Mối ưu tư của giáo lý viên

Mừng lễ Chân phước Anrê – Phú Yên, Ban Giáo lý giáo phận TPHCM đã có nhiều hoạt động, đặc biệt là “Tuần lễ giáo lý” với chủ đề“Giáo lý viên, những viên đá sống động xây dựng giáo hội/giáo xứ”. Dịp này, nhiều giáo lý viên (GLV) đã chia sẻ suy nghĩ trong công việc ý nghĩa này.

CHƯƠNG TRÌNH GIÁO LÝ THÍCH HỢP CHO NGƯỜI LỚN

Đỗ Duy Hùng (Giáo lý viên, Gx. Trung Chánh - TPHCM): Theo kinh nghiệm tại nhiều lớp giáo lý hôn nhân mà tôi có dịp hướng dẫn, đa số các bạn theo học lớp giáo lý dự tòng là do áp lực từ việc lập gia đình. Họ hầu hết là những người trẻ, còn đang bận rộn với nhiều công việc nên khó thu xếp cho những ngày học cố định. Tôi nghĩ nên tổ chức thành nhiều khóa trong một năm, hay học theo tín chỉ để phù hợp với nhịp sống ngày nay của giới trẻ. Về thời gian, khóa học 6 tháng là phù hợp, không nên cắt giảm cũng không nên quá dài tạo tâm lý dễ nản đối với các bạn dự tòng. Giáo phận cũng cần thống nhất một chương trình dạy giáo lý hôn nhân và tân tòng cho người lớn cũng như cập nhật những phương pháp dạy học hiện đại bằng hình ảnh sinh động và cụ thể hóa, mang lại sự gần gũi cho các bạn trẻ. Đồng thời các giáo xứ, giáo phận quan tâm hơn đến những GLV, đặc biệt là mở những khóa thường huấn để nâng cao trình độ và hiểu biết của đội ngũ này.

LÒNG NHIỆT THÀNH VỚI CÔNG VIỆC

Trương Sơn Ngọc (Xứ đoàn trưởng, Gx.Tân Phước - TPHCM):Để trở thành GLV, cần có lòng yêu trẻ và yêu mến Chúa, yêu mến Giáo hội. Tôi cảm nhận đó thực sự là một ơn gọi, một sứ vụ đặc biệt mà Chúa gửi đến. Công việc cũng đòi hỏi GLV bỏ thời gian nhiều hơn, chuẩn bị nhiều hơn cho các em thiếu nhi. Tuy thế, việc đào tạo bài bản lại mất nhiều thời gian nên không dễ gì đáp ứng. Mong sao các chương trình đào tạo ngắn gọn, cô đọng và gắn nhiều với thực tiễn để việc truyền đạt lại các kiến thức giáo lý đạt kết quả tốt nhất. Tôi tâm niệm rằng dẫu các chương trình huấn luyện có hoành tráng đến đâu, nhưng điều tiên quyết là sự hy sinh và nhiệt tâm nên cũng mong các anh chị khi dấn thân thì hãy gắng hết sức mình.

NHẸ NHÀNG THU HÚT THIẾU NHI

Nguyễn Thị Thu Lan (Giáo lý viên Gx Hạnh Thông Tây - TPHCM):Trong 10 năm dạy giáo lý, tôi thấy các em thiếu nhi hiện nay không quan tâm nhiều đến việc học giáo lý như các thế hệ trước. Đa số các em đều dành nhiều thời gian cho việc học ở trường lớp và sao nhãng việc học giáo lý. Vì vậy thách đố lớn nhất của chúng tôi chính là làm sao để các em yêu thích việc học giáo lý. Từ thực tế đó, chúng tôi cần đến sự hỗ trợ của các bậc phụ huynh trong việc khơi gợi trong các em sự yêu mến, quan tâm đến giáo lý. Ngoài ra, chương trình nên giảm thiểu bớt lý thuyết, dành nhiều thời gian cho các em sinh hoạt theo mô hình của phong trào Thiếu nhi Thánh Thể. Người dạy giáo lý cần phải lồng ghép các bài hát vào trong bài dạy giáo lý, tập cho các em múa cử điệu để các em cởi mở và hòa đồng hơn, qua đó, các em sẽ thấy việc học giáo lý thật nhẹ nhàng.

KHÓ KHĂN CỦA THỜI ĐẠI

Nguyễn Thị Thư Phượng (Gx Long Hòa – Giáo phận Phú Cường): Tôi dạy giáo lý được gần 4 năm và từng phụ trách lớp từ 10 – 15 tuổi hoặc nhỏ hơn, cũng có khi là lớp đồng cỏ non. Ở mỗi độ tuổi các em tiếp thu khác nhau, do đó, tôi cũng nương theo mà điều chỉnh phương pháp truyền đạt. Nơi tôi sinh hoạt là một giáo xứ nhỏ, điều kiện vật chất còn thiếu thốn, các gia đình khó khăn phải bươn chải cuộc sống nên phụ huynh ít quan tâm đến việc học giáo lý của con em mình. Khó khăn bước đầu chính là làm sao cho các em đến lớp đều đặn. Thứ nữa, vào thời buổi công nghệ, các trò chơi giải trí trên mạng cuốn hút các em hơn giờ học giáo lý nên người hướng dẫn phải làm sao để các buổi học trở nên sinh động hơn mới có thể thu hút trẻ. Để trở thành người giáo lý viên thực sự, tôi nghĩ mình không chỉ hướng dẫn các em về mặt tâm linh, mà bên cạnh đó còn phải là người anh người chị luôn chia sẻ, đồng hành bên cạnh mỗi em.

ĐIỀU CHỈNH THỜI GIAN DẠY

Phạm Hoàng Trung (GLV lớp Rước lễ 1-Gx Bùi Môn - TPCHM):Tham gia GLV nhiều năm nên hiện tại tôi đã quen và tự tin mỗi khi đứng lớp. Nhìn chung, tôi ít gặp khó khăn, trở ngại nào vì bản thân cũng phù hợp với đối tượng là các em nhỏ. Chỉ đôi lúc các em nghịch ngợm, không vâng lời thì thì mình răn đe bằng cách trừ điểm thi đua hay nhắc nhở. Có lẽ đó là vướng mắc chung của những người dạy giáo lý chứ không riêng gì tôi. Điều tôi muốn đề xuất góp ý là giáo xứ nên tăng thêm thời gian dạy và học để các em có thể xem phim, clip Kinh Thánh, chơi trò chơi,... Vì với 1 giờ/tuần tôi thấy không đủ để truyền tải kiến thức, cắt nghĩa giáo lý hay cho các em sinh hoạt. Nếu được thì mỗi buổi nên thêm 30 phút, như vậy người dạy sẽ thoải mái hơn, không bị cập rập.

KHẮC PHỤC CHỦ QUAN

Đào Văn Tuấn Thành (GLV Gx Thanh Đa - TPHCM):Trong việc soạn giáo án, nhiều GLV còn thụ động, dựa dẫm vào kiến thức, giáo án có sẵnvì thế khó giúp các em cảm nghiệm và gặp gỡ Chúa trong và qua giờ học giáo lý. Đây là điểm cần sớm khắc phục. Hiện tại xứ nhà của tôi cũng đã vận dụng phương pháp nghe nhìn giúp việc dạy giáo lý hữu hiệu hơn. Đây là một cách thức giúp đỡ cho cả người dạy và người học. Thêm vào đó, GLV tại giáo xứ cần có sự hiệp nhất, cùng thao thức và giúp nhau trong việc soạn giáo án, chia sẻ kinh nghiệm để việc giảng dạy giáo lý ngày càng thêm tốt đẹp.

tin liên quan

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Hát cộng đồng trong thánh lễ…
Hát cộng đồng trong thánh lễ…
Thánh nhạc là một thành tố trong phụng vụ. Những bài thánh ca góp phần không nhỏ giúp tín hữu hiệp thông, sốt sắng khi tham dự thánh lễ. Vì thế, việc hát cộng đồng ngày càng được cổ súy…
Cùng hướng về phía trước...
Cùng hướng về phía trước...
Ðức Tổng Giám mục Paul Richard Gallagher đến thăm Việt Nam từ ngày 9 đến 14.4.2024. Chuyến viếng thăm của vị Bộ trưởng Ngoại giao Vatican gợi lên nhiều hy vọng…
Ðặt tên cho đơn vị hành chính mới
Ðặt tên cho đơn vị hành chính mới
Trong tương lai không xa, việc sáp nhập và tái cơ cấu hành chính ở Việt Nam dự kiến sẽ tạo ra hơn 600 đơn vị hành chính xã mới. Mục tiêu của việc sáp nhập này là cải thiện hiệu quả quản lý nhà nước, thúc đẩy phát triển...
Hát cộng đồng trong thánh lễ…
Hát cộng đồng trong thánh lễ…
Thánh nhạc là một thành tố trong phụng vụ. Những bài thánh ca góp phần không nhỏ giúp tín hữu hiệp thông, sốt sắng khi tham dự thánh lễ. Vì thế, việc hát cộng đồng ngày càng được cổ súy…
Cùng hướng về phía trước...
Cùng hướng về phía trước...
Ðức Tổng Giám mục Paul Richard Gallagher đến thăm Việt Nam từ ngày 9 đến 14.4.2024. Chuyến viếng thăm của vị Bộ trưởng Ngoại giao Vatican gợi lên nhiều hy vọng…
Ðặt tên cho đơn vị hành chính mới
Ðặt tên cho đơn vị hành chính mới
Trong tương lai không xa, việc sáp nhập và tái cơ cấu hành chính ở Việt Nam dự kiến sẽ tạo ra hơn 600 đơn vị hành chính xã mới. Mục tiêu của việc sáp nhập này là cải thiện hiệu quả quản lý nhà nước, thúc đẩy phát triển...
Mặt trận Thành phố thăm hỏi các gia đình bị cháy nhà ven kênh Tàu Hũ, quận 8
Mặt trận Thành phố thăm hỏi các gia đình bị cháy nhà ven kênh Tàu Hũ, quận 8
Trưa ngày 2.4.2024, bà Trần Kim Yến, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQVN TPHCM đã dẫn đầu đoàn công tác đến thăm hỏi, chia sẻ, động viên 9 hộ bị ảnh hưởng trong hỏa hoạn vào tối 1.4.2024. Ðoàn đã trao kinh phí 55.000.000đ...
Giáo phận Hà Tĩnh gom pin đã qua sử dụng
Giáo phận Hà Tĩnh gom pin đã qua sử dụng
Ban Bác ái Xã hội giáo phận Hà Tĩnh vừa ra thông báo phát động chương trình thu gom pin đã qua sử dụng theo phạm vi từng giáo xứ, giáo hạt.
Sợ trách nhiệm
Sợ trách nhiệm
Chủ đề “sợ trách nhiệm” đang trở thành một điểm nóng được thảo luận rộng rãi từ nghị trường đến vỉa hè.
Vỉa hè Hà Nội vẫn còn nhiều thách thức
Vỉa hè Hà Nội vẫn còn nhiều thách thức
Việc giải quyết tình trạng lấn chiếm vỉa hè ở Hà Nội xem ra vẫn còn nhiều khó khăn.
Các hội đoàn giáo dân đang hiệp hành thế nào?
Các hội đoàn giáo dân đang hiệp hành thế nào?
Ở Việt Nam hiện nay có trên dưới 30 phong trào tông đồ giáo dân. Tùy từng giáo phận mà các hội đoàn hiện diện nhiều hoặc ít, song những phong trào này đang ngày càng có nhiều đóng góp dựng xây Giáo hội địa phương và xã hội.
Những cảm xúc khi dõi theo sự Thương Khó của Chúa
Những cảm xúc khi dõi theo sự Thương Khó của Chúa
Trong Tuần Thánh, các tín hữu khắp nơi một lần nữa được nghe lại trình thuật cuộc Thương Khó của Ðức Giêsu dưới nhiều hình thức, trong đó phổ biến nhất là nghe đọc Phúc Âm và đi đàng Thánh Giá.