Thiên Chúa là tình yêu

Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI mới gởi thông điệp đầu tiên của triều đại Ngài cho toàn thể Hội Thánh. Thông điệp mang tựa đề : “Thiên Chúa là tình yêu”. Đây là một lời Chúa trích từ thư thánh Gioan tông đồ (1Ga 4,8).

Thông điệp này đã mang lại cho tôi một niềm vui lớn lao. Tôi xin được chia sẻ đôi chút, với tâm tình cảm tạ Chúa và biết ơn Đức Thánh Cha.

1. Xác định rõ cội nguồn hạnh phúc

Cuộc sống hôm nay càng ngày càng đón nhận nhiều thứ mời gọi. Như : Mời gọi của tiền bạc, của địa vị, của tình yêu, của hưởng thụ, của quyền chức, của các thứ sang trọng,... Các thứ mời gọi này tạo nên trong phần đông một tin tưởng nào đó rằng chính các thứ ấy là cội nguồn hạnh phúc. Hãy đi theo hướng đó. Hãy giao ước với sức mạnh ấy. Hãy trầm mình vào dòng văn minh đang lôi cuốn lịch sử.

Mặc dù các thứ như thế chỉ là những hệ thống xã hội, kinh tế, chính trị, văn hóa mong manh, nhưng không thiếu người vẫn đua nhau chạy theo. Kết quả là cuộc sống nơi nhiều người đang trở nên trống vắng. Họ thiếu chiều kích thiêng liêng. Hơn nữa một hiện tại quay cuồng đang đẩy con người mù quáng xuống vực thẳm tương lai vô đạo đức, phá hoại phẩm giá con người, lật đổ trật tự xã hội lành mạnh.

Chính trong hoàn cảnh này, Đức Thánh Cha đã đánh thức nhân loại bằng một lời Chúa mang sức cứu độ, “Thiên Chúa là tình yêu”.

Thiên Chúa tình yêu mới chính là cội nguồn của hạnh phúc thực sự vững bền. Hãy đi về hướng Thiên Chúa là tình yêu. Hãy ở lại với Người. Hãy sống với một giao ước mới.

Từ đó, sẽ thành hình một nền văn minh tình yêu. Và từ đó, người ta có thể cảm nhận được phần nào về Nước Thiên Chúa. Nước ấy đang khởi sự ngay ở trần gian này và trong thời gian này. Trong Nước Trời ấy, mọi người sẽ là anh em, được gọi Thiên Chúa là Cha của mình.

Khi xác tín đó thực sự được nội tâm hóa và thực sự sống động, thì chắc sẽ giảm bớt được rất nhiều những ghen tương, tranh chấp tại nhiều nơi theo đạo. Thậm chí cũng có thể đã không xảy ra một số cuộc chiến tranh thảm khốc đáng tiếc trong quá khứ do xung đột đức tin.

2. Xác định tiêu chuẩn phục vụ của cuộc sống

Khi tôi được phép gọi Thiên Chúa là Cha, mà là Cha tình yêu, thì tất nhiên mọi tư tưởng, lời nói và hành động của tôi đều phải dựa theo những tiêu chuẩn của Thiên Chúa tình yêu. Những tiêu chuẩn ấy đã được Chúa Giêsu truyền dạy và nêu gương.

Nhưng, muốn hiểu đúng các tiêu chuẩn ấy, tôi phải biết lắng nghe Chúa Thánh Thần.

Thế nhưng phương tiện quan trọng đó xem ra đang bị lãng quên tại nhiều nơi trong Hội Thánh.

Chúng ta đang chứng kiến đây đó một cảnh mị dân, chiều theo dư luận ồn ào, xa Phúc Âm. Chúng ta đang chứng kiến đó đây cảnh xông hương cho các thần tượng thù địch với Tin Mừng. Chúng ta đang chứng kiến nơi này chỗ nọ cảnh tự tôn tự phụ đề cao ý riêng mình, trong cả các lãnh vực tu đức, sống đạo và truyền giáo.

Trước nguy cơ trên đây, Đức Thánh Cha nhắc nhở : “Thiên Chúa là tình yêu”. Chúa không cho phép ai muốn sống sao thì sống, nhưng phải sống theo tình yêu. Tình yêu chân chính có luật riêng của nó. Tình yêu Thiên Chúa có đường lối, tiêu chuẩn được thể hiện nơi Đức Kitô. Đoạn thư thánh Gioan dưới đây cho thấy phần nào : “Tình yêu Chúa đối với chúng ta được biểu lộ thế này : Thiên Chúa đã sai Con Một đến thế gian, để nhờ Con Một của Người mà chúng ta được sống. Tình yêu cốt ở điều này : Không phải chúng ta đã yêu mến Thiên Chúa trước, nhưng chính Người đã yêu thương chúng ta, và sai Con của Người đến làm của lễ đền tội cho chúng ta” (1 Ga 4,9-10).

Xin đọc tiếp câu sau rất quan trọng : “Anh em rất thân mến, nếu Thiên Chúa đã thương yêu chúng ta như thế, thì chúng ta cũng phải yêu thương nhau như vậy” (1 Ga 4,11).

Như vậy, tiêu chuẩn các liên đới trong đời sống của chúng ta là yêu thương nhau, như Chúa đã yêu thương ta. Đó là một tình yêu phục vụ, dấn thân, hy sinh, quên mình.

Mới rồi, nhân ngày thầy thuốc 27.2.2006, báo Thanh Niên số 58 (3719) thứ Hai, trong mục “Chào buổi sáng”, chuyện tử tế, tác giả Xuân Hòa mở bài như sau : “Cách đây hơn hai chục năm, tại khu điều trị phong ở Quy Hòa, Quy Nhơn, đoàn làm phim chuyện tử tế gặp mặt đông đảo các thầy thuốc và hỏi :

“Thưa các thầy thuốc, ở đây ai là người tận tâm chạy chữa, chia sẻ với người hủi ?

- “Các bà Soeurs ! Chuyện đó phải kể đến các bà Soeurs...”.

Đọc mấy dòng trên, tôi rất vui mừng. Niềm vui của tôi là thấy các thầy thuốc và đồng bào ở trại phong Quy Hòa đã nhận định các nữ tu phục vụ tại đó theo một tiêu chuẩn đạo đức rất đáng mến mộ. Tiêu chuẩn đó là yêu thương dấn thân hy sinh cho những bệnh nhân đau khổ.

3. Xác tín hướng sống đạo

Tôi thấy con người thời nay rất coi trọng những cuộc đời dấn thân như thế. Đức ái là một dấu ấn trở thành tiêu chuẩn để tôn vinh con người phục vụ.

Mẩu tin trên đây gợi ý cho tôi nghĩ tới việc sống đức tin tại Việt Nam hôm nay. Nếu đức tin không được phiên dịch sang đức ái mang thánh giá hy sinh, thì sẽ khó làm chứng được cho một nền văn minh tình yêu nơi những người con của Thiên Chúa là tình yêu.

Thông điệp của Đức Thánh Cha đang thúc đẩy chúng ta đi sâu hơn vào cội nguồn hạnh phúc và đi sát hơn với phương tiện phục vụ của đời ta. Cội nguồn đó là Thiên Chúa tình yêu. Phương tiện phục vụ đó là tình yêu hy sinh quên mình. Việc đi sâu, đi sát trên đây sẽ không dễ, nếu thiếu sự gắn bó với Chúa và nếu thiếu sự khiêm nhường cậy nhờ vào ơn Chúa.

Càng đi sâu, đi sát, chúng ta càng thấy giá trị thực của mỗi người tùy thuộc phần lớn vào cái tâm. Vì thế, việc dạy đạo, việc sống đạo, việc truyền đạo sẽ phải chú ý nhiều hơn đến cái tâm. Một cái trí thông minh, lạnh lùng sẽ không bằng một cái tâm nhạy bén, thương cảm, dấn thân. Trong huấn luyện cần phát triển cân đối cái trí đồng thời với cái tâm.

Với vài xác tín như trên, tôi xin hết lòng cảm tạ Chúa vì thông điệp “Thiên Chúa là tình yêu”. Đồng thời cũng xin ca ngợi việc làm sáng suốt của Đức Thánh Cha. Người đã biết cộng tác khôn ngoan với Thiên Chúa tình yêu trong việc lãnh đạo Hội Thánh giữa thời buổi phức tạp đầy khó khăn này. Rất mong mọi người chúng ta sẽ áp dụng thông điệp này vào đời sống.

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Ðức tin cần có việc làm kèm theo
Ðức tin cần có việc làm kèm theo
Một vấn đề có liên hệ nhiều đến cách sống đạo hôm nay. Ðó là vấn đề Ðức tin cần có việc làm kèm theo.
Sống đạo với những bất ngờ
Sống đạo với những bất ngờ
Lời Chúa nhắc nhở là phải luôn sẵn sàng. Để làm được điều này, các đấng đạo đức khuyên các tín hữu hãy xác tín sâu sắc rằng chính Đức Giêsu Kitô là trung tâm của đức tin.
Lời của Thiên Chúa
Lời của Thiên Chúa
Tuy là Ngôi Lời, Ðức Kitô tại hang đá Bêlem đã không nói lời nào. Ðúng hơn, Người đã nói, nhưng không phải bằng lời, mà bằng chính bản thân mình.
Ðức tin cần có việc làm kèm theo
Ðức tin cần có việc làm kèm theo
Một vấn đề có liên hệ nhiều đến cách sống đạo hôm nay. Ðó là vấn đề Ðức tin cần có việc làm kèm theo.
Sống đạo với những bất ngờ
Sống đạo với những bất ngờ
Lời Chúa nhắc nhở là phải luôn sẵn sàng. Để làm được điều này, các đấng đạo đức khuyên các tín hữu hãy xác tín sâu sắc rằng chính Đức Giêsu Kitô là trung tâm của đức tin.
Lời của Thiên Chúa
Lời của Thiên Chúa
Tuy là Ngôi Lời, Ðức Kitô tại hang đá Bêlem đã không nói lời nào. Ðúng hơn, Người đã nói, nhưng không phải bằng lời, mà bằng chính bản thân mình.
Chuẩn bị tâm hồn để mừng lễ Chúa giáng sinh
Chuẩn bị tâm hồn để mừng lễ Chúa giáng sinh
Sắp đến ngày kỷ niệm việc Thiên Chúa giáng sinh. Nhiều nơi đã bắt đầu chuẩn bị mừng lễ. Việc chuẩn bị tâm hồn mới là điều quan trọng, vì là nơi Chúa muốn đến viếng thăm và ở lại. Những việc đơn sơ, chân thành sẽ giúp mỗi người...
Sống Mùa Vọng  với Ðức Mẹ Maria
Sống Mùa Vọng với Ðức Mẹ Maria
Mùa Vọng phải được coi là thời gian rất quan trọng. Ðây là mùa tạ ơn. Ðây là lúc chuẩn bị đón Chúa. Chúa đến cứu độ. Chúa đem lại cho chúng ta sự sống dồi dào tốt đẹp, mà thâm tâm ta hằng khao khát mong chờ.
Kiêu căng tôn giáo và khiêm nhường Phúc Âm
Kiêu căng tôn giáo và khiêm nhường Phúc Âm
Phát xuất từ những khẳng định dữ dội đó, một số người đã đi xa hơn. Họ khinh khi, hạ giá những ai không cùng tôn giáo với mình, hoặc không cùng quan điểm tôn giáo như mình.
Một thoáng kiểm tra vẻ đẹp “khiêm nhường”
Một thoáng kiểm tra vẻ đẹp “khiêm nhường”
Có tài đức mà vẫn khiêm nhường. Có địa vị mà vẫn khiêm nhường. Có trí thức mà vẫn khiêm nhường. Ðược khen hay bị chê, họ vẫn bình tĩnh khiêm nhường.
Cảm nghiệm về Chúa
Cảm nghiệm về Chúa
Những tôn giáo quá nghiêng về lý trí đang đổ vỡ thê thảm, đang khi những tín ngưỡng đưa con người đến những cảm nghiệm thiêng liêng lại trở nên hấp dẫn lạ lùng. Ðó là nhận định của một số nhà quan sát tôn giáo và xã hội.
Con đường hạt lúa
Con đường hạt lúa
Người môn đệ Chúa Giêsu là mọi tín hữu. Nhưng ở đây, danh từ này được giới hạn cho những ai dấn thân đi theo Chúa Giêsu một cách đặc biệt, để mở mang Nước Trời.