mình phải cứng, phải đúng luật ghi trong truyền thống.

Theo chủ trương đó, những người Công giáo nào, lỗi bất cứ luật nào trong đạo, đều sẽ phải chịu đối xử một cách khắt khe. Chủ trương như vậy có người coi là đạo đức.

Nhưng thực sự, đó là một cám dỗ nguy hại rất sai lầm. Chúa Giêsu đã nhiều lần cảnh cáo. Chúa dạy, đạo đức thực theo Phúc Âm là không khóa chặt mình vào luật theo chữ, theo lý thuyết trừu tượng, mà phải mở lòng mình ra theo lòng Chúa xót thương, Đấng nhìn thấu thực tế của từng người, để có những bất ngờ vì mục đích cứu họ.

Đạo đức thực không phải là coi những gì mình đã học về mục vụ là đã đủ, mà phải học thêm nhất là về những gì Chúa đang thực hiện trong các linh hồn để cứu độ họ trong thực tế lịch sử phức tạp hiện nay.

Do vậy, chủ trương phải cứng đã được nhiều linh mục coi là một cơn cám dỗ, mình phải xa tránh và đẩy lùi.

4.

Rồi, một chủ trương khác có vẻđề cao lòng thương xót một cách quá dễ dãi, cũng đang bị coi là một cơn cám dỗ.

Theo chủ trương đó, bất cứ ai lỗi lầm, bất cứ về luật nào, đều được giải cứu bằng chỉ một phương cách đơn sơ, đó là chỉ làm phép lành cho họ. Coi việc đó là đạo đức.

Nhưng đạo đức thực là phải tìm ra những nguyên nhân gây nên vết thương, để có những băng bó với đúng thuốc và đúng cách. Chứ không lạnh lùng, vô cảm.

Cứu người bằng cách cho đi lòng thương xót một cách quá dễ dãi theo ảo tưởng, chính là một cơn cám dỗ làm ô danh lòng xót thương, bởi vì đó là lòng thương xót giả tạo.

Nhiều linh mục đã nhận ra cơn cám dỗ đó, và đã xa tránh đẩy lùi.

5.

Rồi, mộtchủ trương khác cho phép tránh né việc cứu người đau khổ bằng sự mình tỏ ra phải bận rộn nhiều với những công việc về Chúa.

Theo chủ trương đó, nhìn thấy người đau khổ đang đợi được cấp cứu, người môn đệ Chúa vẫn dám tránh né một cách cho là hợp lý, như thầy Lêvi và thầy tư tế, mà Phúc Âm đã kể (Lc 10,29-32).

Chủ trương tránh né trên đây là một cơn cám dỗ nguy hại, đó là điều được nhiều linh mục nhận ra để xa tránh và đẩy lùi.

6.

Rồi, một chủ trương khác cũng đã được coi là một cơn cám dỗ, đó làchủ trương tố cáo người tội lỗi.

Theo chủ trương này, những ai mình cho là tội lỗi, thì mình có quyền và có bổn phận phải tố cáo họ, để họ phải bị trừng trị, như thế mới là đạo đức.

Thế nhưng, Chúa Giêsu lại dạy khác. Phúc Âm cho thấy: Khi người phụ nữ ngoại tình bị các kinh sư và Pharisêu lôi cổ đem nộp cho Chúa Giêsu, đòi phải trừng trị cô, thì Chúa phán:“Ai trong các ông sạch tội, thì cứ lấy đá mà ném cô này trước đi”(Ga 8,10).

Câu đó thực sự làm nhức nhối mọi người trong Hội Thánh chúng ta. Các mục tử, cũng như tôi, và cũng như mọi thành phần khác nhau trong Hội Thánh, đều phải nhận mình là kẻ có tội. Thế thì hãy tự tố cáo mình trước đã, hãy tự ném đá mình đi.

Do vậy, chủ trương tố cáo người khác đã được nhiều linh mục nhận ra là một cơn cám dỗ rất nguy hại, cần phải xa tránh và đẩy lùi.

7.

Trên đây, tôi nói về những gì mà các linh mục của tôi đã nhận ra là những cơn cám dỗ cần xa tránh và đẩy lùi.

Nhận xét đó làm tôi rất vui. Đó cũng là bài học tốt cho tôi.

8.

Một nhận xét nữa cũng làm tôi vui và cũng là bài học tốt cho tôi. Đó là các linh mục thực tình tôn vinh thánh giá, coi thánh giá chính là vinh dự của mình.

Nhìn các linh mục, được gặp các linh mục, tôi nhận thấy vị nào cũng mang trong mình nhiều đau đớn. Đau đớn do bệnh tật, do lo âu, do áp lực, do cô đơn, do gánh nặng của trách nhiệm, có những đau đớn có tên và đau đớn không tên.

Cũng có trường hợp, linh mục bị cám dỗ tránh xa thánh giá, rời khỏi thánh giá.

Nhưng hầu hết các ngài vượt qua được những cám dỗ đó. Họ vẫn vác thánh giá. Họ vẫn bị treo trên thánh giá. Họ vẫn coi mình là được hạnh phúc, vì trung thành với thánh giá. Nhờ vậy, mà họ cộng tác với Chúa trong chương trình cứu các linh hồn.

9.

Những gì tôi cảm nhận trên đây từ sự gần gũi với các linh mục của tôi những ngày vừa qua, đang là một dịp tốt để tôi sống tinh thần cộng đoàn một cách hân hoan, yêu thương và hy vọng. Đúng là Chúa Thánh Thần đang ở giữa Hội Thánh của chúng ta.

10.

Chúa Thánh Thần khuyên dạy chúng ta hãy cầu nguyện và tỉnh thức, để biết đón nhận “Cha nhân từ cũng là Chúa mọi niềm an ủi, là Đấng an ủi chúng ta trong mọi nỗi gian truân, để chính chúng ta có thể an ủi những ai lâm cảnh gian truân, với niềm an ủi mà Thiên Chúa đã an ủi chúng ta” (2Cr 1).

Bởi lẽ tương lai sẽ đầy những gian truân, các linh mục rất cần có khả năng an ủi bao người sẽ bị chìm trong gian truân khốn khổ.

Riêng tôi là kẻ yếu đuối, tôi rất cần đến mọi tín hữu có ơn Chúa, biết an ủi tôi trong mọi hoàn cảnh khó khăn của tôi, để tôi được luôn thuộc về Chúa.

...Cũng có trường hợp, linh mục bị cám dỗ tránh xa thánh giá, rời khỏi thánh giá.Nhưng hầu hết các ngài vượt qua được những cám dỗ đó. Họ vẫn vác thánh giá. Họ vẫn bị treo trên thánh giá. Họ vẫn coi mình là được hạnh phúc, vì trung thành với thánh giá. Nhờ vậy, mà họ cộng tác với Chúa trong chương trình cứu các linh hồn...

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Lời của Thiên Chúa
Lời của Thiên Chúa
Tuy là Ngôi Lời, Ðức Kitô tại hang đá Bêlem đã không nói lời nào. Ðúng hơn, Người đã nói, nhưng không phải bằng lời, mà bằng chính bản thân mình.
Ðức tin cần có việc làm kèm theo
Ðức tin cần có việc làm kèm theo
Một vấn đề có liên hệ nhiều đến cách sống đạo hôm nay. Ðó là vấn đề Ðức tin cần có việc làm kèm theo.
Sống đạo với những bất ngờ
Sống đạo với những bất ngờ
Lời Chúa nhắc nhở là phải luôn sẵn sàng. Để làm được điều này, các đấng đạo đức khuyên các tín hữu hãy xác tín sâu sắc rằng chính Đức Giêsu Kitô là trung tâm của đức tin.
Lời của Thiên Chúa
Lời của Thiên Chúa
Tuy là Ngôi Lời, Ðức Kitô tại hang đá Bêlem đã không nói lời nào. Ðúng hơn, Người đã nói, nhưng không phải bằng lời, mà bằng chính bản thân mình.
Ðức tin cần có việc làm kèm theo
Ðức tin cần có việc làm kèm theo
Một vấn đề có liên hệ nhiều đến cách sống đạo hôm nay. Ðó là vấn đề Ðức tin cần có việc làm kèm theo.
Sống đạo với những bất ngờ
Sống đạo với những bất ngờ
Lời Chúa nhắc nhở là phải luôn sẵn sàng. Để làm được điều này, các đấng đạo đức khuyên các tín hữu hãy xác tín sâu sắc rằng chính Đức Giêsu Kitô là trung tâm của đức tin.
Lời của Thiên Chúa
Lời của Thiên Chúa
Tuy là Ngôi Lời, Ðức Kitô tại hang đá Bêlem đã không nói lời nào. Ðúng hơn, Người đã nói, nhưng không phải bằng lời, mà bằng chính bản thân mình.
Chuẩn bị tâm hồn để mừng lễ Chúa giáng sinh
Chuẩn bị tâm hồn để mừng lễ Chúa giáng sinh
Sắp đến ngày kỷ niệm việc Thiên Chúa giáng sinh. Nhiều nơi đã bắt đầu chuẩn bị mừng lễ. Việc chuẩn bị tâm hồn mới là điều quan trọng, vì là nơi Chúa muốn đến viếng thăm và ở lại. Những việc đơn sơ, chân thành sẽ giúp mỗi người...
Sống Mùa Vọng  với Ðức Mẹ Maria
Sống Mùa Vọng với Ðức Mẹ Maria
Mùa Vọng phải được coi là thời gian rất quan trọng. Ðây là mùa tạ ơn. Ðây là lúc chuẩn bị đón Chúa. Chúa đến cứu độ. Chúa đem lại cho chúng ta sự sống dồi dào tốt đẹp, mà thâm tâm ta hằng khao khát mong chờ.
Kiêu căng tôn giáo và khiêm nhường Phúc Âm
Kiêu căng tôn giáo và khiêm nhường Phúc Âm
Phát xuất từ những khẳng định dữ dội đó, một số người đã đi xa hơn. Họ khinh khi, hạ giá những ai không cùng tôn giáo với mình, hoặc không cùng quan điểm tôn giáo như mình.
Một thoáng kiểm tra vẻ đẹp “khiêm nhường”
Một thoáng kiểm tra vẻ đẹp “khiêm nhường”
Có tài đức mà vẫn khiêm nhường. Có địa vị mà vẫn khiêm nhường. Có trí thức mà vẫn khiêm nhường. Ðược khen hay bị chê, họ vẫn bình tĩnh khiêm nhường.
Cảm nghiệm về Chúa
Cảm nghiệm về Chúa
Những tôn giáo quá nghiêng về lý trí đang đổ vỡ thê thảm, đang khi những tín ngưỡng đưa con người đến những cảm nghiệm thiêng liêng lại trở nên hấp dẫn lạ lùng. Ðó là nhận định của một số nhà quan sát tôn giáo và xã hội.