Thượng Hội đồng Giám mục: TRUYỀN THỐNG VÀ CẢI CÁCH

Ngày thứ hai của khóa họp Thượng Hội đồng Giám mục (THĐGM) về gia đình, ĐTC Phanxicô đã phải “có vài lời” để tái định hướng cuộc thảo luận phù hợp với tinh thần và mục đích được đề ra ban đầu: mang tính cải cách nhưng vẫn tuân theo truyền thống; đầy yêu thương mà không tách rời các sự thật của đức tin; tôn trọng và khám phá các giá trị đời sống gia đình phổ quát song không chỉ tập trung vào các vấn đề ly hôn, ly dị hay phá thai.

Trong phiên khai mạc, ĐHY Peter Erdo (Hungary), Tổng tường trình viên, đã nhận định phải chấm dứt những quan điểm quá nghiêm ngặt, cứng rắn, không thực tế. Ngài cũng cho thấy lập trường này đối lập với bất cứ sự phát triển nào về mục vụ gia đình. Đức cha Bruno Forte, Thư ký đặc biệt của THĐGM và ĐHY Marx, TGM Giáo phận Munich kiêm Chủ tịch HĐGM Đức, cũng cảnh báo về thái độ cứng rắn và khép kín này: “Chúng ta không thể lùi lại, phải tiến lên chứ. Dù sao ĐTC cũng sẽ đưa ra những gì ngài cho là chính đáng cho triều đại giáo hoàng của mình”.

VAI TRÒ CỦA CÁC NHÓM THẢO LUẬN

Để tránh mọi sự nhầm lẫn, Đức Phanxicô đã lên tiếng lần thứ hai trong hai ngày họp nhằm làm sáng tỏ mọi vấn đề, về nội dung lẫn hình thức. Theo nguyên tắc, để cho các giám mục được phát biểu, không bao giờ ĐGH can thiệp vào các cuộc tranh luận của THĐGM. Ngài chỉ mở đầu và kết thúc các buổi thảo luận. Trước đây, trong một THĐGM, Đức Bênêđitô XVI đã một lần lên tiếng nhưng chỉ để làm rõ một quan điểm thần học.

Theo cha Lombardi, phát ngôn viên của Vatican, và một nhân chứng, ĐTC đã đảm bảo với Hội nghị rằng: “Cuộc thảo luận không đụng chạm đến giáo lý hôn nhân, giáo lý này luôn hiệu lực”. Nhưng ĐGH cũng yêu cầu các Nghị phụ THĐ “đừng để mình bị chi phối khi giản lược tầm nhìn rộng lớn của Hội nghị như thể vấn đề duy nhất của THĐGM là vấn đề người ly dị tái hôn”. Sau cùng, Đức Phanxicô cam đoan rằng, những ý kiến của các tham dự viên trong các nhóm thảo luận nhỏ là “rất quan trọng”. Những ý kiến này sẽ được lưu ý đặc biệt để đưa vào văn bản sau cùng.

CHỦ TÂM CẢI CÁCH

Trước đó, ĐTC đã cho thấy rõ ý định cải cách của ngài và tinh thần mà ngài mong muốn sẽ thấy ở THĐGM. Qua bài giảng thánh lễ trong nguyện đường của nhà trọ Thánh Marta, ngài đã suy niệm về chuyện kể các rủi ro của ông Gióp. Qua đó Đức Phanxicô chỉ trích “sự cứng nhắc không để cho lòng thương xót thấm vào” của một số thành phần giáo sĩ khi họ nghĩ rằng “tư tưởng, lời rao giảng của tôi, danh sách các điều răn tôi phải tuân giữ, tất cả những điều ấy quan trọng hơn lòng thương xót Chúa”.

Đức Giêsu cũng đã trải qua những khó khăn này với các luật sĩ Do Thái. Họ không hiểu tại sao Người đã không để cho dân chúng ném đá người phụ nữ ngoại tình, tại sao Người dùng bữa với những kẻ thu thuế và tội lỗi: họ không hiểu nổi! Họ không thấu hiểu lòng thương xót!”, ĐTC nói. Khi trích dẫn lại Thánh Ambrôsiô, ngài quả quyết: “Đâu có tác viên của Đức Kitô, ở đấy có sự cứng lòng, đâu có Chúa, ở đấy có lòng xót thương”.

THẢO LUẬN “NÓNG BỎNG”

Có thể một trong những nguyên nhân ĐGH lên tiếng tại THĐ là từ cuộc trao đổi “quá sôi nổi” giữa hai vị Hồng y có vị trí rất quan trọng trong Giáo hội. Một vị hết sức ủng hộ công cuộc cải cách theo hướng bao dung cho những người ly dị tái hôn. Vị kia dùng mọi lý lẽ để bác bỏ những thay đổi. Cuộc thảo luận về các thách đố của gia đình hiện nay dù chưa phải là toàn bộ các vấn đề mà THĐGM cần bàn đến, song vẫn là tâm điểm trong tâm trí mọi người vì liên quan trực tiếp đến sự tiến triển cơ bản của Giáo hội, theo tinh thần Công đồng Vatican II. Vấn đề được đặt ra là “tính chất bất khả phân ly” của hôn nhân sẽ không thay đổi - điều mà tất cả Nghị phụ đều nhất trí. Nhưng làm thế nào “thích nghi” tín lý này vào các hoàn cảnh cụ thể vì các “lý do mục vụ?”. “Chúng ta phải thực tế”, ĐHY Marx đưa ra lập trường cởi mở.

Chính vì thế, Đức cha Johan Bonny, Giám mục giáo phận Anvers, được nhiều người biết đến vì quan điểm cởi mở của ngài về hôn nhân đồng tính, đã đề nghị “THĐGM nên thừa nhận quyền hạn và trách nhiệm của các giám mục địa phương khi đề ra các giải pháp thích đáng cho các vấn đề mục vụ”. Một vị khác cũng đề xuất việc lập các ủy ban nghiên cứu vấn đề theo từng “châu lục” hay theo các “miền văn hóa lớn” ngay khi bế mạc THĐGM, để suy nghĩ và tìm hiểu công tác mục vụ về vấn đề các cặp ly dị tái hôn, khi phân quyền theo khu vực địa lý và văn hóa. Có lẽ ý tưởng này có lợi thế là tránh được cuộc tranh cãi về các lập trường giữa Hội đồng các Giám mục, đồng thời khai mở một sự phân quyền đầu tiên trong lịch sử Giáo hội, liên quan đến giáo lý.

VIẾT HIỆP

Phương pháp làm việc mới của THĐGM

BáoLa Croixdẫn lời ĐHY Lorenzo Baldisseri, Tổng thư ký THĐGM nhận định về phương pháp làm việc mới: “Các nghị phụ tham gia tích cực hơn, tranh luận trực tiếp và tức thời hơn”. Các nghị phụ được phân chia theo các nhóm ngôn ngữ (các tiểu ban thảo luận) ở giai đoạn hai của THĐGM, sau phần đầu gồm các phiên họp toàn thể và phát hành bản tường trình giữa kỳ.

Phần thảo luận trong các tiểu ban sẽ dựa vào những chủ đề khác nhau tùy theo mỗi tuần, trong ba tuần diễn ra THĐ. Ba chủ đề này lấy lại các chủ đề của tài liệu làm việc (Instrumentum laboris) dựa trên các kết luận của THĐGM năm ngoái và những câu trả lời bản câu hỏi, gồm các phần như sau: “lắng nghe những thách đố của gia đình”, “phân định ơn gọi gia đình”và “sứ mạng gia đình ngày nay”.

Hội nghị đã “đánh cược” khi ưu tiên cho thảo luận nhóm để đối chiếu ý kiến (carrefours), với 13 nhóm, mỗi nhóm gồm 15-20 thành viên là các giám mục, chuyên gia và dự thính viên. Trong mỗi tiểu ban, việc bàn thảo có thể vừa chuyên sâu, vừa năng động, tùy theo tâm tính của các tham dự viên. Nhiều vị có quan điểm khác biệt, thậm chí đối lập tùy theo các chủ đề, có thể tranh luận trực tiếp với nhau. Chẳng hạn trong nhóm nói tiếng Pháp, ĐHY Sarah, người Guinea có góc nhìn khác biệt với ĐHY Godfried Danneels và Đức cha Johan Bonny đều của Bỉ.

Tranh luận cũng khá “nóng bỏng” trong nhóm duy nhất nói tiếng Đức giữa ĐHY Walter Kasper, là thần học gia đã đề ra giải pháp dành cho các cặp ly dị tái hôn được rước lễ và đồng hương là ĐHY Gerhard Muller - Tổng trưởng Thánh bộ Giáo lý đức tin.

THIÊN LÂM

tin liên quan

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Ethiopia, một trong những quốc gia Kitô giáo lâu đời nhất thế giới
Ethiopia, một trong những quốc gia Kitô giáo lâu đời nhất thế giới
Ðức tin Kitô giáo được cho là đã du nhập vào Ethiopia trước châu Âu, dù chỉ sớm vài năm theo ghi chép trong một số cổ thư.
Nữ tu Brazil trở thành người cao tuổi nhất thế giới
Nữ tu Brazil trở thành người cao tuổi nhất thế giới
Nữ tu Inah Canabarro Lucas, người từng được Ðức Giáo Hoàng Phanxicô chúc lành vào năm 2018, đã trở thành người cao tuổi nhất thế giới.
Ðức Giáo Hoàng kêu gọi xóa nợ cho các nước nghèo
Ðức Giáo Hoàng kêu gọi xóa nợ cho các nước nghèo
Nhân dịp đầu năm 2025, Đức Phanxicô đã kêu gọi giới lãnh đạo chính trị trên toàn cầu hãy làm gương tốt bằng hành động xóa hoặc giảm nợ đáng kể cho những quốc gia nghèo nhất thế giới.
Ethiopia, một trong những quốc gia Kitô giáo lâu đời nhất thế giới
Ethiopia, một trong những quốc gia Kitô giáo lâu đời nhất thế giới
Ðức tin Kitô giáo được cho là đã du nhập vào Ethiopia trước châu Âu, dù chỉ sớm vài năm theo ghi chép trong một số cổ thư.
Nữ tu Brazil trở thành người cao tuổi nhất thế giới
Nữ tu Brazil trở thành người cao tuổi nhất thế giới
Nữ tu Inah Canabarro Lucas, người từng được Ðức Giáo Hoàng Phanxicô chúc lành vào năm 2018, đã trở thành người cao tuổi nhất thế giới.
Ðức Giáo Hoàng kêu gọi xóa nợ cho các nước nghèo
Ðức Giáo Hoàng kêu gọi xóa nợ cho các nước nghèo
Nhân dịp đầu năm 2025, Đức Phanxicô đã kêu gọi giới lãnh đạo chính trị trên toàn cầu hãy làm gương tốt bằng hành động xóa hoặc giảm nợ đáng kể cho những quốc gia nghèo nhất thế giới.
Nữ Tổng trưởng đầu tiên của Vatican
Nữ Tổng trưởng đầu tiên của Vatican
Đức Giáo Hoàng Phanxicô ngày 6.1 đã bổ nhiệm nữ tu Simona Brambilla, 60 tuổi, dòng Thừa sai Consolata, làm Tổng trưởng Bộ Các Tu hội đời sống thánh hiến và Tu đoàn Tông đồ.
Toraja đón nhận kiệt tác kiến trúc tôn giáo mới
Toraja đón nhận kiệt tác kiến trúc tôn giáo mới
Giáo hội Công giáo tại Indonesia đã khánh thành nhà thờ Sancta Familia (Thánh Gia) tại vùng đất cao nguyên Toraja, Nam Sulawesi. Ngôi thánh đường độc đáo này nhanh chóng trở thành tâm điểm chú ý nhờ thiết kế kiến trúc độc đáo và ý nghĩa sâu sắc.
Đừng lãng phí thực phẩm
Đừng lãng phí thực phẩm
Đức Hồng y Stephen Chow, Giám mục Hồng Kông, đã đưa ra một quan điểm sâu sắc về lãng phí thực phẩm, liên kết vấn đề này với phẩm giá của sự sống và trách nhiệm đạo đức của con người.
Hy vọng và tình yêu thương ở Nhà Ân Sủng
Hy vọng và tình yêu thương ở Nhà Ân Sủng
Đức cha Francis Xavier Vira Arpondratana, Giám mục giáo phận Chiang Mai, khai mạc Năm Thánh 2025 tại nhà thờ Chánh tòa Thánh Tâm Chúa Giêsu, đã nói đến sứ mệnh của Kitô hữu là mang đến niềm hy vọng cho trẻ em kém may ở Thái Lan
Sứ điệp cho Đại học Bethlehem
Sứ điệp cho Đại học Bethlehem
Trong sứ điệp gởi đến Đại học Bethlehem mới được công bố, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã mời gọi các sinh viên của trường hãy phó thác tất cả cho Chúa Giêsu.
Ðức Giáo Hoàng cầu nguyện cho nạn nhân tai nạn máy bay Hàn Quốc
Ðức Giáo Hoàng cầu nguyện cho nạn nhân tai nạn máy bay Hàn Quốc
Trong buổi đọc Kinh Truyền Tin vào ngày 29.12, Đức Phanxicô đã cầu nguyện cho các nạn nhân và những gia đình có thân nhân thương vong trong thảm họa hàng không xảy ra cùng ngày tại Hàn Quốc