Phép rửa bằng Thánh Thần

Lễ chúa giêsu chịu phép rửa - năm B - Mc 1,7-11

“Người sẽ làm phép rửa cho anh em bằng Thánh Thần” (Mc 1,8)

Phép rửa bằng Thánh Thần đã được thánh Gioan Tẩy Giả và Chúa Giêsu Kitô hứa là một hành động thần linh, bởi đó, Thánh Thần đưa Kitô hữu vào sự kết hợp và thông hiệp thực sự với Chúa Giêsu Kitô vinh hiển, trang bị và làm cho họ có thể nên thánh và phụng sự Chúa.

Phép rửa bằng Thánh Thần đã được hứa trước: Ông Gioan Tẩy Giả thấy trước phép rửa này: “Ðấng sai tôi đi làm phép rửa trong nước đã bảo tôi : Ngươi thấy Thần Khí xuống và ngự trên ai, thì người đó chính là Ðấng làm phép rửa trong Thánh Thần” (Ga 1,33; x.Mt 3,11 // Mc 1,8 // Lc 3,16). Chúa Giêsu Kitô hứa: “Ông Gioan thì làm phép rửa bằng nước, còn anh em thì trong ít ngày nữa sẽ chịu phép rửa trong Thánh Thần” (Cv 1,4-5.8; x. Lc 24,49).

Kitô hữu đích thực – Suy niệm Lễ Chúa Giêsu chịu phép rửa, Năm C

Ơn ban Thánh Thần đi theo sau sự tôn vinh Chúa Giêsu Kitô : “Thiên Chúa Cha đã ra tay uy quyền nâng Người lên, trao cho Người Thánh Thần đã hứa, để Người đổ xuống …” (Cv 2,33; x. Ga 7,39).

Những điển hình về phép rửa bởi Thánh Thần : Vào ngày lễ Ngũ Tuần “mọi người đang tề tựu ở một nơi… Ai nấy đều được tràn đầy ơn Thánh Thần, họ bắt đầu nói các thứ tiếng khác, tùy theo khả năng Thánh Thần ban cho” (Cv 2,1-4 )

Các tín hữu tại Samaria, hai tông đồ Phêrô và Gioan đã “cầu nguyện cho họ, để họ nhận được Thánh Thần, vì Thánh Thần Chúa ngự xuống một ai trong nhóm họ : họ mới chỉ chịu phép rửa nhân danh Chúa Giêsu” (Cv 8,15-17). Tại nhà ông Cornêliô, khi ông “Phêrô còn đang nói, thì Thánh Thần ngự xuống trên tất cả những người đang nghe lời Thiên Chúa” (Cv 10,44). Với các môn đệ của ông Gioan Tẩy Giả tại Êphêsô, “khi ông Phaolô đặt tay trên họ, thì Thánh Thần ngự xuống trên họ …” (Cv 19,6). Hành động của Thiên Chúa được các Kitô hữu gốc Do thái nhận biết và được cả Kitô hữu gốc lương dân cảm nghiệm (Cv 10,46-47 11,15-17; 15,8).

Ơn ban Thánh Thần dành cho mọi tín hữu vào ngay lúc bắt đầu đời sống Kitô hữu của họ. Thánh Phêrô nói: “Anh em hãy sám hối, và mỗi người hãy chịu phép rửa nhân danh Ðức Kitô Giêsu, để được ơn tha tội; vì anh em sẽ nhận được ân huệ là Thánh Thần” (Cv 2,38; Cv 2,16-18; Gl 2,28-29), “Anh em đã khởi sự nhờ Thần Khí” (Gl 3,3).

Ơn Thánh Thần liên kết các tín hữu với nhau thành một thân thể của Ðức Kitô: “Tất cả chúng ta, dầu là Do Thái hay Hy Lạp, nô lệ hay tự do, chúng ta đều đã chịu phép rửa trong cùng một Thần Khí để trở nên một thân thể. Tất cả chúng ta sẽ được đầy tràn một Thần Khí duy nhất” (1Cr 12,13).<

LM. PHAOLÔ PHẠM QUỐC TÚY - GIÁO PHẬN PHÚ CƯỜNG

Từ khoá:
Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Hương 
Hương 
Hương là biểu tượng sự tôn thờ Thiên Chúa và lời cầu nguyện dâng lên Ngài; cũng được dùng để diễn tả lòng tôn kính đối với con người hay sự vật được thánh hiến cho Thiên Chúa.
Đạo đức (luân lý) và nền tảng
Đạo đức (luân lý) và nền tảng
Đạo đức là các nguyên tắc lý thuyết và thực hành sống chính trực dưới mắt Chúa. Thánh Kinh cung cấp sự hướng dẫn chi tiết liên quan đến thái độ của các tín hữu, cũng như các gương mẫu của các cá nhân mà đời sống của họ cho...
Di chúc yêu thương
Di chúc yêu thương
Trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, có rất nhiều chuyện kể về những người cha mẹ hay những bậc tôn sư, trước khi nhắm mắt, muốn dặn dò con cái bằng những hình ảnh, những lời khuyên để mong họ hòa thuận, thành đạt.
Hương 
Hương 
Hương là biểu tượng sự tôn thờ Thiên Chúa và lời cầu nguyện dâng lên Ngài; cũng được dùng để diễn tả lòng tôn kính đối với con người hay sự vật được thánh hiến cho Thiên Chúa.
Đạo đức (luân lý) và nền tảng
Đạo đức (luân lý) và nền tảng
Đạo đức là các nguyên tắc lý thuyết và thực hành sống chính trực dưới mắt Chúa. Thánh Kinh cung cấp sự hướng dẫn chi tiết liên quan đến thái độ của các tín hữu, cũng như các gương mẫu của các cá nhân mà đời sống của họ cho...
Di chúc yêu thương
Di chúc yêu thương
Trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, có rất nhiều chuyện kể về những người cha mẹ hay những bậc tôn sư, trước khi nhắm mắt, muốn dặn dò con cái bằng những hình ảnh, những lời khuyên để mong họ hòa thuận, thành đạt.
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật V Phục sinh năm B
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật V Phục sinh năm B
Trong cuộc đời bạn, bạn có thấy mình được Chúa Cha cắt tỉa không? Bạn có thấy bị đau khi được cắt tỉa không? Sau đó bạn có thấy cành nho của bạn sinh nhiều trái hơn không?
Huyền thoại 
Huyền thoại 
Huyền: nghĩa lý sâu kín; thoại: câu chuyện. Huyền thoại: câu chuyện có ý nghĩa sâu xa.
Cây nho
Cây nho
Cây nho mang lại những chùm trái. Người ta trồng nho để bán rượu. Chúa Giêsu Kitô mô tả mình là “cây nho thật”, là nguồn sức sống và lớn mạnh của các tín hữu.
Ở lại trong Chúa
Ở lại trong Chúa
Đức Giêsu không viết một quyển sách nào cả. Ngài cũng không xây dựng một ngôi nhà nào cả. Nhưng Ngài đã thực hiện một công trình lớn lao và cần thiết hơn nhiều, đó là xây dựng một cộng đoàn.
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật IV Phục sinh năm B
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật IV Phục sinh năm B
Trong Chúa nhật Chúa Chiên Lành, bạn mong các linh mục tu sĩ giống Đức Giêsu, người Mục Tử tốt lành, ở những điểm nào.
Thập tự giá
Thập tự giá
Thập tự giá là khung gỗ có hình chữ T của tiếng Hy Lạp, đôi khi có hình chữ thập như trong chữ Hán, người Rôma dùng để cột hoặc đóng đinh các phạm nhân nô lệ hoặc không phải công dân của họ vào đó