Không qua trường lớp chính quy, bằng niềm yêu thích và năng khiếu, anh Tis - 29 tuổi - đã tự mày mò để chế tác và biểu diễn thành thạo các nhạc cụ Tây Nguyên. Trưởng thành từ mái nhà lưu trú sắc tộc Têrêsa của dòng Nữ Vương Hòa Bình, anh Tis là niềm tự hào của các sơ nơi đây và cũng là minh chứng cho những kết quả trong công cuộc dấn thân, đến với người đồng bào của hội dòng.
Khi được bầu chọn làm Giáo hoàng, Đức Gioan XXIII được gọi là giáo hoàng chuyển tiếp. Lúc ngài quyết định triệu tập một Công đồng, toàn thể Giáo hội ngỡ ngàng. Ý hướng này không hề nhắm đến những lý do thần học.
Vương Cung Thánh Ðường Máu Thánh Chúa (Basiliek van het Heilig Bloed) là nhà thờ xây dựng từ thế kỷ 12 tại thành phố Bruges của Bỉ, là một địa điểm hành hương nổi tiếng của nước này.
Công đồng Vatican II đem lại luồng gió mới, sức sống mới cho Giáo hội hoàn vũ. Đối với người giáo dân như tôi, ấn tượng đọng lại về Công đồng Vatican II là tinh thần hội nhập văn hóa.
Ngày 11.10 năm nay sẽ là kỷ niệm 60 năm khai mạc Công đồng Vatican II. Nhân dịp này, tôi xin nêu lên vài nét của Công đồng thứ 21, một Công đồng đã và đang ảnh hưởng đến Giáo hội toàn cầu nói chung và các cộng đoàn tín hữu tại Việt Nam nói riêng.
Từ 20 năm qua, Hội Thừa sai Paris (MEP) đã gởi các bạn trẻ Công giáo đến “cùng trời cuối đất”, để mang Tin Mừng cho mọi người và cảm nhận ý nghĩa Lời Chúa cho chính bản thân mình.
Công đồng Vatican II là Công đồng mục vụ. Mục vụ là chăm sóc con người, Giáo hội và thế giới. Các Nghị phụ xác định: “Từ khởi sự cho tới hoàn thành, nhất là các nghị quyết của Công đồng đều do Chúa Thánh Thần hướng dẫn”.
Hiến chế về Phụng Vụ Thánh đã dành Chương 6 đề cập về thánh nhạc với nhiều nét chỉ dẫn chính yếu. CGvDT đã có dịp trao đổi với Lm nhạc sư Kim Long về những khía cạnh liên quan…
Triết gia người Pháp Jean Guitton (1901-1999) đã ghi dấu ấn đậm nét tại Công đồng Vatican II, mở đầu cho những quan điểm cởi mở về vai trò của giáo dân trong Giáo hội.
Công Ðồng Vatican II là một luồng gió mới đã thổi vào trong mọi sinh hoạt của Hội Thánh, đặc biệt trong chính đời sống phụng vụ. Người giáo dân từ cột mốc này được trao thêm quyền, được mời gọi tham gia vào nhiều vai trò, trong đó có thừa tác viên ngoại thường trao mình Thánh Chúa. Họ xem đó như là một “ơn gọi”.
Nghề báo, được đào tạo đại học chuyên ngành, tuyển dụng vào cơ quan báo chí, có thẻ nhà báo đường hoàng, sống trầy vi tróc vẩy với cơm áo gạo tiền để theo đuổi đam mê nghề nghiệp.
Giáo hội Việt Nam đã và đang tiến tới cùng với cộng đồng dân tộc thân thương trong ánh sáng của Công đồng và của Lời Chúa. Có một câu hỏi thường gặp, đó là phải vận hành như thế nào để cùng tiến với Giáo hội, với dân tộc trong ánh sáng siêu nhiên này?
Ngày càng có những giáo dân tìm đến các lớp Thần học, không chỉ là từng khóa ngắn hạn tại các Trung tâm mục vụ hay một số Học viện, họ còn theo đuổi ngành này một cách chuyên sâu để có bằng cử nhân và tiếp tục lên cao học. Học viện Công giáo Việt Nam sau gần 6 năm hoạt động, hiện có 13 giáo dân đang theo chương trình cử nhân Thần học.
Cầm tờ báo trên tay, nhiều độc giả hẳn sẽ chia sẻ niềm vui với sự trưởng thành của một cơ quan truyền thông ngày càng được sự ủng hộ của các đấng bậc cũng như nhiều giáo hữu trong Giáo hội.
Năm 1962, dưới triều đại Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII, Công đồng Vatican II đã được triệu tập để từ đó, mở ra một thời kỳ mới cho lịch sử Giáo hội và cho đời sống đức tin của cộng đoàn Dân Chúa.
Trên 2.000 năm lịch sử Hội Thánh, chỉ có 21 lần tiến hành Công đồng chung để giải quyết những vấn đề trọng đại. Hai mươi Công đồng trước đều có mục đích phi bác thuyết lạc đạo hoặc kết án bè ly khai. Duy Công đồng thứ 21 - tức Công đồng Vatican II - lại nhằm mục đích tự xét mình để canh tân Hội Thánh.
Trong khi thực hiện chuyên đề về Công đồng Vatican II này, báo Công giáo và Dân tộc đã có cuộc trò chuyện với Ðức cha Giuse Trần Văn Toản - Giám mục giáo phận Long Xuyên, Chủ tịch Ủy ban Giáo dân trực thuộc HÐGMVN.
Ngày 22.6.2022, một chuỗi các con số 2 đã làm nao nức nhiều tâm hồn vốn nghiêng chiều một chút nào đó về sự may rủi qua các con số.
Tôn giáo là một thực thể xã hội, có nghĩa không chỉ có khía cạnh ý thức, tâm lý tình cảm, mà gồm cả một di sản văn hóa đồ sộ.
47 năm là hành trình dài của một tờ báo với sứ mệnh truyền thông. Ở tuổi 47, Báo Công giáo và Dân tộc vui mừng trước bao tình cảm cũng như sự gắn bó của nhiều độc giả gần xa.