Rất vắn và rất ngắn

Ngôn sứ Giôna loan báo Ninivê còn 40 ngày nữa, thánh Phaolô viết: “Tôi nói cùng anh em điều này là: thời giờ vắn vỏi”, còn Chúa Giêsu nói: “Thời giờ đã mãn”. Cả 3 bài đọc Lời Chúa hôm nay đều gợi lên cho thấy cuộc đời rất vắn và kiếp người cũng rất ngắn.

Người xưa cũng đã cảm nghiệm kiếp sống mong manh của nhân sinh: “Kiếp phù sinh, tháng ngày vắn vỏi/ Tươi thắm như cỏ nội hoa đồng/ Một cơn gió thoảng là xong/ Chốn xưa mình ở cũng không biết mình” (Tv 102,15-16).

Thánh vịnh 90 cũng nói lên tính cách vắn vỏi của cuộc sống như bông hoa sớm nở chiều tàn, không có gì là bền vững: “Ngài cuốn đi, chúng chỉ là giấc mộng/ Như cỏ đồng trổi mọc ban mai/ Nở hoa vươn mạnh sớm ngày/ Chiều về ủ rũ tàn phai chẳng còn” (Tv 90,3-6).

Với khoảnh khắc cuộc đời chỉ là gang tấc, sứ điệp hoán cải được gióng lên thật khẩn thiết. Bộ mặt thế gian này đang qua đi. Trong cái cõi vô thường này, có gì là vĩnh cửu và bất biến đâu? Những tưởng đời rất dài và rất xa, nhưng đó chỉ là cám dỗ ru ngủ con người để yên tâm vui sống hiện tại, chập chờn với tương lai đứt đoạn phía trước. Trở về với thực tại và với chính mình để thấy mong manh cát bụi và cần được thứ tha. Cần sám hối và tin vào Tin Mừng, thổn thức bên trong để niềm vui tuôn trào.

Niềm vui Tin Mừng như được kết dính bởi từng giọt nước mắt thống hối mỗi ngày. Sự trở về càng cấp bách khi tiếng chuông của hạn mức cuối (deadline) đã được gióng lên. Nếu chỉ còn 40 ngày nữa, Ninivê sẽ bị phá hủy và lịch sử thế giới cũng đến hồi kết, chẳng lẽ nhân loại nói chung và người Kitô hữu nói riêng lại cứ vui vẻ ăn uống như thường vì ngày mai chúng ta sẽ chết sao? Hay con người vẫn tiếp tục cưới vợ, gả chồng như thời Nôe vào tàu? Hoặc giả thiên hạ vẫn cứ đi ăn cưới, tậu bò mua ruộng như thể chẳng có gì xảy ra trên đời?

Dù gì đi nữa cũng cần phải khắc ghi điều thánh Phaolô đã nói: “Thời giờ vắn vỏi; còn có cách là những ai có vợ, hãy ở như không có; những ai than khóc, hãy ăn ở như không than khóc; những kẻ hân hoan, hãy ăn ở như không hân hoan; những người mua sắm, hãy ăn ở như không có gì; những ai dùng sự đời này, hãy ăn ở như không tận hưởng, vì chưng bộ mặt thế gian này đang qua đi”.

Nghĩa là cần một thái độ, một lối sống không dính bén, không tơ tưởng, hay nói theo kiểu nhà Phật, cần phải “buông xả”. Nếu cứ cố bám víu vật chất hay đam mê thế tục, cố vơ vét mọi sự vào mình, con người sẽ bị nhấn chìm trong cõi ta bà đầy hư vô u tịch. Ðể rồi dù Nước Trời có gần đến, cửa Thiên đàng vẫn rộng mở, đôi bàn tay nhân ái của Ðức Chúa có giang rộng, vẫn không đón nhận được những con người cố bám chặt lấy thế gian và vơ mọi sự về mình. Tagore cũng đã tự hỏi: “Tại sao đèn phụt tắt? Tôi lấy áo choàng ngăn gió cho đèn; đấy là lý do khiến đèn phụt tắt. Tại sao hoa úa tàn? Tôi ghì chặt hoa vào lòng với tình yêu ưu tư; đấy là lý do khiến hoa úa tàn. Tại sao suối cạn nguồn? Tôi đắp đập qua suối để lấy nước mình dùng; đấy là lý do khiến suối cạn nguồn. Tại sao dây đàn phựt đứt? Tôi cố ép một cung điệu ngoài sức dây tơ; đấy là lý do khiến dây đàn phựt đứt”.

Quả đúng như Ðức Giêsu đã nói: “Ai lo cứu mạng sống mình thì sẽ mất, còn ai đánh mất sự sống mình thì giữ được nó” (Lc. 17,33).

Lm Phaolô DƯƠNG CÔNG HỒ - Chánh xứ Thánh Tâm, GP Ðà Lạt

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Đáp ca - Chúa nhật II Mùa Chay - năm C
Đáp ca - Chúa nhật II Mùa Chay - năm C
Chúa là nguồn ánh sáng và ơn cứu độ của tôi, tôi còn sợ người nào?
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật II Mùa Chay – năm C
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật II Mùa Chay – năm C
Trong tuần 1 mùa Chay, Giáo hội luôn cho chúng ta đọc bài Tin Mừng về Chúa chịu cám dỗ và đã chiến thắng. Tuần 2 mùa Chay luôn là bài về Chúa Hiển dung. Mầu nhiệm Chúa Hiển dung nâng đỡ đức tin chúng ta.
Đáp ca - Chúa nhật I Mùa Chay - năm C
Đáp ca - Chúa nhật I Mùa Chay - năm C
Người ta sống, không chỉ nhờ cơm bánh, nhưng còn nhờ mọi lời miệng Thiên Chúa phán ra.
Đáp ca - Chúa nhật II Mùa Chay - năm C
Đáp ca - Chúa nhật II Mùa Chay - năm C
Chúa là nguồn ánh sáng và ơn cứu độ của tôi, tôi còn sợ người nào?
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật II Mùa Chay – năm C
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật II Mùa Chay – năm C
Trong tuần 1 mùa Chay, Giáo hội luôn cho chúng ta đọc bài Tin Mừng về Chúa chịu cám dỗ và đã chiến thắng. Tuần 2 mùa Chay luôn là bài về Chúa Hiển dung. Mầu nhiệm Chúa Hiển dung nâng đỡ đức tin chúng ta.
Đáp ca - Chúa nhật I Mùa Chay - năm C
Đáp ca - Chúa nhật I Mùa Chay - năm C
Người ta sống, không chỉ nhờ cơm bánh, nhưng còn nhờ mọi lời miệng Thiên Chúa phán ra.
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật I Mùa Chay – năm C
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật I Mùa Chay – năm C
Bạn có gặp những cơn cám dỗ tương tự như những cơn cám dỗ của Đức Giêsu không? Theo kinh nghiệm của bạn, để thắng các cơn cám dỗ thì cần vũ khí nào hơn cả? 
Thánh thần hướng dẫn
Thánh thần hướng dẫn
Chúa Thánh Thần hướng dẫn các nhóm hay từng người đối diện với thử thách, khó khăn và các quyết định phải có. Sự hướng dẫn như thế chỉ cho thấy rõ ý Chúa trong những tình huống phải chọn lựa, theo những đường nét Thánh Kinh đã thiết lập...
Chiến thắng cám dỗ
Chiến thắng cám dỗ
Con người sống trên đời luôn bị quay cuồng bởi nhiều cám dỗ. Nhà thơ Trần Tế Xương đã gọi mặt đặt tên những cám dỗ ấy thành “ba thứ lăng nhăng nó quấy ta”, đó là trà, rượu và đàn bà.
Cẩn thận khi xét đoán
Cẩn thận khi xét đoán
Ben Sira, tác giả sách Huấn Ca cho rằng, lời nói có giá trị bộc lộ sự thật, dựa vào lời nói của một người, có thể biết người ấy thực ra là dở hoặc hay.
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật VII thường niên - năm C
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật VII thường niên - năm C
Luca 6,28: “Anh em hãy chúc lành cho người nguyền rủa mình, anh em hãy cầu nguyện cho kẻ vu khống mình”. Lời dạy này của Đức Giêsu có vẻ đi ngược với bản tính tự nhiên muốn ăn miếng trả miếng, muốn lấy ác báo ác của con người.
Đáp ca - Chúa nhật VII thường niên - năm C
Đáp ca - Chúa nhật VII thường niên - năm C
Người đã tha thứ cho mọi điều sai lỗi, và chữa ngươi khỏi mọi tật nguyền