Sám hối về bổn phận trung tín và khôn ngoan

1.

Đã lâu rồi, khi sám hối, tôi thường xét mình về bổn phận trung tín và khôn ngoan, mà Chúa Giêsu đòi người môn đệ của Người phải có.

Chúa Giêsu phán : “Ai là người đầy tớ trung tín và khôn ngoan, mà ông chủ đặt làm người coi sóc gia nhân của ông chủ, để cấp phát lương thực cho họ đúng giờ đúng lúc” (Mt 24, 45-46)

2.

Qua lời Chúa phán trên đây, Chúa Giêsu dạy tôi là kẻ Chúa chọn làm mục tử đoàn chiên Chúa, phải trung tín và khôn ngoan, ở việc cung cấp lương thực cho đoàn chiên đúng giờ đúng lúc.

3.

Tất nhiên lương thực phải đúng là lương thực có chất lượng.

Lương thực thiêng liêng có chất lượng nuôi dưỡng các linh hồn được Chúa nhấn mạnh là sự cầu nguyện, hy sinh, bác ái, gương sáng, Lời Chúa và các bí tích.

4.

Rồi phải cung cấp lương thực đúng giờ đúng lúc. Có lúc đòi phải tập trung vào cầu nguyện, hy sinh, bác ái và gương sáng. Có lúc nên chú trọng nhiều hơn đến việc rao giảng Lời Chúa với những phương cách khôn ngoan. Có lúc nên nhấn mạnh đến Bí Tích Thánh Thể và Cáo Giải một cách thuận lợi nhất.

Phục vụ bằng đúng việc, đúng cách, đúng lúc mới là phục vụ khôn ngoan.

5.

Tóm lại, mục vụ của tôi phải trung tín và khôn ngoan.

Trung tín là luôn luôn gắn bó với Chúa Giêsu.

Khôn ngoan không phải là chỉ biết tránh tội, mà nhất là biết tránh bất cứ sự gì không hợp với Thánh ý Chúa. Về hướng khôn ngoan đó Chúa Giêsu đã nói rất rõ.

6.

“Không phải bất cứ ai thưa với Thầy : Lạy Chúa, lạy Chúa là được vào Nước Trời cả đâu. Nhưng chỉ những ai thi hành ý muốn của Cha Thầy là Đấng ngự trên trời, mới được vào mà thôi.

Trong ngày ấy, nhiều người sẽ thưa với Thầy rằng : “Lạy Chúa, lạy Chúa, nào chúng tôi đã chẳng từng nhân danh Chúa mà nói tiên tri, nhân danh Chúa mà trừ quỷ, nhân danh Chúa mà làm nhiều phép lạ đó sao ? Và bấy giờ Thầy sẽ tuyên bố với họ : Ta không hề biết các ngươi. Xéo đi cho khuất mắt ta, hỡi bọn làm điều gian ác” ( Mt 7, 21-23).

7.

Với những lời Chúa Giêsu dạy trên đây, tôi hiểu khôn ngoan mục vụ không phải là nhân danh Chúa mà làm được những việc lẫy lừng có vẻ sáng danh đạo Chúa. Nhưng khôn ngoan mà Chúa muốn trong mục vụ là thi hành đúng Thánh Ý Chúa.

8.

Thánh Giuse xưa không làm những việc lẫy lừng, chỉ sống âm thầm, nhiều khi lại trốn tránh, thế mà Ngài được khen là người công chính (xMt 1,19). Công chính có nghĩa là trung tín và khôn ngoan. Bởi lẽ mọi việc Thánh Giuse đều hợp Thánh Ý Chúa.

Nhiều khi Ngài lùi, mà lại là tiến. Thế mới khôn ngoan.

9.

Để biết sống trung tín và khôn ngoan trong mục vụ, nhất là trong việc điều khiển giáo đoàn, tôi cần phải cầu nguyện nhiều và suy tính nhiều, theo gương Thánh Bonaventura và Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI.

Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI quả quyết : “Cai quản Hội Thánh không phải là một việc làm, nhưng nhất là cầu nguyện và suy nghĩ. Cầu nguyện và suy nghĩ trong tinh thần kết hợp với Chúa Giêsu”.

10.

Theo lời dạy trên đây, nếu tôi dành nhiều thời gian để cầu nguyện và suy nghĩ, thì đó là khôn ngoan và trung tín, mà Chúa Giêsu muốn nơi những kẻ Chúa chọn làm người môn đệ phục vụ dân Chúa.

11.

Ngoài việc cầu nguyện và suy nghĩ, sự khôn ngoan mục vụ cũng đòi tôi phải có những tiếp xúc và gần gũi với những hạng người, mà Chúa muốn tôi đến với họ.

Về hướng đó, Đức Hồng y Christoph SchOnborn, Tổng Giám mục Áo, mới nói lên nhiều lời mạnh dạn và tha thiết. Đức Hồng y khuyên: “Khi tiếp xúc với những con người, vị mục tử đừng nhìn họ bằng những ý tưởng trừu tượng, mà hãy nhìn mỗi người với thực tế của họ. Đừng đến với họ để xét đoán họ, với những văn bản luật lệ, mà hãy nhìn họ với trái tim cảm thông xót thương của Chúa Giêsu, vị mục tử nhân lành”.

12.

Đức Hồng y Schonborn khuyên các mục tử hãy biết sám hối và trở về với Chúa Giêsu là mục tử nhân lành, giàu tình yêu thương xót.

Ngài nhắc lại những lời của Đức Giáo Hoàng Phanxicô : “Đừng đứng trên ban công mà nhìn xuống, nhưng hãy hòa mình vào đám đông, đó mới là Kitô hữu, đó mới là chứng nhân, đó mới là gặp gỡ Đức Kitô. (xin đọc cuốn Christoph Schonborn, le regard du bon Pasteure, 07- 9- 2015).

13.

Một thoáng nhìn trên đây đang giúp tôi sám hối về bổn phận phải trung tín và khôn ngoan.

Với 90 năm tuổi đời, và 42 năm tuổi Giám Mục, tôi xin nói điều này :

Nếu trung tín và khôn ngoan là luôn cần cho những mục tử trong khắp Hội Thánh, thì đối với người mục tử tại Việt Nam, trung tín và khôn ngoan phải được coi là hết sức cần.

Thiếu khôn ngoan và trung tín, nhất là trong những thời buổi phức tạp như hiện nay, người mục tử sẽ làm hại cho đạo Chúa một cách không ngờ.

14.

Tới đây, tôi sực nhớ lời một vị thánh đã nói : “Người đạo đức thì hãy cầu nguyện cho chúng tôi. Người thông thái thì hãy dạy dỗ chúng tôi. Người khôn ngoan thì hãy cai quản chúng tôi”.

Khôn ngoan là một ơn trọng Chúa ban. Biết phân định đâu là khôn ngoan thật, đâu là khôn ngoan giả, chúng ta hãy khiêm tốn cầu xin với Chúa Thánh Thần.

...Tôi sực nhớ lời một vị thánh đã nói : “Người đạo đức thì hãy cầu nguyện cho chúng tôi. Người thông thái thì hãy dạy dỗ chúng tôi. Người khôn ngoan thì hãy cai quản chúng tôi”...

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Một thoáng kiểm tra vẻ đẹp “khiêm nhường”
Một thoáng kiểm tra vẻ đẹp “khiêm nhường”
Có tài đức mà vẫn khiêm nhường. Có địa vị mà vẫn khiêm nhường. Có trí thức mà vẫn khiêm nhường. Ðược khen hay bị chê, họ vẫn bình tĩnh khiêm nhường.
Cảm nghiệm về Chúa
Cảm nghiệm về Chúa
Những tôn giáo quá nghiêng về lý trí đang đổ vỡ thê thảm, đang khi những tín ngưỡng đưa con người đến những cảm nghiệm thiêng liêng lại trở nên hấp dẫn lạ lùng. Ðó là nhận định của một số nhà quan sát tôn giáo và xã hội.
Con đường hạt lúa
Con đường hạt lúa
Người môn đệ Chúa Giêsu là mọi tín hữu. Nhưng ở đây, danh từ này được giới hạn cho những ai dấn thân đi theo Chúa Giêsu một cách đặc biệt, để mở mang Nước Trời.
Một thoáng kiểm tra vẻ đẹp “khiêm nhường”
Một thoáng kiểm tra vẻ đẹp “khiêm nhường”
Có tài đức mà vẫn khiêm nhường. Có địa vị mà vẫn khiêm nhường. Có trí thức mà vẫn khiêm nhường. Ðược khen hay bị chê, họ vẫn bình tĩnh khiêm nhường.
Cảm nghiệm về Chúa
Cảm nghiệm về Chúa
Những tôn giáo quá nghiêng về lý trí đang đổ vỡ thê thảm, đang khi những tín ngưỡng đưa con người đến những cảm nghiệm thiêng liêng lại trở nên hấp dẫn lạ lùng. Ðó là nhận định của một số nhà quan sát tôn giáo và xã hội.
Con đường hạt lúa
Con đường hạt lúa
Người môn đệ Chúa Giêsu là mọi tín hữu. Nhưng ở đây, danh từ này được giới hạn cho những ai dấn thân đi theo Chúa Giêsu một cách đặc biệt, để mở mang Nước Trời.
Tứ Chung
Tứ Chung
Tháng 11 hằng năm, tại Giáo hội Việt Nam, thói quen cầu nguyện cho các người đã qua đời vốn được thực hiện sốt sắng. Nhân dịp này, suy nghĩ về Tứ Chung dưới ánh sáng đức tin là một cách mỗi tín hữu dọn mình.
Khởi đầu  cho một cuộc sống khác
Khởi đầu cho một cuộc sống khác
Tháng 11 hằng năm, phụng vụ kêu gọi người đang sống hãy nghĩ đến người đã chết. Kêu gọi này rất hợp với tâm lý người Công giáo Việt Nam. Vì thế, trong tháng 11 này, khắp nơi, sẽ có những buổi cầu nguyện cho những người đã qua đời....
Ðạo và đức
Ðạo và đức
Hiện nay, trong nhiều lãnh vực xã hội, đồng bào Việt Nam để ý nhiều đến người đạo đức, mặc dầu người tài người giỏi vẫn được quý trọng.
Truyền giáo và Lời Chúa hứa: “Thầy sẽ ở lại với các con...”
Truyền giáo và Lời Chúa hứa: “Thầy sẽ ở lại với các con...”
Trước khi về trời, Chúa Giêsu đã truyền dạy các tông đồ hãy đi rao giảng Tin Mừng cho mọi dân tộc. Rồi Ngài hứa: “Thầy sẽ ở lại với các con mọi ngày cho đến tận thế” (Mt 28,20).
Nhân tháng Mân Côi nhớ lời Ðức Mẹ nhắn nhủ
Nhân tháng Mân Côi nhớ lời Ðức Mẹ nhắn nhủ
Thế giới đang đi vào một hoàn cảnh nghiêm trọng. Nghiêm trọng nhất là bệnh tình của tâm hồn con người: Lỗi lầm cá nhân tăng. Suy thoái đạo đức tăng
Đạo lý lành mạnh
Đạo lý lành mạnh
Người rao giảng đạo lý lành mạnh cần phải chuyên cần học hỏi. Nơi Sách Thánh, nơi Lời Ðức Giêsu Kitô, nhờ đặc sủng, nhờ kết hợp với Ðức Giêsu Kitô và ánh sáng Chúa Thánh Thần.