Truyền giáo và Lời Chúa hứa: “Thầy sẽ ở lại với các con...”

Trước khi về trời, Chúa Giêsu đã truyền dạy các tông đồ hãy đi rao giảng Tin Mừng cho mọi dân tộc. Rồi Ngài hứa: “Thầy sẽ ở lại với các con mọi ngày cho đến tận thế” (Mt 28,20).

Lời hứa đó gởi cho cộng đoàn truyền giáo, chứ không phải bất cứ cộng đoàn nào. Cũng vì thế, lời hứa của Chúa Giêsu đã được thực hiện trong các hoạt động mang tính cách truyền giáo. Có sáu trường hợp sau đây:

phucvu.jpg (286 KB)

1. Khi phục vụ những kẻ nghèo khó, bé nhỏ, chúng ta sẽ gặp Chúa Giêsu hiện diện. Xin đọc Phúc Âm thánh Matthêu, đoạn 25: “...  Hỡi những kẻ được Cha Ta chúc phúc, hãy đến mà nhận lấy nước thiên đàng đã sắm cho anh em, từ lúc tạo thành trời đất. Vì khi Ta đói, anh em đã cho ăn; khi Ta khát, anh em đã cho uống… Chúa phán cùng họ: Ta bảo thật, mỗi lần anh em làm những sự ấy cho một kẻ hèn mọn trong anh em Ta, thì được kể như làm cho chính Ta vậy” (Mt 25, 31-40).

Vì Chúa Giêsu đã xác định rõ ràng như thế, nhiều cộng đoàn truyền giáo đã chọn việc phục vụ kẻ khó nghèo và yếu đuối là hoạt động ưu tiên số một. Phục vụ kẻ nghèo hèn yếu đuối không phải chỉ là cho đi, mà còn chia sẻ thân phận của họ. Khi hoạt động bác ái như vậy, người truyền giáo đã gặp được Chúa Giêsu, và kẻ nghèo hèn yếu đuối đã gặp được Tin Mừng.

2. Khi đón nhận những người được sai đi truyền giáo, chúng ta gặp được Chúa Giêsu hiện diện. Xin đọc Phúc Âm thánh Matthêu, đoạn 10: ...  Ai tiếp đón chúng con là tiếp đón Thầy. Ai tiếp đón Thầy là tiếp đón Ðấng đã sai Thầy. Ai tiếp đón một tiên tri vì là tiên tri thì sẽ được phần thưởng tiên tri. Ai tiếp đón người công chính vì là công chính thì sẽ được phần thưởng người công chính. Và ai cho một trong những người bé mọn này, dù chỉ một chén nước lã, vì người ấy là môn đệ Thầy, thì Thầy bảo thật, kẻ ấy chẳng mất phần thưởng” (Mt 10, 38-42).

Lời Chúa trên cho thấy bất cứ ai, từ người tiên tri, người công chính đến người kém tài kém đức kể như kẻ bé mọn, khi là môn đệ Chúa được sai đi, đều được Chúa hiện diện.

Nếu mình mong muốn được đón nhận vì mình là môn đệ Chúa có Chúa hiện diện, thì mình cũng phải biết đón nhận và biết cộng tác với những người khác cũng là môn đệ Chúa và có Chúa ở cùng họ. Những môn đệ Chúa, những người truyền giáo loại trừ nhau vì lý do đạo đức hẹp hòi, sẽ chỉ là một phản chứng cho việc truyền giáo.

3. Khi tha thứ, chúng ta sẽ gặp được Chúa hiện diện. Phúc Âm theo thánh Matthêu thuật lại chuyện có một người đầy tớ mắc nợ với Vua, được Vua thương tha nợ cho anh. Nhưng anh đầy tớ này lại khước từ một người bạn mắc nợ anh chỉ một số tiền nhỏ. Nghe tin, Vua rất buồn phiền, đòi tên đầy tớ độc ác kia lại bắt giam. Ðoạn Phúc Âm này (Mt 18, 23-35) cho thấy khi chúng ta không tha thứ cho kẻ khác là xúc phạm đến chính Chúa. Trái lại, khi tha thứ, sẽ gặp được Chúa đến tha thứ cho chúng ta.

Sự tha thứ có Chúa hiện diện không chỉ đóng khung trong những trường hợp tha thứ khi mình bị xúc phạm, mà còn phải mở sang những trường hợp bao dung, biết kính trọng những khác biệt.

Tấm lòng bao dung, khả năng phục vụ, khả năng tha thứ, khả năng biết quy tụ những khác biệt trong tình hiệp nhất yêu thương, đó là những dụng cụ được trọng dụng để truyền giáo trong xã hội Việt Nam hôm nay.

4. Khi cầu nguyện chung với nhau, chúng ta sẽ gặp Chúa hiện diện. Xin đ?c Ph?c ?m th?nh Matth?u, ?o?n 6:?ọc Phúc Âm thánh Matthêu, đoạn 6: ... Thầy bảo thật các con. Nếu có hai người trong các con hợp ý với nhau mà xin bất cứ sự gì, thì Cha Thầy ở trên trời sẽ ban cho họ. Vì ở đâu có hai hay ba người họp nhau vì danh Thầy, thì Thầy ở giữa họ” (Mt 6, 19-20).

Nếu những người truyền giáo cùng nhau cầu nguyện theo nội dung “Kinh Lạy Cha” Chúa Giêsu đã dạy, thì họ có quyền tin rằng: Chúa Giêsu hiện diện trong những lời cầu của họ. Cầu xin bất cứ sự gì tốt, hợp ý Chúa. Ðiều luôn luôn được kể là tốt và hợp ý Chúa, mà cộng đoàn truyền giáo thường cùng nhau cầu xin, đó là biết phấn đấu với chính mình. Bởi vì họ biết kẻ thù đáng ngại nhất của người truyền giáo không phải người nọ, thế lực kia, mà chính là cái tôi xấu trong chính mình họ, một cái tôi mà thánh Phaolô đã khiêm nhường diễn tả một cách chân thành và bi đát: “… Trong thâm tâm tôi, tôi vốn yêu mến lề luật Chúa. Nhưng tôi thấy xuất hiện trong tôi một lề luật khác, chống đối lề luật nơi lương tâm tôi và lôi cuốn tôi sa vào cạm bẫy của tội lỗi trong mình tôi” (Rm 7, 19-23).

5. Khi bị khổ đau vì truyền giáo, chúng ta cũng sẽ gặp được Chúa Giêsu hiện diện. Xin đ?c Ph?c ?m th?nh Matth?u, ?o?n 10: ọc Phúc Âm thánh Matthêu, đoạn 10: ... Khi bị bắt giam, chúng con đừng lo phải nói thế nào, nói điều gì, vì chính lúc ấy chúng con sẽ được cho biết phải nói những gì. Không phải chúng con nói, mà là Thánh Linh của Chúa Cha nói trong chúng con” (Mt 10, 19-20).

Nên hiểu những cảnh giam cầm và khổ đau của người truyền giáo không đơn thuần chỉ do những kẻ ghét đạo chủ tâm, mà cũng có thể do chính nội bộ Hội Thánh gây nên. Ngay thời thánh Phaolô, cảnh đau buồn đó đã xảy ra, khiến ngài đau đớn. Trong thư thứ II gởi Timôtê, thánh Phaolô đã nói lên phần nào nỗi buồn sâu sắc của ngài trước một tình hình nội bộ sa sút: “Ông hãy nhớ điều này, trong những ngày cuối cùng sẽ có những thời kỳ khó khăn. Người ta sẽ trở nên những kẻ ích kỷ, tham lam, khoe khoang, kiêu ngạo, vu khống, bất phục tùng cha mẹ, vô ơn và gian ác, dửng dưng, gian dối, gièm pha, sa đọa, dữ tợn, bất nhân, phản bội, ngổ ngáo, ham mê chơi bời hơn là kính mến Chúa. Chỉ có vẻ đạo đức bề ngoài, nhưng thực ra chẳng có nhân đức gì” (2 Tm 3,1-5).

Khi bị khổ đau thực sự vì truyền giáo, dù do bất cứ nguyên do nào, mà không kiêu căng thù ghét, chúng ta tin chắc chắn Chúa Giêsu hiện diện trong những hoàn cảnh khổ đau của chúng ta.

6. Khi truyền giáo, dạy cho tha nhân giữ những điều Chúa Giêsu đã truyền, chúng ta gặp được Ðức Kitô hiện diện. Phúc Âm thánh Matthêu cho thấy lời dặn của Đức Giêsu: … Các con hãy đi giảng cho mọi dân và hãy làm phép rửa cho họ: Nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Hãy dạy họ giữ những điều Thầy đã dạy cho các con. Phần Thầy, Thầy sẽ ở lại với các con mọi ngày cho đến tận thế” (Mt 28,18-20).

Ðiều quan trọng nhất Chúa Giêsu đã truyền lại cho các môn đệ, là giới luật yêu thương. Truyền giáo bằng việc thực thi rộng rãi giới luật yêu thương; bằng việc cổ võ lòng bao dung, hiếu thảo; bằng việc xây dựng tinh thần phục vụ kính trọng con người; bằng việc gắn bó với những giá trị cao quý của Dân Tộc, đồng hành với lịch sử đi lên của Ðất Nước, thiết tưởng đó là những hoạt động có Chúa hiện diện.

Kinh nghiệm truyền giáo mấy chục năm qua cho thấy: Những nơi truyền giáo thành công là những nơi truyền giáo bằng tình thương phục vụ. Không gì phản Phúc Âm cho bằng truyền bá Phúc Âm bằng những hoạt động gọi là tôn giáo, nhưng lại thiếu tình người, thiếu công bình bác ái, khiêm nhường.

Giám mục GB. Bùi Tuần (+)

 

Từ khoá:
Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Một thoáng kiểm tra vẻ đẹp “khiêm nhường”
Một thoáng kiểm tra vẻ đẹp “khiêm nhường”
Có tài đức mà vẫn khiêm nhường. Có địa vị mà vẫn khiêm nhường. Có trí thức mà vẫn khiêm nhường. Ðược khen hay bị chê, họ vẫn bình tĩnh khiêm nhường.
Cảm nghiệm về Chúa
Cảm nghiệm về Chúa
Những tôn giáo quá nghiêng về lý trí đang đổ vỡ thê thảm, đang khi những tín ngưỡng đưa con người đến những cảm nghiệm thiêng liêng lại trở nên hấp dẫn lạ lùng. Ðó là nhận định của một số nhà quan sát tôn giáo và xã hội.
Con đường hạt lúa
Con đường hạt lúa
Người môn đệ Chúa Giêsu là mọi tín hữu. Nhưng ở đây, danh từ này được giới hạn cho những ai dấn thân đi theo Chúa Giêsu một cách đặc biệt, để mở mang Nước Trời.
Một thoáng kiểm tra vẻ đẹp “khiêm nhường”
Một thoáng kiểm tra vẻ đẹp “khiêm nhường”
Có tài đức mà vẫn khiêm nhường. Có địa vị mà vẫn khiêm nhường. Có trí thức mà vẫn khiêm nhường. Ðược khen hay bị chê, họ vẫn bình tĩnh khiêm nhường.
Cảm nghiệm về Chúa
Cảm nghiệm về Chúa
Những tôn giáo quá nghiêng về lý trí đang đổ vỡ thê thảm, đang khi những tín ngưỡng đưa con người đến những cảm nghiệm thiêng liêng lại trở nên hấp dẫn lạ lùng. Ðó là nhận định của một số nhà quan sát tôn giáo và xã hội.
Con đường hạt lúa
Con đường hạt lúa
Người môn đệ Chúa Giêsu là mọi tín hữu. Nhưng ở đây, danh từ này được giới hạn cho những ai dấn thân đi theo Chúa Giêsu một cách đặc biệt, để mở mang Nước Trời.
Tứ Chung
Tứ Chung
Tháng 11 hằng năm, tại Giáo hội Việt Nam, thói quen cầu nguyện cho các người đã qua đời vốn được thực hiện sốt sắng. Nhân dịp này, suy nghĩ về Tứ Chung dưới ánh sáng đức tin là một cách mỗi tín hữu dọn mình.
Khởi đầu  cho một cuộc sống khác
Khởi đầu cho một cuộc sống khác
Tháng 11 hằng năm, phụng vụ kêu gọi người đang sống hãy nghĩ đến người đã chết. Kêu gọi này rất hợp với tâm lý người Công giáo Việt Nam. Vì thế, trong tháng 11 này, khắp nơi, sẽ có những buổi cầu nguyện cho những người đã qua đời....
Ðạo và đức
Ðạo và đức
Hiện nay, trong nhiều lãnh vực xã hội, đồng bào Việt Nam để ý nhiều đến người đạo đức, mặc dầu người tài người giỏi vẫn được quý trọng.
Truyền giáo và Lời Chúa hứa: “Thầy sẽ ở lại với các con...”
Truyền giáo và Lời Chúa hứa: “Thầy sẽ ở lại với các con...”
Trước khi về trời, Chúa Giêsu đã truyền dạy các tông đồ hãy đi rao giảng Tin Mừng cho mọi dân tộc. Rồi Ngài hứa: “Thầy sẽ ở lại với các con mọi ngày cho đến tận thế” (Mt 28,20).
Nhân tháng Mân Côi nhớ lời Ðức Mẹ nhắn nhủ
Nhân tháng Mân Côi nhớ lời Ðức Mẹ nhắn nhủ
Thế giới đang đi vào một hoàn cảnh nghiêm trọng. Nghiêm trọng nhất là bệnh tình của tâm hồn con người: Lỗi lầm cá nhân tăng. Suy thoái đạo đức tăng
Đạo lý lành mạnh
Đạo lý lành mạnh
Người rao giảng đạo lý lành mạnh cần phải chuyên cần học hỏi. Nơi Sách Thánh, nơi Lời Ðức Giêsu Kitô, nhờ đặc sủng, nhờ kết hợp với Ðức Giêsu Kitô và ánh sáng Chúa Thánh Thần.