Sửa mình trong lửa Thánh tâm

Xét mình để sửa mình là một bổn phận quan trọng của người công giáo. Bổn phận này càng trở thành đòi hỏi bức xúc nơi người tu trì.

Có nhiều cách xét mình. Ở đây tôi xin đề cập đến một cách, mà nhiều nhà tu đức đã dạy. Kinh nghiệm cho thấy : Ai thực hiện đúng sẽ khám phá ra nhiều sự thực cứu độ.

Cách xét mình này có yếu tố chung của mọi việc xét mình, đó là đi vào bầu khí thinh lặng nội tâm. Còn yếu tố riêng của nó là nhờ ngọn lửa trái tim Chúa, để soi tìm một lãnh vực, mà tôi gọi là “đàng sau”. Như :

Đàng sau những cái nhìn.

Đàng sau những khát vọng.

Đàng sau những phấn đấu.

Tôi xin vắt tắt triển khai mấy ví dụ trên.

1/ Đàng sau những cái nhìn

Nhìn là việc bình thường. Nhưng cái nhìn của ta thường kèm theo lượng giá. Trong mỗi cái nhìn đều có chút phán đoán của lý trí và chút gần xa của trái tim.

Những cái nhìn đó chi phối cách sống và đối xử. Chính vì thế mà ta cần xét mình về những cái nhìn của ta.

Khi việc xét mình đó được thực hiện trong lửa trái tim Chúa Giêsu, ta sẽ được thấy : Đàng sau mọi cái nhìn của ta cần có ơn soi sáng của Chúa Thánh Thần.

Thực vậy, Chúa Thánh Thần sẽ giúp ta phân định con đường nào Người đang hướng dẫn lịch sử Hội Thánh và nhân loại.

Con đường đó là Tình yêu đi về Thiên Chúa tình yêu.

Tình yêu đang được Chúa gieo trồng khắp nơi dưới nhiều hình thức, bằng nhiều người thiện chí. Thí dụ :

- Những người phục vụ trong vị tha yêu thương.

- Những người xây dựng sự hiệp thông, hiệp nhất.

- Những người dấn thân cho người nghèo.

- Những người nối kết an hòa các biên cương.

- Những tôn giáo gắn bó với những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc mình.

- Những người sống trút bỏ cái tôi ích kỷ.

Nhờ ánh sáng Chúa Thánh Thần đàng sau những cái nhìn thời sự hiện nay, chúng ta có thể đoán được số phận của ta trong tương lai đất nước. Nếu con đường lịch sử đang đi về tương lai là dòng tình yêu với những hình thức tiến triển, mà nếu ta cứ mãi tự mãn dưới đáy giếng khô cạn của cái tôi kiêu ngạo, thì ta sẽ tự mình đào thải mình. Hơn nữa, ta sẽ mắc tội với Chúa tình yêu.

2/ Đàng sau những khát vọng

Khát vọng đang là một làn sóng thần tràn vào các tâm hồn. Có khát vọng tốt và rất tốt. Có khát vọng xấu và cực kỳ xấu.

Trong đạo, vô số tín hữu bình thường đang chạy theo nhiều khát vọng mới có vẻ như làm sáng danh đạo mình. Nhiều chốn tu trì cũng đang đua nở các thứ khát vọng mới mang nhãn hiệu như phát triển đạo Chúa.

Bao lần tôi đã bị cuốn hút vào những làn sóng khát vọng đó, vì tôi tưởng tất cả đều hoàn toàn do Chúa, và vì Chúa.

Nhưng, trong những ngày tĩnh tâm thinh lặng, khi lửa trái tim Chúa soi lại đàng sau những khát vọng sôi động đó, tôi mới thấy có một khát vọng căn bản cần hơn mọi khát vọng. Đó là khát vọng vâng phục thánh ý Chúa. Mà muốn biết vâng phục thánh ý Chúa, thì phải cầu nguyện và tỉnh thức.

Tôi nhớ lại cảnh Chúa Giêsu cầu nguyện tại vườn Cây Dầu : “Cha ơi ! Cha có thể làm được mọi sự, xin cho con khỏi uống chén này. Nhưng xin đừng theo ý con, mà xin theo ý Cha” (Mc 14,36). Rồi Chúa Giêsu nói với mấy môn đệ ở đó : “Anh em hãy tỉnh thức và cầu nguyện, kẻo sa chước cám dỗ” (Mc 14,38).

Kinh nghiệm cho tôi thấy : Trong rất nhiều toan tính, thánh ý Chúa khác hẳn ý riêng ta, mà ta không nhận ra và cũng không muốn nhận. Trong rất nhiều trường hợp, ta như tưởng rằng : Có được những phương tiện trần thế là thắng được ma quỷ và các chước cám dỗ của chúng.

Đó là một sai lầm đã gây ra bao nhiêu thiệt hại cho Nước Chúa tình yêu.

3/ Đàng sau những phấn đấu

Hiện nay, con người được kính trọng và đáng kính trọng là con người phấn đấu cho hạnh phúc của con người và sự trưởng thành của chính mình. Phấn đấu không ngừng. Phấn đấu không bao giờ tự cho là đủ.

Có nhiều cách phấn đấu. Nhưng cách phấn đấu nào được tu đức căn dặn nhiều nhất ?

Thưa là cách phấn đấu không để cái tôi của ta bị bất cứ sự ác nào cai trị, khống chế, lôi kéo. Đó là một nhận thức quý giá, mà lửa trái tim Chúa soi cho ta đàng sau các phấn đấu hằng ngày.

Đây là một phấn đấu cực kỳ khó khăn. Thánh Phaolô đã từng tâm sự : “Sự thiện tôi muốn, thì tôi không làm, nhưng sự ác tôi không muốn, thì tôi lại làm... Tôi thật là một người khốn nạn ! Ai sẽ giải thoát tôi khỏi thân xác phải chết này ? Tạ ơn Thiên Chúa, nhờ Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta” (Rm 7,19-25).

Tôi thấy : Nhiều người trong chúng ta đã rất phấn đấu để có tiền bạc và những phương tiện tốt, hầu cho các sinh hoạt tôn giáo và đời sống đồng bào được khả quan hơn, đồng thời để chính mình được phát triển. Nhưng, khi lửa trái tim Chúa soi vào đàng sau những phấn đấu đó, ta thấy con người phấn đấu của ta nhiều khi lại chẳng may bị thua ê chề. Bởi vì chính bản thân ta không biết nương tựa vào Chúa Giêsu. Nên mục đích phấn đấu không hoàn toàn trong sạch. Cách phấn đấu mang quá nhiều tính duy trần tục. Thành quả phấn đấu có phần gây hại cho Tin Mừng.

Trên đây là một chia sẻ được giới hạn trong việc sửa mình.

Hãy để lửa Thánh tâm soi vào đàng sau những cái nhìn, những khát vọng, những phấn đấu của ta.

Khi thực hiện đúng những điều kiện trên, ta sẽ nhận ra vô số điều cần sám hối và đền tạ. Hãy sám hối và đền tạ trong lửa Thánh tâm.

Điều quan trọng là ta tin Chúa Giêsu vốn ở bên ta. Người giàu lòng thương xót. Người nhìn ta. Người đang nói với ta : “Thầy không đến để kêu gọi người công chính, nhưng để kêu gọi người tội lỗi” (Mt 9,13).

Dù ta nghèo hèn về mọi mặt, nhưng nếu ta khiêm nhường dâng lên Chúa tất cả tấm lòng chân thành của ta, như một của lễ, thì chắc chắn Chúa sẽ thương đoái nhận. Người đã làm như thế đối với bà góa nghèo xưa chỉ dâng hai đồng xu cho nhà thờ (x. Mc 12,41-44).

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Một thoáng kiểm tra vẻ đẹp “khiêm nhường”
Một thoáng kiểm tra vẻ đẹp “khiêm nhường”
Có tài đức mà vẫn khiêm nhường. Có địa vị mà vẫn khiêm nhường. Có trí thức mà vẫn khiêm nhường. Ðược khen hay bị chê, họ vẫn bình tĩnh khiêm nhường.
Cảm nghiệm về Chúa
Cảm nghiệm về Chúa
Những tôn giáo quá nghiêng về lý trí đang đổ vỡ thê thảm, đang khi những tín ngưỡng đưa con người đến những cảm nghiệm thiêng liêng lại trở nên hấp dẫn lạ lùng. Ðó là nhận định của một số nhà quan sát tôn giáo và xã hội.
Con đường hạt lúa
Con đường hạt lúa
Người môn đệ Chúa Giêsu là mọi tín hữu. Nhưng ở đây, danh từ này được giới hạn cho những ai dấn thân đi theo Chúa Giêsu một cách đặc biệt, để mở mang Nước Trời.
Một thoáng kiểm tra vẻ đẹp “khiêm nhường”
Một thoáng kiểm tra vẻ đẹp “khiêm nhường”
Có tài đức mà vẫn khiêm nhường. Có địa vị mà vẫn khiêm nhường. Có trí thức mà vẫn khiêm nhường. Ðược khen hay bị chê, họ vẫn bình tĩnh khiêm nhường.
Cảm nghiệm về Chúa
Cảm nghiệm về Chúa
Những tôn giáo quá nghiêng về lý trí đang đổ vỡ thê thảm, đang khi những tín ngưỡng đưa con người đến những cảm nghiệm thiêng liêng lại trở nên hấp dẫn lạ lùng. Ðó là nhận định của một số nhà quan sát tôn giáo và xã hội.
Con đường hạt lúa
Con đường hạt lúa
Người môn đệ Chúa Giêsu là mọi tín hữu. Nhưng ở đây, danh từ này được giới hạn cho những ai dấn thân đi theo Chúa Giêsu một cách đặc biệt, để mở mang Nước Trời.
Tứ Chung
Tứ Chung
Tháng 11 hằng năm, tại Giáo hội Việt Nam, thói quen cầu nguyện cho các người đã qua đời vốn được thực hiện sốt sắng. Nhân dịp này, suy nghĩ về Tứ Chung dưới ánh sáng đức tin là một cách mỗi tín hữu dọn mình.
Khởi đầu  cho một cuộc sống khác
Khởi đầu cho một cuộc sống khác
Tháng 11 hằng năm, phụng vụ kêu gọi người đang sống hãy nghĩ đến người đã chết. Kêu gọi này rất hợp với tâm lý người Công giáo Việt Nam. Vì thế, trong tháng 11 này, khắp nơi, sẽ có những buổi cầu nguyện cho những người đã qua đời....
Ðạo và đức
Ðạo và đức
Hiện nay, trong nhiều lãnh vực xã hội, đồng bào Việt Nam để ý nhiều đến người đạo đức, mặc dầu người tài người giỏi vẫn được quý trọng.
Truyền giáo và Lời Chúa hứa: “Thầy sẽ ở lại với các con...”
Truyền giáo và Lời Chúa hứa: “Thầy sẽ ở lại với các con...”
Trước khi về trời, Chúa Giêsu đã truyền dạy các tông đồ hãy đi rao giảng Tin Mừng cho mọi dân tộc. Rồi Ngài hứa: “Thầy sẽ ở lại với các con mọi ngày cho đến tận thế” (Mt 28,20).
Nhân tháng Mân Côi nhớ lời Ðức Mẹ nhắn nhủ
Nhân tháng Mân Côi nhớ lời Ðức Mẹ nhắn nhủ
Thế giới đang đi vào một hoàn cảnh nghiêm trọng. Nghiêm trọng nhất là bệnh tình của tâm hồn con người: Lỗi lầm cá nhân tăng. Suy thoái đạo đức tăng
Đạo lý lành mạnh
Đạo lý lành mạnh
Người rao giảng đạo lý lành mạnh cần phải chuyên cần học hỏi. Nơi Sách Thánh, nơi Lời Ðức Giêsu Kitô, nhờ đặc sủng, nhờ kết hợp với Ðức Giêsu Kitô và ánh sáng Chúa Thánh Thần.