Những phần nên hát trong mọi thánh lễ (P3)

III. Tung hô tưởng niệm

Sau khi vị tư tế mời gọi “Đây là mầu nhiệm đức tin” thì dân chúng đáp lại bằng cách tung hô. Nghi lễ La-tinh đưa ra 3 công thức tung hô sau:

1]Lạy Chúa, chúng con loan truyền Chúa chịu chết, và tuyên xưng Chúa sống lại, cho tới khi Chúa đến(x. 1Cr 11,26; Cv 2,32; 1Pr 1,19; Kh 5,9).

2]Lạy Chúa, mỗi lần ăn bánh và uống chén này chúng con loan truyền Chúa chịu chết, cho tới khi Chúa đến(x. 1Cr 11,26).

3]Lạy Chúa Cứu Thế, Chúa đã dùng Thánh giá và sự phục sinh của Chúa để giải thoát chúng con, xin cứu độ chúng con(x. Ga 4,42; 8,32; 2Tm 4,18; Dt 9,28; Kn 5,9; 14,7; 1Cr 1,18; Gl 5,1; 6,14; Cl 1,20; Rm 4,25).

Chúng ta nên hát Tung hô tưởng niệm trong mọi Thánh lễ, bởi vì:

*Thứ nhất, việc tuyên xưng “Chúa chịu chết, và tuyên xưng Chúa sống lại” chính là công bố Tin Mừng. Đây là sứ vụ thường xuyên của Hội Thánh. Một trong những cách thế để Hội Thánh thi hành sứ vụ này là cử hành Thánh Thể. Nơi đây, các tín hữu gặp gỡ được Tin Mừng. Nhưng cuộc gặp gỡ này không kết thúc khi Thánh lễ chấm dứt mà còn tiếp tục sau thánh lễ khi các tín hữu được sai đi để tham dự vào sứ vụ của Hội Thánh.

*Thứ hai, đây là một trong những lời tung hô quan trọng của thánh lễ và bên Đông phương, từ lâu người ta đã có thói quen hát Amen sau mỗi câu truyền phép. Lời dân chúng tung hô sau truyền phép là một sự đổi mới của phụng vụ Roma. Thực sự, việc tung hô này mới được đem vào phụng vụ La-tinh gần đây và được đặt ở phần giữa của Kinh Tạ Ơn, biểu lộ cách tốt đẹp việc tham dự tích cực của giáo dân vào việc cử hành mầu nhiệm Vượt qua: cuộc khổ nạn, cái chết, phục sinh của Chúa Giêsu - và cũng là một cách biểu lộ chức tư tế họ đã lãnh nhận trong Bí tích Rửa tội.

*Thứ ba, cũng như chúng ta hát Halleluia để tung hô và chào đón Chúa Kitô sẽ đến để nói với chúng ta Lời của Người thì qua việc hát Tung hô tưởng niệm, chúng ta cũng chào đón Chúa hiện diện cách bí tích nơi bánh và rượu đã trở thành Mình Máu Chúa Kitô(24). Việc hát Tung hô tưởng niệm sẽ bày tỏ một cách mạnh mẽ hơn là đọc về sự thán phục và cung kính thẳm sâu của vị tư tế trước mầu nhiệm đang diễn ra và niềm tin của các tín hữu chân nhận rằng: 1] Bánh-rượu đã trở nên Mình-Máu Chúa Giêsu, Ngài đang hiện diện trong Thánh Thể mà chúng ta không thể kiểm chứng bằng giác quan nhưng dựa vào sức mạnh và uy quyền của Lời Chúa cũng như dựa vào niềm tin sống động của Giáo hội đã được truyền thống bảo tồn như một kho báu (1 Tm 3,9). Trong thông điệp Mysterium Fidei được công bố ngày 3 tháng 9 năm 1965, Đức Phaolô khẳng định rõ:“Thánh Thể là mầu nhiệm đức tin cao cả” (số 15)(25). Chính ở đây và lúc này, nhờ quyền năng cao cả của Thiên Chúa mà cái chết và sự phục sinh của Đức Kitô - một biến cố của lịch sử - trở thành thực tại cho chúng ta trên bàn thờ; 2] Trong Bí tích Thánh Thể, toàn thể mầu nhiệm đức tin được thực hiện, được nhắc lại đầy đủ, được trao ban cho tín hữu hiệp thông. Đó là tất cả chương trình cứu độ, tất cả kế hoạch của Chúa thể hiện nơi tình thương cứu độ của Chúa Giêsu đang hiện diện trước mặt chúng ta, và mời gọi chúng ta tham dự vào(26).

IV. Amen long trọng

Tiếng Amen long trọng được nhìn ra như một yếu tố song song với kinh Tin kính vì sau khi lắng nghe Lời Chúa mặc khải cho chúng biết về giáo huấn, về kế hoạch cứu độ của Thiên Chúa cũng như những kỳ công Thiên Chúa đã ra tay thực hiện cho dân Ngài, chúng ta liền tuyên xưng đức tin bằng kinh Tin kính nhằm thể hiện sự đồng thuận và mở lòng ra đón nhận tất cả những quà tặng ấy được Chúa Cha trao ban qua Đấng trung gian là Đức Kitô. Tiếng Amen long trọng cũng vậy. Đây đúng là tiếng đồng thuận của dân chúng, không phải nhằm đáp lại Vinh tụng ca trước đó [như nhiều người lầm tưởng] bởi vì Vinh tụng ca “Chính nhờ Người...” chỉ là những lời cuối cùng nằm trong một lời nguyện dài hay lời nguyện long trọng(great prayer),tức là Kinh nguyện Thánh Thể. Tiếng Amen long trọng là lời đáp bày tỏ sự tán đồng trước toàn bộ Kinh nguyện Thánh Thể mà vị chủ tế nhân danh họ mà thưa lên Thiên Chúa, là tuyên xưng đức tin về tất cả những gì chúng ta đã cầu nguyện và về tất cả những gì Thiên Chúa đã làm cũng như sẽ làm cho chúng ta như được diễn tả trong Kinh nguyện Thánh Thể. Mặt khác, trong tiếng Amen, tất cả những người tham dự thánh lễ cùng hòa nhập với tất cả những vị anh hùng trong lịch sử cứu độ: các thầy Lêvi, ông Etra, thánh Phaolô; cũng như với tất cả các thiên thần và các thánh trên trời, mà tôn vinh Thiên Chúa trong bài ca chúc tụng muôn đời(27).

Tóm lại, Vinh tụng ca “Chính nhờ Người...” tóm kết toàn bộ ý nghĩa của Kinh nguyện Thánh Thể mà có mục đích là tôn vinh, chúc tụng, ngợi khen và tán dương vinh quang Chúa Cha, qua Chúa Kitô và trong Chúa Thánh Thần với lời tung hô vui mừng của mọi người vì vô số những ân huệ Ngài thương ban: những hồng ân của hôm qua, của hôm nay và ngay cả của ngày mai. Tung hô Amen long trọng của dân chúng đáp lại sau Vinh tụng ca này là một từ quan trọng nhất trong toàn bộ phụng vụ thánh lễ và gây ấn tượng mạnh mẽ nhất trong tất cả những lời tung hô. Lời Amen là sự xác nhận của Dân Chúa đối với toàn bộ Kinh Tạ Ơn(28).

Như đã được dẫn giải ở phần trên, quả thật Amen sau Vinh tụng ca kết thúc Kinh nguyện Thánh Thể thật xứng được gọi là “Amen long trọng”(great Amen).Một mặt, Amen long trọng có tầm mức quan trọng hơn tất cả những lời Amen đáp lại khác trong Thánh lễ như tung hô Amen sau các lời nguyện (nhập lễ; tiến lễ; hiệp lễ) vừa được cất lên trước đó làm cho lời nguyện này thành của mình (QCSL 54; 89; 127; 146; 165; 259), hoặc Amen đáp lại các lời chúc phúc của chủ tế (QCSL 154; 167), hoặc Amen của những người lên rước lễ đáp lại câu “Mình (Máu) Thánh Chúa Kitô” của thừa tác viên cho rước lễ (QCSL 161; 286). Mặc dầu Quy chế Tổng quát Sách Lễ Rôma không bắt buộc phải hát Amen này. Nhưng hết sức bao nhiêu có thể, nên thực hành theo tài liệuHướng dẫn Mục vụ Thánh nhạc(MVTN) của Ủy ban Thánh nhạc, trực thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam tại số 103a :

Những câu tung hô này (Tung hô Tin Mừng; Các lời tung hô trong Kinh nguyện Thánh Thể: Thánh, Thánh, Thánh; Tung hô tưởng niệm; Amen long trọng) thật thích hợp khi được hát lên trong bất cứ thánh lễ nào, cả trong lễ ngày thường hoặc thánh lễ cho những cộng đoàn nhỏ hơn. Thật lý tưởng khi cộng đoàn thuộc lòng những câu tung hô này và sẵn sàng hát ngay cả khi không có nhạc cụ kèm theo.

Theo Fernando Erasto, sss, phải cẩn thận để không hạ thấp lời thưa “Amen long trọng” kết thúc Vinh tụng ca. Đây là lời đáp tối hảo của mọi người. Quả thật, Amen long trọng ở đây được biểu lộ ra bên ngoài bằng cách sắp xếp nằm trong cấp độ ưu tiên thứ I phải hát trong Thánh lễ như vừa nói trên [Tung hô Tin Mừng; Các lời tung hô trong Kinh nguyện Thánh Thể: Thánh, Thánh, Thánh; Tung hô tưởng niệm; Amen long trọng (MVTN 103a), nghĩa là, trong mọi Thánh lễ, nên luôn luôn hát Amen long trọng. Trong Thánh lễ, nên làm cho phần tung hô này thật nổi bật và tưng bừng với tiếng hát mạnh mẽ của toàn thể cộng đồng Dân Chúa, với âm thanh hòa vào của toàn bộ các loại nhạc cụ có thể được, với việc kéo dài hay nhắc lại tiếng Amen nhiều lần...Ngay từ thời xa xưa nhất, lời thưa Amen vẫn được dành cho tầm quan trọng lớn lao. Thật vậy, lời này đã từng được gọi là “Amen long trọng”, được hát lên một cách rất trang trọng và hùng vĩ như muốn thưa lên với Chúa Giêsu rằng:“Vâng, đúng như vậy, Ngài quả là Đấng cứu chuộc chúng con”.

Nhiều người cứ nghĩ rằng nếu chủ tế không hát “Chính nhờ Người...” thì không thể hát Amen long trọng. Đây là một suy nghĩ sai lầm. Vì như trên đã nói, Amen long lọng không phải đáp lại câu “Chính nhờ Người...” mà là đáp lại toàn bộ Kinh nguyện Thánh Thể. Hơn nữa, không bắt buộc chủ tế phải hát “Chính nhờ Người...” trong mọi Thánh lễ mà Vinh tụng ca này có thể được đọc trong mọi Thánh lễ. Do vậy, dù chủ tế hát hay không hát “Chính nhờ Người...” thì cộng đoàn phụng vụ vẫn cứ hát Amen. Dĩ nhiên, trong những dịp long trọng, chủ tế nên hát cả Vinh tụng ca “Chính nhờ Người...” trước tiếng Amen vì sẽ làm cho cộng đoàn dễ dàng đáp tiếng Amen bằng ca hát hơn. Còn hàng ngày, trong bất cứ cứ Thánh lễ nào, hay khi không biết cung nhạc Vinh tụng ca “Chính nhờ Người...” của cộng đoàn phụng vụ ở đó, chủ tế có thể đọc Vinh tụng ca “Chính nhờ Người...” nhưng cộng đoàn phụng vụ vẫn luôn luôn hát Amen long trọng.

(còn tiếp)

Lm. Giuse Phạm Đình Ái, SSS

______________________________________

24Xc. Kathleen Harmon, The Ministry of Music (Minnesota: The Liturgy Press, 2004), 15-16.

25Vinh sơn Nguyễn Thế Thủ, Phụng vụ Thánh Thể (ĐCV thánh Giuse. SG, 2000), 128-129.

26A.M. Roguet, Table Ouverte - La Messe d’ aujourd’ hui, bản dịch Việt ngữ Tìm hiểu Thánh lễ (Knhxb, 1988), số 35, 67.

27Edward Sri, A Biblical Walk through the Mass (Pennsylvania: Ascension Press, 2011), 121.

28Xc. Kenneth Smits, “A Congregational Order of Worchip” trong Kevin Seasoltz, Living Bread, Saving Cup (Collegeville, Minnesota: The Liturgical Press: 1987), 298.

tin liên quan

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Tổng giáo phận Huế mở cuộc thi viết thơ về Đức Mẹ La Vang
Tổng giáo phận Huế mở cuộc thi viết thơ về Đức Mẹ La Vang
Tháng 3.2025, TGP Huế khai mạc cuộc thi sáng tác thơ với chủ đề: “Dưới bóng đa xưa - Mẹ ngàn hoa”.
Giáo phận Hưng Hóa có tân giám mục phụ tá
Giáo phận Hưng Hóa có tân giám mục phụ tá
Theo thông tin từ Văn phòng Hội đồng Giám mục Việt Nam cho biết, ngày 15.3.2025, Đức Thánh Cha Phanxicô đã bổ nhiệm cha Phaolô Nguyễn Quang Đĩnh, hiện là Tổng Đại diện giáo phận Hưng Hóa làm giám mục phụ tá giáo phận này.
Tản mạn trên những con đường cha đã đi qua...
Tản mạn trên những con đường cha đã đi qua...
Giỗ lần thứ 79 của đấng tôi tớ Chúa là cha Phanxicô Xavie Trương Bửu Diệp vừa diễn ra ngày 12.2.2025. Vẫn như thường lệ, bà con giáo dân quy tụ về đây từ đêm hôm trước, và Trung tâm hành hương Tắc Sậy cũng có những hoạt động và...
Tổng giáo phận Huế mở cuộc thi viết thơ về Đức Mẹ La Vang
Tổng giáo phận Huế mở cuộc thi viết thơ về Đức Mẹ La Vang
Tháng 3.2025, TGP Huế khai mạc cuộc thi sáng tác thơ với chủ đề: “Dưới bóng đa xưa - Mẹ ngàn hoa”.
Giáo phận Hưng Hóa có tân giám mục phụ tá
Giáo phận Hưng Hóa có tân giám mục phụ tá
Theo thông tin từ Văn phòng Hội đồng Giám mục Việt Nam cho biết, ngày 15.3.2025, Đức Thánh Cha Phanxicô đã bổ nhiệm cha Phaolô Nguyễn Quang Đĩnh, hiện là Tổng Đại diện giáo phận Hưng Hóa làm giám mục phụ tá giáo phận này.
Tản mạn trên những con đường cha đã đi qua...
Tản mạn trên những con đường cha đã đi qua...
Giỗ lần thứ 79 của đấng tôi tớ Chúa là cha Phanxicô Xavie Trương Bửu Diệp vừa diễn ra ngày 12.2.2025. Vẫn như thường lệ, bà con giáo dân quy tụ về đây từ đêm hôm trước, và Trung tâm hành hương Tắc Sậy cũng có những hoạt động và...
Ðức Phanxicô vị giáo hoàng thấu hiểu và yêu thương
Ðức Phanxicô vị giáo hoàng thấu hiểu và yêu thương
Chiều ngày 11.3.2025 tại nhà thờ Chánh tòa Hà Nội đã diễn ra thánh lễ tạ ơn và cầu nguyện cho Ðức Thánh Cha Phanxicô nhân dịp kỷ niệm 12 năm giáo hoàng của ngài (13.3.2013).
Tiếp nối...
Tiếp nối...
Mấy tuần qua, tín hữu trên khắp thế giới nhất loạt hướng về bệnh viện Gemelli (Rome) trong từng tin tức cập nhật tình hình sức khỏe của Đức Thánh Cha Phanxicô.
Một cách tiếp cận mới trong việc loan báo Tin Mừng
Một cách tiếp cận mới trong việc loan báo Tin Mừng
Alpha là một chương trình giúp người tham dự khám phá đức tin, kéo dài từ 10 đến 12 tuần, mỗi tuần một buổi
Giáo họ Nhuệ Giang thăng tiến đời sống đức tin
Giáo họ Nhuệ Giang thăng tiến đời sống đức tin
Đức cha Vinh Sơn Nguyễn Văn Bản, giám mục giáo phận Hải Phòng đã đến thăm mục vụ giáo họ Nhuệ Giang ngày 9.3.2025.
Nhóm Lòng Chúa Thương Xót vùng Kon Tum hành hương Năm Thánh
Nhóm Lòng Chúa Thương Xót vùng Kon Tum hành hương Năm Thánh
Các thành viên của nhóm Lòng Chúa Thương Xót vùng Kon Tum đã tổ chức hành hương về nhà thờ Chánh tòa Kon Tum vào ngày 7.3.2025
Những thách thức của gia đình
Những thách thức của gia đình
Ban Mục vụ Hôn nhân và gia đình giáo phận Bắc Ninh đã tổ chức buổi họp mặt thường niên tại Trung tâm Mục vụ giáo phận nhằm chia sẻ, lắng nghe những thao thức và định hướng hoạt động trong thời gian tới.