Những Tiểu Muội âm thầm

Tôn chỉ dòng Tiểu Muội Chúa Giêsu trong đời sống ơn gọi là hiện diện liên đới với những người nghèo, thể hiện qua các cử chỉ nhỏ bé... Đó chính là việc bắt chước gia đình Thánh Gia ở Nazarét khi xưa.

Ðời tu bình dị

Nằm phía sau nhà thờ Thị Nghè, trong con hẻm nhỏ, nơi ở của các Tiểu Muội tại Sài Gòn - cơ sở chính của dòng tại Việt Nam - là căn nhà nhỏ vừa phải, cùng khuôn viên được bài trí ấm cúng, dễ thương. Do Trung tâm đời sống của chị em là Chúa Giêsu nên tại đây thiết kế phòng cầu nguyện nằm ở giữa, bao quanh là không gian sinh hoạt. Trong ngày, dù bận rộn đến mấy, mọi người đều dành thời gian túc trực bên Thánh Thể trong thinh lặng, dâng lên Chúa lời cầu nguyện và phó thác buồn vui, tâm sự của những người bạn đồng nghiệp gởi gắm.

Sống và làm việc cùng anh em dân tộc là một trong nhiều cách đồng hành của các Tiểu Muội (ảnh: nhà dong cung cấp)

Như Chúa Giêsu, “con bác thợ mộc làng Nazarét”, chị em được mời gọi sống đời lao động để kiếm sống và chăm lo cho cộng đoàn. Các Tiểu Muội chung sống cùng nhau và dấn thân vào công việc đồng áng nơi làng quê nghèo, trở thành nữ công nhân ở các xí nghiệp hay nhân viên tạp vụ ở bệnh viện, để từ đó cảm nhận rõ hơn khó khăn của người lao động... Trong bất kỳ môi trường hiện diện nào, các chị đều không tự giới thiệu về thân phận của mình nên bạn đồng nghiệp dễ chia sẻ về cuộc sống, gia đình và những lo toan. Ðể rồi sau một thời gian dài, khi họ đã biết đời tu của các Tiểu Muội thì việc bày tỏ nỗi lòng lại càng thêm phần thuận lợi. Với hàng xóm chung quanh, cánh cổng nhà dòng luôn rộng mở để lắng nghe mọi tâm sự, thậm chí có lúc chỉ là chia sẻ cho nhau chút nước mắm, ít dầu ăn. Cho yêu thương nhận lại chính yêu thương, tình xóm giềng ngày thêm bền chặt, còn các chị nhờ đó cảm nghiệm rõ hơn về đời dâng hiến.

Ðức Thánh Cha Phanxicô, trong buổi tiếp kiến 53 thành viên Tổng tu nghị thứ 11 của dòng diễn ra sáng ngày 2.10.2017 vừa qua cũng đã ca ngợi các Tiểu Muội Chúa Giêsu. Ngài nói : “Hiện nay, hơn một ngàn Tiểu Muội, rải rác trên thế giới, sống trong những hoàn cảnh khó khăn, với người bé nhỏ và nghèo nhất. Các chị ở đó chủ yếu không phải để chữa trị, giáo dục, dạy giáo lý, dù các chị làm những điều đó rất tốt, nhưng các chị ở đó để yêu mến, để gần gũi như Chúa Giêsu đã làm, để loan báo Tin Mừng bằng cuộc sống đơn sơ, lao động, hiện diện, thân hữu, đón tiếp vô điều kiện”. Còn Ðức cha Antôn Vũ Huy Chương - Giám mục Ðà Lạt - trong thánh lễ kỷ niệm 77 năm thành lập dòng và Ngân khánh khấn dòng của hai nữ tu ngày 8.9.2016, đã nhấn mạnh: “Dòng sống thân mật với Chúa Giêsu giữa lòng thế gian, khiêm tốn ẩn mình để Chúa lớn lên, khám phá Thiên Chúa qua việc sống giữa những người nghèo như men trong bột”.

Các Tiểu Muội và các Tiểu Đệ trong ngày hịp gia đình thiêng liêng Charles de Foucauld Việt Nam (ảnh: Đình Quý)

Sống ơn gọi bằng cách hòa vào dòng đời nên khi ngồi lại, mỗi người có “cả tá” câu chuyện để nhớ. Chúng tôi ấn tượng khi nghe Tiểu Muội Emmanuel kể lại trong một lần đến sống ở nhà ngoài Hà Nội, chị đã xin vào làm việc trong một quán phở. Ông bà chủ quán nhắc lại ngày xưa, cũng có một Tiểu Muội làm việc ở đây, nhờ lời cầu nguyện, những sẻ chia của chị ấy mà gia đình họ sắp “gãy gánh” đã biết tha thứ và quay trở lại với nhau… Cứ thế, qua cách sống của từng thành viên, người ngoài Công giáo dần dà nhận ra sự hiện diện của một Ðấng Toàn Năng.

Ðiểm tô vườn hoa ơn gọi

Có thể gói gọn đời tu của các Tiểu Muội trong hai từ đơn sơ. Ðơn sơ từ nơi sống, trong cách làm chứng và cả trong tu phục. Tu phục dòng trên thế giới không đồng nhất mà tùy vào mỗi quốc gia hiện diện để thích nghi, vậy nên ở Việt Nam là bộ áo dài truyền thống giản đơn màu xanh. Các chị giải thích rằng, đây là màu áo của Ðức Mẹ chúng ta thường thấy, nhưng đồng thời cũng là màu áo mà người công nhân, lao động hay mặc. Phát xuất từ lối sống khó nghèo nên dù cuộc sống khá vất vả, dòng vẫn thu hút con số không nhỏ ơn gọi, bởi ở đó họ gặp Chúa trong lý tưởng bản thân hằng tìm kiếm.

Dẫn chúng tôi tham quan một vòng cơ sở, chị Têrêsa Ðỗ Thị Mi nói về con đường của mình trước khi quyết định dấn bước làm một Tiểu Muội, từ một lần tham dự ngày cầu nguyện cho ơn thiên triệu, nghe các dòng trình bày về ơn gọi, bản thân bị cuốn hút bởi cái tên Tiểu Muội, do lúc nhỏ đã từng nghe cha xứ nhắc đến dòng thành lập ở sa mạc và nhớ mãi. “Lần đầu đặt chân đến đây, tôi cũng có chút đắn đo vì khác hẳn với những dòng tu mà mình từng biết, nhưng rồi chính sự khó nghèo thanh thoát đã cuốn hút tôi”. Chị Kim Lệ, đang sống ở nhà Long Thành thì có nghề châm cứu bấm huyệt nên thường đi lại giữa các nhà để giúp đỡ chị em, bà con lối xóm khi ốm đau, đã chọn cánh cửa dòng Tiểu Muội vì muốn chia sẻ cuộc sống với người lao động bình dân. Các chị cho hay, sau hơn 3, 4 thập niên gia nhập dòng đã giúp bản thân cảm nhận rõ hai chiều kích với Chúa, với tha nhân trong đời Tiểu Muội, qua đó nhận ra khuôn mặt của Chúa Giêsu giấu ẩn nơi những người lao động mà mình tiếp xúc hằng ngày.

Chúng tôi may mắn được trò chuyện cùng Tiểu Muội Têrêsa Trần Thị Châu, 80 tuổi, một trong hai thành viên lớn tuổi nhất hiện tại. Sơ Têrêsa trước đây là một người không Công giáo, nhưng yêu mến Ðức Mẹ nên ngày còn đi học trường Nguyễn Bá Tòng đã tìm đến nhà thờ cầu khấn theo đức tin của mình. “Trong một lần ghé nhà thờ Con Gà ở Ðà Lạt, tôi bắt gặp một chị Tiểu Muội đi quét dọn nhà thờ. Hình ảnh đó cứ in sâu và đọng lại mãi trong tôi vì chị là một người nước ngoài. Ấn tượng hơn, chiếc áo chị mặc tựa như áo các sư cô mà trước đó mình từng thấy. Sự tò mò ban đầu khiến tôi muốn tìm hiểu rõ hơn về cuộc sống của những người đi tu bên đạo. Ngày vô dòng với tôi cái gì cũng mới mẻ, thậm chí đọc thời khóa biểu dán trên tường cũng xa lạ. Nhưng dần dà tôi nhận ra, đi tu đơn giản là cho đi tình thương và nhận lại chính điều đó, nên càng mến đạo nhiều hơn”, sơ tâm sự. Tôi thắc mắc sau hơn 50 năm sống cùng chị em, điều ấn tượng nhất đọng lại trong sơ là gì thì Tiểu Muội Têrêsa đáp gọn : “Ở đây như một gia đình”.

Qua cách làm chứng của mình, các Tiểu Muội đã khắc họa nên đời sống Gia đình Nazarét xưa giữa xã hội hiện đại hôm nay.


Dòng Tiểu Muội Chúa Giêsu được nữ tu Magdeleine Hutin thành lập ngày 8.9.1939 tại Touggourt (Algeria), trong sa mạc Sahara, giữa những người du mục và cư dân bản địa. Năm 1964, trở thành dòng thuộc quyền giáo hoàng.

Dòng Tiểu Muội hiện diện ở Việt Nam từ năm 1953. Hiện nay, miền Việt Nam có gần 50 thành viên. Rải rác trên khắp năm châu có 1.180 chị em thuộc 68 quốc tịch, sống trong hơn 200 nhà nhỏ, xen lẫn giữa dân chúng, phần lớn trong các khu dân cư bình dân.

ÐÌNH QUÝ
Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Truyền thông cho thiếu nhi về nạn buôn người
Truyền thông cho thiếu nhi về nạn buôn người
Ngày 1.12.2024, Caritas giáo phận Lạng Sơn - Cao Bằng đã tổ chức buổi truyền thông cho các em thiếu nhi giáo xứ Nà Cáp về nạn buôn người.
Ủy ban Thánh nhạc mời gọi sáng tác ca khúc về Năm Thánh 2025
Ủy ban Thánh nhạc mời gọi sáng tác ca khúc về Năm Thánh 2025
Thời gian nhận các sáng tác mới xoay quanh chủ đề Năm Thánh 2025 là ngày 20.12.2024, cha nhạc sĩ Rôcô Nguyễn Duy, Thư ký Ủy ban Thánh nhạc HĐGMVN cho biết.
Danh sách các địa điểm hành hương được hưởng ơn toàn xá trong Năm Thánh 2025
Danh sách các địa điểm hành hương được hưởng ơn toàn xá trong Năm Thánh 2025
Dưới đây là danh sách các địa điểm hành hương được hưởng ơn toàn xá trong Năm Thánh 2025 tại các giáo phận, đã được Đấng bản quyền địa phương cho phép.
Truyền thông cho thiếu nhi về nạn buôn người
Truyền thông cho thiếu nhi về nạn buôn người
Ngày 1.12.2024, Caritas giáo phận Lạng Sơn - Cao Bằng đã tổ chức buổi truyền thông cho các em thiếu nhi giáo xứ Nà Cáp về nạn buôn người.
Ủy ban Thánh nhạc mời gọi sáng tác ca khúc về Năm Thánh 2025
Ủy ban Thánh nhạc mời gọi sáng tác ca khúc về Năm Thánh 2025
Thời gian nhận các sáng tác mới xoay quanh chủ đề Năm Thánh 2025 là ngày 20.12.2024, cha nhạc sĩ Rôcô Nguyễn Duy, Thư ký Ủy ban Thánh nhạc HĐGMVN cho biết.
Danh sách các địa điểm hành hương được hưởng ơn toàn xá trong Năm Thánh 2025
Danh sách các địa điểm hành hương được hưởng ơn toàn xá trong Năm Thánh 2025
Dưới đây là danh sách các địa điểm hành hương được hưởng ơn toàn xá trong Năm Thánh 2025 tại các giáo phận, đã được Đấng bản quyền địa phương cho phép.
Thánh lễ truyền chức Giám mục cho Đức cha Giuse Vũ Công Viện
Thánh lễ truyền chức Giám mục cho Đức cha Giuse Vũ Công Viện
Tại nhà thờ Chánh tòa Hà Nội, sáng ngày 28.11.2024, Đức Tổng Giám mục Giuse Vũ Văn Thiên đã dâng thánh lễ truyền chức Giám mục cho Đức cha Giuse Vũ Công Viện.
Hướng về ngày Chúa đến
Hướng về ngày Chúa đến
 Mùa Vọng lại về. Tại nhiều nhà thờ trong thành phố, giáo dân đã tham gia dựng hang đá ngay từ những ngày cuối tháng 11. Nhiều chương trình mục vụ Mùa Vọng như tĩnh tâm cho các giới, các chiến dịch bác ái Mùa Vọng…
Bếp ăn tình thương hơn mười năm sáng đèn
Bếp ăn tình thương hơn mười năm sáng đèn
Đỏ lửa từ lúc 3 giờ sáng, bếp ăn tình thương ở địa chỉ 86/34 Phan Tây Hồ, phường 7, quận Phú Nhuận mỗi ngày phục vụ nhiều phần ăn cho người có hoàn cảnh khó khăn, kém may. Chủ bếp là vợ chồng bà Nguyễn Thị Mai Phương và...
Những thầy thuốc đội lúp xanh
Những thầy thuốc đội lúp xanh
Vẫn là chiếc áo blouse trắng nhưng trên đầu lại là những chiếc lúp xanh, các y bác sĩ của phòng khám Mẫu Tâm (giáo phận Nha Trang) tận tâm, ân cần với bệnh nhân, không chỉ bằng trình độ y khoa mà còn hành động trong tình yêu thương...
Một nhóm kịch độc đáo
Một nhóm kịch độc đáo
Trong khuôn khổ Đại hội Giới trẻ TGP TPHCM 2024, nhóm Ca kịch Công giáo Sài Gòn đã góp mặt trong chương trình với vở kịch “Bức tường Jericho”, tái diễn một phần của Cựu Ước về thành Jericho, một tường thành được củng cố rất chắc chắn, nhưng đã...
Ðại hội giới trẻ TGP TPHCM  những điều đọng lại
Ðại hội giới trẻ TGP TPHCM  những điều đọng lại
Diễn ra hôm 23.11.2024 vừa qua tại Trung tâm Mục vụ, Ðại hội Giới trẻ TGP TPHCM để lại nhiều ấn tượng và không ít các suy tư.